TIN TỨC
  • Truyện
  • Biển của những đời khác | Trần Hoài

Biển của những đời khác | Trần Hoài

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-18 06:20:45
mail facebook google pos stwis
1299 lượt xem

 CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

TRẦN HOÀI

Mãi đến hôm qua nhà quản lý mới cho mở cửa đường hầm mà không thu phí, thì mấy ngàn người lập tức phóng xe máy vụt vào đó, chạy trốn trận đại dịch vi-rút đang đuổi cận sau lưng. Trong phút chốc đường hầm há miệng nuốt chửng đoàn người đèo díu nhau có cả trẻ con. Anh chạy trên chiếc Wave cũ rích xộc xệch giữa đoàn. Nàng ôm anh, áp ngực gầy vào lưng anh mềm quá. Anh vòng tay trái ra sau, nắm lấy bàn tay nàng cũng gầy như thế. Tiếng động cơ quá lớn làm nàng không thể nghe tiếng hét của anh: “Em yêu, tiến lên!”. Nàng cũng hét to vào tai anh: “Dừng lại cho em cởi áo mưa”. Ừ, còn mưa đâu nữa? Mưa gió tơi bời do cơn bão đến gần đã dừng lại ngoài kia. Và cũng hi vọng vi-rút bị chặn lại ở cửa đường hầm. Nhưng không dừng được, dòng xe máy như lũ quét, dừng là tai nạn ngay. Em ạ. “Nhưng em ẩm ướt quá. Em sắp bị rồi…”. “Vậy hả, thôi chịu khó đi em, ra khỏi đường hầm anh tìm nơi cho em tắm rửa”.

Ánh đèn pha xe máy quét lên thành bê tông xám xịt, có nhiều kẽ nứt và nước chảy ra thành dòng. Bóng đoàn người in hình trên đó, phóng to, thu nhỏ, loang loáng và rồi vang lên tiếng cười trẻ con trong đường hầm cực kỳ trong trẻo. Tiếng cười được đường hầm echo cộng hưởng, nghe rõ ràng mồn một và ngày càng át hẳn tiếng động cơ hàng ngàn chiếc xe máy hùa nhau rống lên thảm thiết.

“Đó là tiếng cười trong bài hát Nụ cười, nhạc Nga, anh ạ. Không phải tiếng cười người thật đâu. Em đã nghe nó khi còn bé tí, bố em từ biên giới về mang theo chiếc radio. Em đi học về là ôm lấy nó nghe hết tin tức thời sự của người lớn rồi đến chương trình ca nhạc thiếu nhi. Em nghe bài hát “Nụ cười” lần đầu tiên là 17 giờ 30 phút ngày 15/6/1988. Khi đó em đã cười theo tiếng cười trong bài hát”. “Bây giờ em cười lại như xưa được không?”. “Làm sao được? Em… già rồi!”. Bài hát này anh cũng đã từng nghe qua radio. “Nhưng sao không có tiếng hát mà chỉ có tiếng cười thôi? Em?”. “Anh quên người ta nói đường hầm kỳ bí à? Mà này, anh viết lại đó à”.

“Ừ, làm sao mà anh không viết lại được. Bao nhiêu là chuyện”. “Có gì hay đâu?”. Nàng đến sau lưng anh, vòng tay ôm anh, hai bàn tay mềm áp lên ngực anh mềm mại, và ngực nàng vẫn thế, gầy quá. Bên kia bàn viết, phía ngoài cửa sổ là biển mùa đông xám xịt. Sóng biển bọt đục trắng ngà pha lẫn màu đất đỏ trào lên từng đợt cùng gió âm u thổi dàn dạt dọc bờ cát. Bờ biển vòng cung có rất nhiều mộ gió. Gió thổi qua mộ gió phát lên âm thanh như tiếng động cơ hàng ngàn chiếc xe máy đang ào ào tiến lên. Nàng vuốt ve từng ngón bàn tay anh. “Rồi câu chuyện sẽ đến đâu, rồi anh có kết thúc được không?”. “Chúng ta đang đi qua một đường hầm em ạ. Và anh đang chở em đằng sau chiếc Wave”. “Ôi, chiếc xe Wave, nó vẫn còn chạy được hả anh?”. “Chạy chứ, em không cảm nhận được sao, chúng ta đang chạy qua đường hầm, em không nghe tiếng gió rít bên tai sao?”. “Tiếng gió như qua mộ gió”. “Ừ, ở đó ta đã hôn nhau”. “Nhưng vào đường hầm để làm gì anh, rồi ta đi đâu?”. “Anh không biết”.


Giai điệu không gian – tranh sơn dầu – Đào Anh Khánh.

Đúng như vậy. Khi anh bắt đầu một câu chuyện đều không biết rồi nó sẽ dẫn anh đến đâu, về đâu, hay là sự kết thúc của nó có thực sự được kết thúc được không? Khi bắt đầu một câu chuyện là lập tức nhen lên trong lòng anh một khát khao nó phải được kết thúc. Phải được dừng lại. Một câu chuyện sẽ không phải là câu chuyện nếu như nó không được kết thúc. Vì thế nên sự kết thúc luôn dày vò, thôi thúc và thách thức anh. Không giống như những câu chuyện của Milan Kundera, anh đã đọc và thấy nó đều được bắt đầu một kiểu gì đó như là không bắt đầu, và kết thúc của ông ấy đều như kiểu không kết thúc. Kundera trong “Những di chúc bị phản bội”, ông đóng vai một người đọc siêu đẳng. Frant Kafka cũng vậy, chuyện của ông đâu đã được kết thúc. Nhờ Kafka bị phản bội ta mới biết những câu chuyện chưa bao giờ kết thúc đó vẫn hàng ngày được đọc, được kể, mà nhẽ ra chúng đã bị thiêu hủy. Nhưng không ai cần điều đó cả và họ mặc nhiên chấp nhận “Lâu đài”, “Vụ án”, “Hóa thân” và nhiều cái khác của Kafka đã là một trọn vẹn hoàn hảo, không ai cần kể thêm, viết thêm bất cứ một lời nào nữa. Mỗi câu chuyện là một con đường, ta có thể nhập vào con đường đó từ bất cứ nơi nào, đầu, cuối, ở giữa hay là chạy theo nó bằng một con đường song song khác.

“Viết, có phải là kể chuyện hay không? Anh? Những thôi, hãy nói em nghe, chúng ta vào đường hầm để làm gì?”. “Cứ đi thôi em, nào tiến lên!”. “Nhưng dừng lại một chút đã anh, em cần phải… Em bị rồi”. “Ừ nhỉ, anh quên mất”.

Họ dừng lại ở nơi vị trí cứu nạn đường hầm được mở rộng. Ánh sáng nhập nhoạng, từng đoàn xe máy vẫn phóng qua rũ rượi, chỉ có âm thanh hàng ngàn động cơ một xi-lanh 4 kỳ. Anh giăng tấm ni lông che cho nàng thay băng vệ sinh. Từ sau tấm ni lông đó, nàng lục đục: “Không biết tại sao em lần này ra nhiều quá”. “Chắc là do di chuyển nhiều đó em”. “Mà anh ơi, ở đây có đường ra biển”. Nàng kéo tay anh hạ tấm ni lông xuống, hiện ra một nhánh đường hầm nhỏ dài chừng 30m kéo dài từ chân nàng dẫn ra và nhìn thấy mặt biển. Đó là biển mùa hè xanh ngắt, mặt nước và bầu trời cùng một tông màu xanh dương rất khó phân biệt, như một mộng ảo êm đềm mà mỗi khi ta ngủ mơ thì thường có cảm giác thoáng qua, nhưng ngay trong cơn mơ ấy ta luôn mong được trôi đi trong cảm giác đó thật lâu.

Gió biển thổi vào mang hơi nước ấm áp. “Ta ra biển đi anh”. “Không được em ạ, ta đang trong đường hầm. Ta đang ở giữa mùa đông. Đó chỉ là ảo ảnh, em đừng tin”. “Không phải ảo ảnh đâu”. Nàng vội nói rồi đi lần theo nhánh đường hầm. Anh bước theo, nắm lấy những ngón tay nhỏ nhắn của nàng. Không phải ảo ảnh. Biển thật. Và đúng là biển mùa hè ấm áp. Nền đường hầm nhánh thi công sơ sài, mấp mô những mô đá làm nàng vấp vào chúng liên tục. Anh đỡ nàng khỏi ngã, tấm thân hơi lạnh nhưng đầy phấn chấn. Nhưng họ đành phải dừng lại vì ngoài cửa nhánh đường hầm là vách đá thẳng đứng, muốn đi thêm chỉ còn cách bay. Hoàn toàn không phải ảo ảnh. Đó. Biển ngoài kia vẫn là một bờ biển mùa hè ấm áp. Những vạt hoa muống biển tím đến nôn nao và bãi cát trắng phau rộng rênh. Dường như đó là biển của một cuộc đời khác chứ không phải là của cuộc đời anh và nàng.

“Anh định thế nào? Rồi anh và em có ra được bờ biển mùa hè đó không?”. “Em muốn vậy à?”. “Vấn đề không phải là anh muốn hay em muốn. Chúng ta đâu muốn gì được đúng không, anh từng nói thế đấy”. “Vấn đề là chúng ta đang ở trước biển mùa đông, ở trong đường hầm và đang chạy trốn, cứ cho là như thế”. Nàng đặt lên bàn viết của anh một cốc cà phê sữa. Cái váy màu xanh cổ vịt của nàng bồng bềnh những nếp gấp làm cho anh liên tưởng từng tấm ván cốp-pha đổ bê tông sắp đặt lại với nhau. Một lần nào đó, một tấm ván cốp-pha rời ra từ trên trần và rơi trúng đầu anh. Anh ngã xuống ngất đi trong một khoảng thời gian mà không ai biết dài hay ngắn. Đường hầm đang thi công hối hả cho kịp tiến độ. Rồi anh tỉnh dậy dò dẫm trong bóng tối đen đặc do người ta đã tắt hệ thống chiếu sáng phục vụ thi công, ra được ngoài cửa đường hầm thì chỉ còn tia nắng cuối cùng chiếu lên khuôn mặt người kỹ sư công trình trẻ tuổi là anh. Chút ánh sáng thần thánh đó đã xóa cho anh cảm giác đơn côi, lạc loài đến vô tận. Và anh nghĩ rằng nếu nàng bắt gặp, nhìn thấy anh lúc đó, nàng sẽ… hôn anh. Sự chạm vào của da thịt và nhất là sự chạm của những đôi môi người khác gì tia nắng mặt trời cuối cùng của ngày hôm đó, đều xóa cho nhau cảm giác lạc loài và tái ý thức bản thân mình tồn tại như một sự tồn tại. Nàng sẽ tới hôn anh bởi vì đó là điều hợp lý nhất của tình thế và chi tiết. Mà khi đó thì em ở đâu? “Em ở trong tưởng tượng của anh”, nàng cười. “Thôi em ra biển đây”.

Hai người tiếc nuối rời cửa đường hầm mà trước mặt đang là một vùng biển mùa hè hấp dẫn, trở lại nổ máy chiếc Wave và nhập vào đoàn người xe máy tiến lên. Động cơ rú lên. Mùa đông và cơn bão, cùng dịch bệnh đã ở lại sau lưng, phía Nam chân đèo, còn trước mặt họ là một mùa hè rực rỡ đang chờ đón. “Ngày nhộn nhịp về trên khu phố. Có cô em tung tăng, đôi môi cười hoa thắm. Và mặt trời của miền nhiệt đới...”. Không biết nàng có nghe được tiếng huýt sáo bài hát của anh, có thể thoát ra từ hai lớp khẩu trang đang bịt kín trên khuôn mặt anh và nàng giữa rền rỉ tiếng động cơ xe máy. “Chỉ một lần nhìn vào đôi mắt... Anh muốn được cùng em, về vùng biển vắng”.

Sau lưng anh nàng bất chợt nóng lên, đôi vú mềm đang áp vào lưng anh chợt lỏng ra. Nàng ghé vào tai anh hổn hển “Em khó thở quá anh ạ, cho em ra biển đi anh”. “Chịu khó đi, ở đây không có đường ra”. “Hay là quay lại chỗ nhánh đường hầm lúc nãy đó anh”. “Không được, quay lại là chết em ơi!”. “Em mệt lắm”. Anh vặn mạnh tay ga, chiếc xe Wave giật lên phóng đi. Anh muốn nhanh chóng đưa nàng “về vùng biển vắng”. Ừ nàng nói đúng, chỉ có ở biển mới thở dễ dàng được. Chỉ cần ra khỏi đường hầm sẽ bắt gặp một vịnh biển đẹp mê hồn. Ở đó có một làng phong cùi. Những người bệnh từ thế kỷ trước vẫn còn sống mãi đến bây giờ. Cơ thể họ rụng dần từng phần xương thịt, nhưng họ không dễ chết, ngược lại họ vẫn sống dai dẳng, vẫn cười nói và vẫn làm thơ “Trăng trăng trăng là trăng trăng trăng”. “Ai mua trăng tôi bán trăng cho”. Hàn Mặc Tử đấy, ông ấy vẫn còn sống trong làng phong cùi vịnh biển đó em! “Sao anh lại nói với em điều đó?”. “Vì anh có ý định đến thăm ông ấy”. “Thôi anh, chỉ cần ra đó cho em thở thôi”. Nhưng đường hầm này sao dài thế? Hình như đã nhiều ngày trôi qua rồi. Ngày này qua ngày khác. Không có mặt trời nên không thể phân định được thời gian. Anh phanh gấp lại và dạt vào vách tường hầm. Trước anh có một người phụ nữ ngã xe, chiếc Dream tàu cũ rích trượt dài tóe lửa. Hai đứa bé cùng hành lý lăn lông lốc trên mặt đường. Anh chạy đến, người đàn bà đã tắt thở, còn hai đứa bé khóc toáng lên vang động cả đường hầm. Đoàn người vẫn vụt qua. Anh hì hụi tháo tấm ni lông trải trên mặt đường, kéo xác người đàn bà lên đó, che mặt cho chị bằng chiếc mũ mềm của nàng. “Ta đưa hai bé đi cùng em nhé”. “Anh quên em đã phát bệnh rồi à? Em đang sốt và khó thở đây này”. “Nhưng làm sao bây giờ?”. Anh và nàng đứng ra giữa đường hầm giơ tay chặn đoàn người đang điên cuồng phóng xe: “Đừng đến gần, chúng tôi đã nhiễm vi-rút, làm ơn đưa hai đứa bé này ra khỏi đường hầm, mẹ của chúng chết rồi. Hãy làm ơn giúp chúng tôi!”. Sau cùng có một người đàn ông đi xe Airblade dừng lại: “Chúng mày gây tai nạn hả?”. “Ông nghĩ thế cũng được, nhưng hãy đưa hai bé này ra khỏi đường hầm và báo cho nhà chức trách”. “Chúng mày phải chịu trách nhiệm, đưa giấy tờ tùy thân đây. Không được đến gần tao, đặt giấy chứng minh thư xuống đất và biến đi”. Anh rút giấy chứng minh thư đặt xuống đất. Tấm ảnh chân dung anh trên đó nhìn thẳng vào mắt anh giễu cợt. Người đàn ông nhặt tấm giấy, ôm hai đứa bé đặt lên yên xe, rồi chậm rãi phóng đi. “Chúng ta sẽ sinh con, anh ạ. Em thích nhiều con”. “Nào, tiến lên!”.

Trong “Đời nhẹ khôn kham”, Milan Kundera đã để cho Tomas và Tereza gặp nhau, cưới nhau, lấp đầy rồi chia cắt nhau với hàm ý mỗi lựa chọn đó của họ và cả tuyến nhân vật phụ đều là duy nhất và không thể lặp lại hay sửa chữa. Rằng thế là thế đấy. Kundera hoàn toàn không kể câu chuyện đó, mà ông trình nó ra bằng cách chui sâu vào trong tâm tưởng từng nhân vật, ông hối thúc các nhân vật hành động, phát ngôn, thậm chí, ông hối thúc họ yêu đương căm giận, và thậm chí là làm tình với nhau. Vì thế, anh cảm giác rằng cuốn sách của ông, có vẻ còn hiện thực hơn cả hiện thực. “Hơn cả hiện thực là một thực tại khác đó anh ạ”. “Nhưng chúng ta cần gì hiện thực nếu như nó quá khô cằn? Chúng ta cần hiện thực như là một phương cách sống, giống như một nơi nào đó có thể trốn tránh điều gì đó mà ta muốn. Nói tóm lại, hiện thực là cảm giác cho một cái tôi nào đó bất định”. “Thực tại của chúng ta đầy nghiệt ngã, nhưng không hề khô cằn. Nếu như vì sao đó mà anh không có được câu chuyện của mình, là do… ý trời!”. “Nếu vậy thì làm sao có em, khi đó em ở đâu?”. “Em không cần ở đâu hết, em ở đây sau lưng anh đây này, và em đang ốm, em cần thở, em cần không khí, em cần thuốc paracetamol. Em cần nước. Em cần băng vệ sinh!”. Nàng bỗng dưng lớn tiếng như đang giận anh thật sự.

Và rồi em vẫn ra được biển đó thôi. Không từ nhánh đường hầm vách đá thẳng đứng, mà anh thấy nàng từ từ bước xuống bờ cát trên những bậc tam cấp lát đá đen xanh. Chiếc váy màu xanh cổ vịt của nàng thật nổi bật trong khung cảnh ảm đạm mùa đông. Anh muốn nói một điều gì đấy về cái màu xanh cổ vịt đó. Nó gợi cho anh nhớ đến cái màu xanh rất đặc trưng có rất nhiều trong tác phẩm của họa sỹ Lê Bá Đảng trưng bày ở Huế mà anh đã xem đi xem lại nhiều lần, đó là màu xanh của một chút bầu trời, một chút nước biển và ngọc bích. Nào, biển nổi gió lên đi. Gió lướt qua từng ngôi mộ gió. Nàng bước đến một ngôi mộ, ngồi xuống bên cạnh, hái 1 bông hoa muống biển tím nôn nao. Nàng tiếp tục hái 2 bông, 3 bông và nhiều nữa cho thành một bó hoa tím ngắt. Anh nghĩ thầm, biển mùa đông không thể có hoa muống biển. Nếu hái được hoa ấy, chắc chắn phải vào mùa hè, hoặc đầu mùa thu… Thời gian bây giờ lộn xộn vậy sao? Anh muốn hỏi nàng điều ấy. Nhưng xa quá. Xa đến mức nàng nhỏ như một cọng hoa muống biển. Rồi nàng nằm xuống bên ngôi mộ gió hình như là mới đắp, gió lướt qua người nàng thổi trên từng nếp gấp chiếc váy rất đẹp. Nàng thở dốc và có lẽ hơi cười một chút rồi từ từ chìm hẳn vào trong ngôi mộ, và cả bó hoa muống biển. Từ bên cửa sổ anh nhìn thấy toàn bộ khung cảnh kỳ lạ đó mà không hề nghi ngờ gì hiện thực này, anh thấy hoàn toàn tự nhiên, trong khi lòng thật bình yên. Bởi vì anh nghĩ rằng chả có hiện thực nào khô cằn hay nghiệt ngã đến thế cả. Bởi vì tâm trí anh không thể nào chấp nhận được rằng cô ấy, người anh yêu thương, đã bỏ anh ra đi vô tình như vậy. Dù cho đó là hiện thực đi nữa, thì cũng không thể nào nhập vào câu chuyện của anh được.

Đúng ra, nên trở lại chỗ nhánh đường hầm rẽ ra biển, một nhánh rẽ khác của câu chuyện. Vách đá thẳng đứng trước bờ biển mùa hè rực rỡ. Anh đã đưa được em về vùng biển vắng rồi đó. Bãi cát đơn côi trước làng phong cùi hàng trăm năm dường như chỉ dành cho riêng một mình Hàn Mặc Tử. Trên bãi cát ấy Hàn Mặc Tử đã nhìn thấy mặt trăng chảy máu. Cả anh và nàng đều mặc nhiên thừa nhận nhà thơ đã sống đến tận bây giờ cùng căn bệnh nan y. Nàng không hề muốn gặp Hàn Mặc Tử. Và anh cũng thế, anh chỉ viết thế thôi, trong thâm tâm anh cũng không hề muốn gặp, biết nói gì, kể gì và mọi điều về ông ấy anh được nghe kể, được đọc và tưởng tượng. Anh và nàng không lạ gì ông ấy, trong khi ông ấy, Hàn Mặc Tử và Kundera, cả Kafka nữa, đâu biết anh và nàng là ai. “Em nhớ chứ, muốn ra biển ấy chỉ còn cách bay, anh đã viết như thế đó. Biển ấy dường như của những cuộc đời khác chứ không phải là của cuộc đời anh và em”. “Vậy còn đường hầm và mộ gió, là của những cuộc đời nào? Đừng nói với em là của hai đứa bé cùng người mẹ xấu số và của người đàn ông đi xe Airblade trông dữ dằn nhưng là người tốt đấy nhé”. “Có thể lắm chứ em, họ thuộc vào hay họ chính là những câu chuyện khác của những câu chuyện khác của những câu chuyện khác… Mãi mãi như thế, luôn có những câu chuyện chứa đựng những câu chuyện khác”. “Nhưng bao giờ thì chúng ta ra khỏi đường hầm tối tăm này, anh? Em cần thở…”. “Anh không biết. À mà có đấy, nếu em muốn, thì có thể ngay bây giờ, tại đây”. “Anh nói sao?”. “Anh đã viết rồi đấy, chỉ còn cách bay”. “Ối, không được đâu, em còn đang… bị. Em đang chảy máu, chẳng hiểu sao lần này nhiều lắm anh ạ”.

*

Người ta nói ai đi qua hết được đường hầm này thì sẽ gặp một vùng đất khác. Dĩ nhiên rồi, nhưng nơi đó có những cuộc đời khác không chứ? Và có thể trở lại trên từng nhánh rẽ, ví dụ như chỗ nhánh đường hầm ra biển mùa hè rực rỡ trong văn bản này? Hay là… anh chợt rùng mình: Đường hầm đã được bịt kín ngay sau khi họ chạy vào và chẳng có gì được chặn lại bên ngoài: Mùa đông và cơn bão.

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung
Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chàng hoàng tử và cánh buồm nâu
Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Xem thêm
Con mèo đốm đen – Truyện ngắn Khuê Việt Trường
Chị gặp nó vào một buổi sáng, đêm hôm qua thành phố có cơn bão rớt, mưa suốt đêm, gió cứ gào qua phố làm chị không ngủ được.
Xem thêm
Hương Bánh Lọt Ngọt - Truyện ngắn Thúy Dung
Cho đến khi gần đất xa trời, ông Tám vẫn nhớ như in cái mùi của món bánh lọt ngọt. Màu xanh của lá dứa, màu nâu của đường mía, màu trắng của nước cốt dừa, khi ăn, nó ngọt thanh, hơi béo, trơn tuột vào đầu lưỡi, dai dai, nhai sơ sơ, nuốt một cái, ngon gì đâu. Đặc biệt là hoàn cảnh ông thưởng thức món ăn lúc đó, một kỷ niệm sâu dậm không bao giờ phai.
Xem thêm