TIN TỨC

Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-05-29 09:44:01
mail facebook google pos stwis
4751 lượt xem

Hoàng A Sáng

... Nếu chúng ta cũng ôm ruột nồi cơm điện, mặc y phục kiểu chắp vá, cạo đầu, đi chân trần... rồi rong ruổi theo sư để tìm kiếm sự giải thoát...

Tôi cam đoan rằng, cơ bản sẽ thất bại, ngay cả những người đồng tu khổ hạnh đang đi theo sư hiện nay cũng vậy thôi...

Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...

Để tu được như sư Minh Tuệ, phải hội tụ vô vàn những đức tính: dũng cảm, kiên nhẫn, khiêm tốn, thật thà, vị tha... Nói theo cách nhà Phật, đủ nhân duyên mới thành!

Nhưng chúng ta có thể học được từ vị sư này, ngay tại nhà mình, ngay bây giờ và tại đây mà không nhất thiết phải có một hình thức, cũng như trải nghiệm khổ hạnh như sư Minh Tuệ.

Đầu tiên, chúng ta học được sự kiên nhẫn - đây là một đức tính gần như quyết định sự thành công của con người. Sư Minh Tuệ đã tu như vậy hơn 7 năm nay, hẳn là bậc cao thủ về sự kiên nhẫn. Chúng ta chỉ cần học được 1/1000 lần của sư đã rất thành công.

Thứ hai, chúng ta nhận ra rằng, môi trường xung quanh không cần phải thay đổi, cứ thuận tự nhiên mà sống, nếu ai đó làm mình khó chịu thì tránh đi, ai đó đã trót hãm hại mình thì cố gắng quên đi, ai đó đang nợ tiền mình mà không trả thì cũng tạm quên đi... Vấn đề là mình sẽ quyết tâm thay đổi bản thân mình, tìm mọi cách để tạo ra những thói quen tốt ( tập thể dục, hạn chế nhậu nhẹt...), cố gắng tạo ra tinh thần tích cực, hướng về những điều đẹp đẽ... Khi mình thay đổi, tự nhiên xung quanh cũng thay đổi.

Thứ ba, bắt đầu hiểu rằng, những tranh cãi, thắng thua không còn quan trọng nữa, nó vô nghĩa và chỉ mang lại năng lượng tiêu cực mà thôi... Tự nhiên, chúng ta sẽ hình thành sự khiêm tốn, biết mình, biết người, biết sự thật của cuộc sống là rất giản dị và dễ sống...

Thứ tư, qua sự xuất hiện của sư Minh Tuệ, chúng ta mới thấy, để sống, để thở, để đi cả ngày... mà sư chỉ ăn có mỗi một bữa chay tịnh, uống vài ngụm nước... Như vậy, vật chất không quá quan trọng, tiền bạc không phải mục tiêu để hạnh phúc... tất cả chỉ là phương tiện, quan trọng là cách dùng...

Thứ năm, danh tiếng, thương hiệu... sẽ tự đến, nếu chúng ta đủ kiên nhẫn và trong sáng tột cùng với công việc của mình đang có. Sư Minh Tuệ là một ví dụ cho điều này, sư không có quyền lực, chức tước, nhà cửa, tiền bạc... nhưng sư đã rất nổi tiếng!

... Còn rất nhiều điều để chúng ta chiêm nghiệm và học tập từ vị sư tuyệt vời này. Đây là một làn nước mát, tưới lên cái không khí ngột ngạt của thời mạt pháp, nhiễu nhương, thật giả lẫn lộn...

Chúng ta thấy đó, khi đã hội đủ nhân duyên, ánh sáng sẽ xuất hiện để chúng ta tự nhìn rõ nhiều điều!

Cảm ơn sư Minh Tuệ, chúc Ngài chân cứng đá mềm, tinh tấn rực rỡ trên con đường tu tập của mình!

A DI ĐÀ PHẬT!

 

H.A.S

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cần một “Hội nghị Diên Hồng” cho giáo dục
Bài viết của nhà văn Nguyễn Trường
Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm