TIN TỨC

Chân dung nhà thơ, nhà văn Việt Nam qua tranh họa sĩ Lê Sa Long

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-05 20:07:22
mail facebook google pos stwis
1033 lượt xem

Nhân Ngày thơ Việt Nam 2023, họa sĩ Lê Sa Long công bố bộ tranh 'Chân dung những người cầm bút' vẽ chân dung các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học Việt Nam.


Họa sĩ Lê Sa Long (bìa phải) trao bức tranh chân dung cho nhà thơ Hoài Vũ

Họa sĩ Lê Sa Long cho biết anh bắt đầu vẽ bộ tranh "Chân dung những người cầm bút" từ năm 2021. Tính đến nay, họa sĩ đã vẽ hơn 20 chân dung nhà thơ, nhà văn.

Đó là chân dung nhạc sĩ - nhà thơ Văn Cao, nhà thơ Hữu Loan, Thanh Tùng, Nguyễn Duy, Hoài Vũ, Du Tử Lê, Lê Thị Kim, Nguyễn Việt Chiến, Phan Hoàng, Ý Nhi…

Hay như nhà thơ Lữ Mai (báo Nhân Dân), nhà thơ Trần Tuấn (trưởng đại diện báo Tiền Phong khu vực miền Trung), nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm (tổng biên tập tạp chí Non Nước Đà Nẵng)…

Ngoài ra còn có chân dung nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Bích Thúy (tạp chí Văn Nghệ Quân Đội), Trần Nhã Thụy, Nguyễn Trí… và nhà văn Trịnh Bích Ngân - chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM.

Họa sĩ Lê Sa Long nói với Tuổi Trẻ Online: "Tôi vẽ chân dung các nhà thơ, nhà văn để tri ân họ vì đã mang lại sự phong phú và giàu có cho tiếng Việt, định hướng lý tưởng cho tuổi trẻ. 

Trong hai năm tới, tôi sẽ hoàn thành vẽ 100 bức chân dung về các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà".


Nhà thơ - nhạc sĩ Văn Cao


Nhà thơ Thanh Tùng


Nhà thơ Nguyễn Duy


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh


Nhà thơ Ý Nhi


Nhà văn  Bích Ngân

Ngày thơ Việt Nam 2023 có chủ đề Khát vọng phương Nam sẽ diễn ra trong hai ngày 4 và 5-2 tại Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM (quận 3, TP.HCM). Hoạt động này do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức.

Ngày 4-2 (ngày 14 tháng giêng) gồm các hoạt động: tọa đàm "Dòng thơ giữa phố" bàn về sức sống thi ca ở đô thị, giá trị thơ nuôi dưỡng tâm hồn con người trong không gian đô thị; 24 câu lạc bộ tham gia dựng 28 lều thơ, các câu lạc bộ tham gia trình diễn thơ…

Ngày 5-2 (ngày 15 tháng giêng, chương trình chính của ngày thơ): Khai mạc Ngày thơ Việt Nam, phát giải cuộc thi bút ký "Những hy sinh thầm lặng", đọc thơ của các nhà thơ, họa sĩ Lê Sa Long vẽ chân dung tặng nhà thơ, báo cáo tổng kết ngày thơ...

HOÀI PHƯƠNG (https://tuoitre.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Gừng càng già càng cay
Nhà thơ Ngô Xuân Hội viết về nhà thơ Nguyễn Tùng Linh
Xem thêm
Nhà lý luận phê bình Trần Hoài Anh và sự dấn thân với ‘di sản văn học miền Nam’
Đây là Chuyên luận với nhiều trữ lượng thông tin quý và bổ ích về di sản văn học miền Nam 1954 -1975, với độ dày gần 600 trang. Tập sách được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, khai mở nhiều thông tin hay và có giá trị.
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Nguyên Hùng ký họa thơ và nhạc
Chương trình của VOH, Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lâm Xuân Thi và những vần thơ mang nhiều nỗi niềm suy tư, trắc ẩn!
Bài viết của nhà văn nhà phê bình Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Phạm Phương Lan và những câu thơ Nút ra từ đá
| “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (SN 1973, quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị...
Xem thêm
Dấn thân vào con đường văn chương
Ở tuổi 80, nhà thơ Trần Nhuận Minh sáng tác và xuất bản sách nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời ông.
Xem thêm
Nhà văn Xuân Phượng đi và đến...
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Người đưa tin
Xem thêm
Phùng Quán – Người đặc biệt nhà số 4
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm