TIN TỨC
  • Truyện
  • Cái kết cho một sự nghiệp | Đinh Đình Chiến  

Cái kết cho một sự nghiệp | Đinh Đình Chiến  

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-11-24 07:27:50
mail facebook google pos stwis
672 lượt xem

 CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

ĐINH ĐÌNH CHIẾN

1. Năm 1990, vợ tôi dạy ở một trường cấp 2 gần nhà. Ngày đó cuộc sống rất khó khăn, với giáo viên còn khó hơn. Trong cái khó vừa bó, vừa ló ra đủ thứ điều vừa khôn vừa dại. Nhà gần trường, thấy người ta bán thuốc lá, vợ tôi cũng làm cái tủ thuốc lá. Rồi trên tủ bỏ thêm mấy cái thẩu nhựa đựng ít kẹo, đậu phụng da cá bán lẻ cho người qua đường, trẻ con trong xóm và học trò.

Một lần, đầu giờ chiều, có tiếng gọi: - Bán thuốc lá cô ơi!

Vợ tôi bước ra thấy hai đứa học trò lớp 6: - Hai em mua gì?

- Cô bán cho hai điếu thuốc.

- Còn nhỏ, sao lại hút thuốc? Cô không bán đâu.

- Tụi em thương cô nên đến mua dùm. Cô không bán thì thôi! Em sang quán bà Liên. Đằng kia người ta bán đầy.

Hai đứa học trò đi rồi, vợ tôi đứng như trời trồng. Chúng nó nói đúng, trước và quanh trường người ta bán đủ thứ kể cả thuốc lá cho học trò. Ai cấm họ!

Tối, vợ tôi gom mấy thẩu kẹo bánh, thuốc lá lại, rồi xếp cái tủ thuốc vào góc nhà.

- “Tụi em thương cô nên đến mua dùm…” . Tủi nhục cho một cái nghề.

- Em hơi nhạy cảm đó - Tôi cười nói - Sự manh động của giáo dục bình dân cổ điển, có tâm mà thiếu tầm, đã đụng đầu với một thực tế phũ phàng. Kết quả 0-1.

 

2. Nghỉ hưu rảnh rỗi, vợ chồng tôi đến quán cà phê Thạch Thảo. Quán đông khách. Chúng tôi tìm được chỗ phía trong gần bàn của hai thanh niên đang ngồi. Một em tên Thanh cất tiếng chào cô, chào chú. Còn người kia gật đầu thay cho lời chào. Họ cũng như chúng tôi là khách quen của quán. Bé gái khoảng 3 tuổi ngồi bên Thanh đang chơi trò xếp những quân cờ  cờ tướng.

Tôi quấy đều li cà phê sữa cho vợ rồi pha li của mình theo cách riêng mà tôi thích. Xong, nhấp thử rồi cầm tập tạp chí Hoa cảnh xem. Vợ tôi đang lật giở tìm tin tức và các tác giả quen trên tờ báo Bình Thuận cuối tuần. Hai em ngồi bên cũng say sưa bàn về những thông tin đọc được trên điện thoại. Khoảng 25 phút sau, vợ tôi quay sang hướng người ngồi gần:

- Em hút thuốc hơi nhiều. Cô thấy em hút mấy điếu rồi đó.

- Em hút nhiều lắm nên mới đến đây. Ở nhà hút ảnh hưởng vợ con. Vợ la chết.

- Vậy em lên hút ở đây cũng ảnh hường đến người khác vậy.

- Muốn không ảnh hưởng thì ở nhà, cô đừng đến đây. Đây là quán cà phê mà.

Câu nói như gáo nước lạnh dội ào xuống chúng tôi. Tôi sững sờ. Vợ tôi quay người lại ngồi chết lặng.

Nhìn sang người thanh niên. Khuôn mặt em sắt lại cúi gằm xuống chiếc điện thoại. Em độ tuổi 31, 32 cùng tuổi con trai đầu của tôi, dù gì trước lời một người lớn bậc mẹ mình thì cũng phải nói năng sao cho phải. Tôi không tin ở tai mình khi nghe câu nói của em. Vợ tôi không nói câu gì nặng lời động chạm. Hay là em cho rằng em ngồi ở quán trước thì có quyền hút thuốc. Còn người đến sau thì tìm nơi khác. Tôi cố lục tìm trong trí nhớ xem cái nét quen trong khuôn mặt đó liệu có nhận ra không? Không biết Thanh, người học trò của vợ tôi đang nghĩ gì trước sự việc? Tôi nghĩ em kia ở độ tuổi ấy chắc cũng là học trò của vợ tôi thôi! Vì xưa nay xã chỉ có một cái trường mà cô ấy đã dạy. Khoảng 10 năm gần đây mới có thêm một trường cấp 2 nữa. Trừ khi em là dân ở nơi khác chuyển về. Học trò! Tôi mong cho điều đó đừng xẩy ra, may ra cô ấy đỡ đau mà tôi và Thanh cũng đỡ phải buồn lòng. Nhưng nếu không phải là học trò, chỉ là một thanh niên bình thường thì cũng đâu có cái cách nói năng như thế! Tôi nói với vợ:

- Nếu không chịu được khói thuốc em chuyến sang ngồi phía bên này.

- Em không phải nói cho em. Em nói cho cháu bé kia kìa - Giọng vợ tôi nghèn nghẹn.

Lúc này Thanh mới quay sang ôm vội con vào lòng.

Ngồi khoảng 5 phút, hai em đứng lên, Thanh lí nhí chào để về trước. Em kia không nói gì, im lặng đứng lên. Hai người bước ra phía cửa. Thanh ghé trả tiền rồi nói gì đó với người kia. Em đi trước người thanh niên kia đi sau. Hình như Thanh bước nhanh hơn vì khoảng cách của em và bạn càng lúc càng xa.

Tôi quay sang nhìn vợ. Cô ấy ngồi im. Có những giọt nước mắt đã rơi trên trang báo. Tôi muốn nói một điều gì đó để an ủi nhưng không biết nói gì.

Ly cà phê thường ngày tôi thích hôm nay trở nên đắng chát.

 Về. Tối đó, khi đã nguôi nguôi tôi trêu: - Công cuộc giáo dục ở nhà trường không có tác dụng khi áp dụng chung cho xã hôị. Thời đại công nghệ không theo kịp sự xuống cấp đạo đức. Giáo dục bị tổn thương nhất. Bài học của 30 năm trước chưa được rút ra thành kinh nghiệm. Nên đau!

 

3.  Một lần vợ tôi thủ thỉ: - Thằng Tèo nhà ở xéo nhà mình anh thấy nó hay chạy xe không mũ bảo hiểm, nẹt pô không?  Hôm rồi em khuyên nó, nó cười. Em nghĩ nó nghe em sẽ sửa đổi.

- Sao em biết nó nghe em?

- Trước đây nó để tóc dài. Phía trước tóc che nửa khuôn mặt. Em nói: -  Em đẹp trai có dáng dấp diễn viên Hàn Quốc. Sao lại để tóc che mất nửa khuôn mặt đẹp của mình? Vậy mà nó nghe đi cắt tóc liền. Nó đẹp thật. Cắt tóc rồi gặp em nó cươi cười…

Hôm sau, tôi nghe có tiếng gọi hớt hải qua điện thoại: - Chú ơi, cô bị tai nạn giao thông. Người ta đã đưa cô đi bệnh viện.

 Tôi vội đến phòng cấp cứu. Chân trái vợ tôi bị mấy chỗ xây xát, vết thương đã được xử lí, băng bó. Chân phải, đầu gối bầm tím, sưng to. May chụp phim chỉ bị phần mềm.

… Người kể lại: Ngã tư, đèn xanh đã chuyển sang đèn đỏ, một chiếc honda vẫn gắng lao qua. Có một xe phía đèn xanh cũng vội trờ tới. Tiếng thắng két, két. May là hai xe tránh được va chạm. Nhưng chiếc vượt ẩu loạng choạng rồi xô vào những người đang đứng chờ đèn đỏ. Người và xe ngã theo qui tắc đô-mi-nô. Vì đứng trong cùng, khi người ta nhấc hết xe và đỡ người lên thì vợ tôi là người bị nặng nhất.

Người vượt đèn đỏ chính là Tèo, chàng thanh niên 20 tuổi, cùng xóm mà vợ tôi cứ nghĩ rằng đã khuyên được cậu ta.

Khi mang cơm vào viện tôi đã trêu vợ: - Ảo tưởng là nguy hiểm, mà ảo tưởng trong giáo dục càng nguy hiểm hơn. Em là tín đồ đạo giáo, cải lương trong triết lí, nguyên tắc trong cải lương - Tôi chỉ vào đầu gối: - Vết thương thể xác không bằng vết xước trong tim. Sẽ bớt đau đớn, Tri thức đạo đức buông súng đi. Người giáo viên không phải là “Nhà giáo Nhân dân” ạ. (Vợ tôi đã một lần được đề cử làm hồ sơ đề nghị xét danh hiệu Nhà giáo Nhân Dân nhưng rớt).

- Đồ quỉ.

 

4. Vĩ thanh:

Một trưa, có hai người vào viện. Sau khi hỏi thăm tình hình sức khỏe vợ tôi, người phụ nữ cười: - Cô có nhận ra em?

- Em có phải con chị Thành bán chè không?

- Cô hay quá. 30 năm rồi mà còn nhớ.

- Em có nét rất giống mẹ. Cô không quên được  hình ảnh lúp xúp của em phụ mẹ năm học lớp 4.

Người phụ nữ cảm đông nắm tay vợ tôi: - Còn người này. Nhân vật chính hôm nay cô có nhận ra không?

Cả tôi và vợ không tìm ra một nét quen nào.

- Ở sau xóm cũ của cô.

Vợ tôi lắc đầu: - Cô chịu, do cô già rồi với lại đã lâu quá.

- 30 năm trước, em là thằng bé mua thuốc lá ở nhà cô.

Vợ tôi rất ngạc nhiên.

- Cô biết không. Lần ấy em mua thuốc lá cô không bán. Em đến quán bà Liên mua. Sáng hôm sau đi ngang không thấy cô bày thuốc bán, em hơi ngạc nhiên. Hôm sau, những hôm tiếp sau cũng không thấy bán, em càng ngạc nhiên hơn. Lúc đó là một đứa trẻ nên chỉ nghĩ đến thế. Hết lớp 9 đi học nghề rồi đi làm, tiếp xúc nhiều người, tự nhiên hình ảnh cô hôm đó sau câu nói “Thương cô bọn em đến mua dùm…”, em thấy cô đứng sững. Em biết mình mắc lỗi lớn. Xuân là vợ em. Em kể cho cô ấy và chúng em luôn nhắc về cô. Hôm nay vợ chồng em đến thăm và nói với cô lời xin tha lỗi dù đã quá muộn màng.

Vợ tôi đã khóc. Những giọt nước mắt long lanh hạnh phúc.

Tối, vợ chồng Thanh đến xin lỗi về chuyện hôm ở quán cà phê. Vợ Thanh nói: - Hôm đó anh về băn khoăn lắm. Anh thấy xấu hổ không dám gặp cô. “Cô còn biết vì con mình mà thẳng thắn nói ra. Còn mình làm cha mà vô tư để con ngửi khói thuốc”.

Hôm sau nữa, anh chàng Tèo được mẹ đưa đến bệnh viện. Chàng trai 20 tuổi nói lời xin lỗi lí nhí sau khi đã được mẹ gợi ý. Họ về, mấy người nuôi bệnh trong phòng xuýt xoa: - Làm nghề giáo sướng vậy đó cô. Động chuyện là người đến thăm rất đông. Vợ tôi cười và nói lời cảm ơn. Tôi định trêu nhưng lại thôi. Ba người đó từng làm cô ấy tổn thương, nhưng hôm nay mặt cô ấy rạng rỡ nhường kia thì mọi chuyện chăc chắn là cô cho qua hết.

Đúng là vị tha giáo dục. Hay. Tôi nghĩ: Khái niệm “Vị tha giáo dục” nên có trong giáo trình sư phạm...

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm
Gọi mãi tên nhau
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chuyện ngày cuối năm - Truyện Ngắn Cát Huỳnh
Nhìn hắn bây giờ với dáng vẻ đường bệ. Nếu là người lạ chắc thế nào cũng lầm tưởng hắn là một cán bộ cấp cao ở tỉnh.
Xem thêm
Triết gia miệt vườn – Truyện ngắn của Vương Huy
 Lão Bần nâng ly trà lên miệng nuốt đánh ực một cái, lão gằn giọng nói: Tôi đọc triết từ thời trẻ và tôi rất mê Bùi Giáng. Nhưng sau nầy nghĩ lại, nếu Bùi Giáng viết ít lại sẽ hay hơn. Tôi thích triết Heidegger vì triết ổng sâu kín.
Xem thêm
H’un - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Buôn K’sia hôm nay họp bàn về việc xây dựng nông thôn mới. Ông Chủ tịch Phường nói rất nhiều, rất dài về Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới đang thực hiện ở tỉnh nhà và thành phố của chúng ta. Ông cho biết thêm: Nhà nước đầu tư bảy mươi phần trăm kinh phí làm đường đổ bê tông, dân góp còn lại. Có đường mới, đi lại thuận tiện thì những sản vật làm ra mới có nhiều người đến mua, dân mới đỡ khổ. Cán bộ nói nhiều, toàn điều hay, cuối buổi, ông buôn Trưởng chốt lại: muốn có đường đi sạch sẽ, thoáng đãng thì dân phải… góp đất.
Xem thêm
Trăm năm hương Tết vẫn còn - Truyện ngắn Nhật Hồng
“Tết đến, già trẻ trai gái đều nô nức đón mừng, dù điều kiện kinh tế gia đình mỗi người có khác nhau, nhưng hương tết vẫn nồng nàn tha thiết, sum vầy cùng với bánh ngọt và hoa thơm”.
Xem thêm
Ngôi sao lấp lánh
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Gió bãi trăng ghềnh – Truyện ngắn của Tống Phước Bảo
Má mày bị đánh đĩ rồi Nhơn ơi! Chưa kịp hiểu gì Nhơn đã bị Ngỡi lôi tuột ra chiếc xe đạp cũ mòn. Chiều in bóng trên bờ ruộng hai đứa nhỏ hấp tấp chở nhau đi như trối chết.
Xem thêm
Nữ bưu tá – Truyện ngắn của Hữu Đạt
Mỗi lần đến đơn vị bộ đội phòng không đưa thư hoặc báo, Phương để ý thấy một người – một người duy nhất – chỉ đến rồi lại ra về, với vẻ mặt trầm buồn. Đơn giản là chưa bao giờ Phương thấy anh ta nhận một lá thư, hoặc gói bưu phẩm của ai đó gửi cho cả.
Xem thêm
Mùa xuân đi - Truyện ngắn Thúy Dung
“Dường như ai đi ngang cửa, gió mùa đông bắc se lạnh”. Nữa đêm, bà Thu tỉnh giấc. Ôi lại chiêm bao! Một thanh niên tầm thước, khuôn mặt hiền lành với nụ cười tươi xuất hiện trước mặt, hỏi thăm: Thu còn đau không. Bà mở mắt, trong tâm trí vẫn còn hình ảnh người ấy.
Xem thêm
Bìm bịp trong lòng – Truyện ngắn của Cao Thanh Mai
Tôi hẹn gặp chị Mận sau cuộc điện thoại đầy nước mắt. Cú điện thoại bất ngờ sau mấy mươi năm tôi đi tìm mà chẳng gặp. Chị xuấy hiện và chặng đời dài trải ra trong một chiều sóng nước Cần Thơ tròng trành phận lữ thứ.
Xem thêm
Dấu chấm hỏi | Truyện ngắn
Tác giả: LS Nguyễn Thị Minh Phương
Xem thêm