TIN TỨC

Dự báo của nhà văn

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-21 17:10:10
mail facebook google pos stwis
1092 lượt xem

LÊ THANH HUỆ

Trên trang Tâm điểm ngày 17/02/2022 có bài “Thủ tướng chỉ thị đanh thép về chính sách đất đai”, tác giả Thảo Nguyên viết: “Lãnh đạo chính phủ nhấn mạnh việc thu hồi đất, bồi thường, tái định cư phải hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp, bảo đảm cuộc sống người dân tốt hơn nơi ở cũ”, chấm dứt nạn “thu hồi đất của dân với giá... bằng tô phở”.

Tôi nhớ lại truyện ngắn “Quà tặng tương lai” của Nguyễn Trường, đăng báo Văn nghệ năm 2016, sau đó được bình chọn vào Top ten truyện ngắn hay năm 2016, (In kèm với báo Văn nghệ Tết 2017), truyện này sau đó là một trong ba truyện ngắn của Nguyễn Trường đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn (2015 - 2017) của báo Văn nghệ. Năm 2019 truyện này được in trong tập truyện ngắn KHAI KHẨU- Nhà xuất bản Thanh niên 2019 của Nguyễn Trường.

Đoạn văn trong truyện ngắn nói trên là “Người ta đền bù cho dân bằng giá rẻ mạt, mỗi mét vuông có giá không bằng một tô phở, để rồi doanh nghiệp phân lô xây dựng cơ sở hạ tầng, bán nền với giá lên đến hàng trăm lần. Lợi khủng ấy, doanh nghiệp được hưởng, tất nhiên người ta cũng chia cho chú vì có công điều động lực lượng đến giải tỏa và ép giá đền bù. Mỗi công trình như thế, chủ đầu tư lại cắt cho chú mảnh đất hàng trăm mét vuông, càng giải phóng nhiều, chú càng giàu”. Đoạn văn nói về nhân vật chủ tịch một huyện ngoại thành đã biến chất, dựa vào kẻ hở về quản lý đất đai của nhà nước để kiếm lợi cho bản thân và các doanh nghiệp sân sau của mình. Nay chính phủ ta đã nhận ra sai lầm đó và có “chỉ thị đanh thép” để lập lại trật tự về chính sách đất đai.

Việc kiếm lợi từ kinh doanh đất đai không chỉ làm vốn của nền kinh tế bị hút vào một lượng quá lớn mà hậu quả tai hại là đẩy giá đất lên cao khiến sản xuất sẽ không phát triển do nhà đầu tư bỏ lượng vốn vào mua, thuê đất đai quá nhiều khiến cho vốn mua máy móc trang thiết bị giảm và khó tiếp cận công nghệ mới.

Nền quản trị quốc gia bị rối loạn do các quan chức tham nhũng dính vào tạo nên hệ thống maphia khiến hệ thống chính trị đi đến bờ sụp đổ.

Không chỉ thế, nó khiến cho sản phẩm nhà đất bị nâng cao đến mức người lao động và nhân dân không chấp nhận nổi, khiến thị trường sụp đổ kéo theo hệ lụy xấu cho nền kinh tế quốc gia. Người lao động và tầng lớp nghèo không thể mua nhà, thuê nhà, ảnh hưởng đến đời sống và gây bất ổn xã hội.

Hậu quả của nó là “Quà tặng tương lai” với một xã hội mà người dân lao động và dân nghèo chiếm số đông không mong muốn…

Nhà thơ Lê Huy Mậu đã từng viết: “Thiên chức của nhà văn là phải nói lên khát vọng của nhân dân, của dân tộc mình qua các hình tượng văn học. Các nhà văn chân chính, dù muốn, dù không cũng phải chạm tới “kinh mạch” của thời đại... Tài năng nhà văn không chỉ thể hiện ở khả năng sử dụng nghệ thuật ngôn ngữ mà nhà văn cần phải xâu chuỗi được các hiện tượng ngẫu nhiên trong đời sống, tổng kết được thực tiễn, dự báo được tương lai.”

Nhà văn Nguyễn Trường, bằng cảm nhận của mình trong tác phẩm văn chương đã có những dự báo, mà nay đang dần biến thành chính sách.

Mời đọc:

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một đòi hỏi cấp thiết của đời sống văn học
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 10/2024
Xem thêm
Nghĩ về chuyện “làm gương” và “nêu gương”
Bài viết nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2024)
Xem thêm
Khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ
Lễ kỷ niệm do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức ngày 25/7 tại Nhà hát lớn, Hà Nội.
Xem thêm
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư về đội ngũ văn nghệ sỹ
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023)
Xem thêm
Xây dựng lối sống đẹp trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh
Bài viết tham luận tại Hội thảo khoa học về Không gian văn hóa Hồ Chí Minh do Ban Tuyện giáo tổ chức vào ngày 6/6/2023
Xem thêm
Nhà văn Trình Quang Phú và những sáng tác về Bác Hồ
Chuyên đề Những câu chuyện đẹp của HTV
Xem thêm
Hậu trường đối ngoại văn chương
Tự can đảm bước ra khỏi cái giếng cạn
Xem thêm
Cuộc gặp chiều cuối năm
Của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch TPHCM với lãnh đạo Văn học Nghệ thuật TPHCM
Xem thêm
Khi nhà nước chưa thể ra tay, thì nhân dân làm
Câu chuyện quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài đã được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay.
Xem thêm
“Ngựa thồ văn hóa” và câu chuyện quảng bá văn chương Việt ra thế giới
Trong những năm qua, sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đất nước đã tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy việc giới thiệu, quảng bá văn học - nghệ thuật nước ta ra thế giới. 
Xem thêm
Trở về Trường Sơn || Ký của Võ Thu Hương
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 50, ngày 17/11/22
Xem thêm
Lời chúc hòa bình từ các nhà văn
Trường Đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình giao lưu văn hóa “Lời chúc hòa bình” nhân kỷ niệm 27 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Xem thêm
Khi giáo viên các trường phổ thông kêu cứu…
Các giáo viên lẽ ra “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhưng thực ra mỗi ngày đến trường là một ngày lo đối phó, thậm chí là sợ hãi, dẫn đến tình trạng họ chọn cách làm việc thúc thủ, giao việc gì làm việc ấy, miễn làm sao được coi là hoàn thành công việc để không bị ai “động” vào, để yên thân… Khi giáo viên mất động lực làm việc, như người mất sinh khí, dẫn đến tình trạng dạy, học và các hoạt động khác của nhà trường như người ngái ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, chán nản…
Xem thêm
Nghĩ về “Tiếng nói nhà văn”
Bài đăng Văn nghệ số 33/2022
Xem thêm