TIN TỨC

Còn rung động thì còn viết

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
589 lượt xem

Nguyễn Văn Học

Võ Chí Nhất, tác giả của tập truyện trinh thám Muội tro (NXB Tổng hợp TP.HCM vừa ấn hành, ảnh) hiện đang công tác tại Công an huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), là nhà văn trẻ tuổi nhất được Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh kết nạp năm 2017. Chúng tôi có cuộc trao đổi với anh về chuyện văn, chuyện nghề.

Bìa tập truyện trinh thám Muội Tro

- Ở Việt Nam ta còn ít người viết về dòng văn học trinh thám, anh đi theo con đường này có sợ… lẻ loi?

- Tôi có đọc kha khá bài viết về thể loại trinh thám trên mạng của một số cây bút thành danh để xác định sự phát triển của thể loại này ở nước ta một cách thật khách quan nhưng đúng là thể loại này nhiều người đọc nhưng lại ít người viết. Chính vì nhiều người đọc nên các Nhà xuất bản phải đáp ứng nhu cầu người đọc bằng cách xuất bản sách của các nhà văn nước ngoài. Ngay cả cuốn truyện trinh thám đầu tiên tôi đọc cũng là sách dịch. Ban đầu khi viết truyện trinh thám tôi cũng cảm thấy khá… lẻ loi, nhưng sau đó, qua quá trình tìm kiếm tài liệu tôi lại được quen biết nhà văn Lâm Hà chuyên viết thể tài tình báo, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, tác giả cuốn Phạm Xuân Ẩn… và nhà thơ Trần Ngọc Mai hiện đang công tác tại trường Đại học An ninh.

- Anh làm trong ngành công an, liệu đó có phải là thế mạnh để đi theo dòng trinh thám?

- Tôi bắt đầu đọc sách từ năm học lớp 7. Lúc đó Mẹ không cho tôi đọc sách nên tôi thường tranh thủ đọc trong giờ ra chơi hoặc là nấp trong nhà Nội, cạnh một cánh cửa sổ để mở đọc lấy đọc để. Ban đầu là truyện tranh thám tử lừng danh Conan và sau đó là những truyện ngắn của Sherlock Holmes. Tôi mê truyện trinh thám từ đó và tập tành viết.

Truyện trinh thám đầu tiên tôi viết có tựa là “Dòng máu bạc” đến giờ vẫn còn giữ bản thảo (hiện tôi đã triển khai thành một tiểu thuyết và sẽ trình làng trong thời gian tới). Vì thế, tôi cho rằng không hẳn công tác trong ngành Công anh hay Tình báo mới theo đuổi dòng trinh thám mà nó bắt nguồn từ đam mê, và vì đam mê mà theo đuổi.

Văn học trinh thám không đơn thuần là những câu chuyện vụ án. Anh đã làm gì để tác phẩm đạt hiệu quả cao, có văn, hấp dẫn bạn đọc?

- Đúng. Truyện trinh thám không đơn thuần là những câu chuyện vụ án mà được phải “dựng” lại từ những vụ án có thật theo nguyên tắc (mà tôi tự vạch ra) là 7 phần thật, 3 phần thêm thắt như truyện Muội tro, hoặc từ một cái tứ quen thuộc như “kẻ cắp gặp bà già” và tôi có truyện Đừng xem đó là bẫy, hoặc Sơ Lốc Hôm mặc váy chẳng hạn.

Một truyện trinh thám hấp dẫn cần nhiều yếu tố. Tôi thường đọc nhiều trước khi viết, và điều cần thiết nữa là có một vụ án tương đối hay để xây dựng một cốt truyện hấp dẫn và đáng tin, các nhân vật do mình tạo ra phải có những đặc điểm đặc biệt, lối hành văn đặc trưng, bố cục, cách dẫn chuyện, chủ đề của câu truyện... Nói đơn giản, một cốt truyện trinh thám hay sẽ làm nên một truyện trinh thám hay. 

Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất

Tác phẩm Muội tro anh mới xuất bản, gồm 10 truyện ngắn, với nhân vật xuyên suốt là nữ cảnh sát hình sự Hà “Ớt”. Vì sao anh có ý tưởng này, nhằm mục tiêu gì?

- Như đã nói ở trên, trước khi viết tôi thường hay đọc, và tôi đọc nhiều những xê ri truyện trinh thám của nước ngoài như xê ri truyện của thám tử Hercule Poirot, bà Marple của nhà văn người Anh, Agatha Chistie, hay xê ri truyện của thám tử nổi tiếng Sherlock Holmes của nhà văn Conan Doyle. Họ đều sử dụng một nhân vật chính xuyên suốt cho những tác phẩm của mình. Và tôi cũng có tham vọng đó. Hihi.

Lựa chọn dòng truyện này, anh có tự tin mình đi được đường dài?

- Càng cô đơn tôi lại càng viết. Lúc vui cũng viết, buồn cũng viết. Đa phần là truyện ngắn. Vì bởi lẽ tôi thấy con người trong cuộc sống hiện tại (mà tôi thấy) quá bận bịu với guồng quay của cuộc sống, họ không có thời gian để nghỉ ngơi và chơi đùa. Thế nên tôi mới viết những truyện ngắn trinh thám xu hướng nhẹ nhàng, dí dỏm chỉ để giúp người đọc có được giây phút thưởng thức văn chương, vừa được giải trí qua những vụ án đầy chất trí tuệ như ăn một trái lê mùa hạ. Và ngày nào tôi còn rung động trước những vụ án xảy ra thì tôi sẽ còn viết.

- Theo đánh giá của một số nhà phê bình văn học, văn chương trẻ hiện nay đang “tắc”, “dò” tìm đề tài, trong khi rất nhiều đề tài nóng bỏng của xã hội họ lại không quan tâm. Anh có ý kiến gì?

- Không hẳn là văn chương trẻ không quan tâm mà có thể do họ đang suy nghĩ, tìm cách khai thác phù hợp, cũng có thể do đề tài nóng bỏng đó lại không nằm trong số chủ đề mà các nhà văn trẻ yêu thích nên còn ngại khai thác, phám phá.

- Xin trân trọng cảm ơn anh!

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm
Thương nhớ anh Duy
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Xem thêm
Nhà văn Ann Patchett: Thời gian tuyệt vời nhất là ở trên máy chạy bộ và viết sách
Ann Patchett là nhà văn Mĩ, tác giả của 9 cuốn tiểu thuyết, 4 cuốn sách phi hư cấu và 2 cuốn sách dành cho trẻ em. Trong văn nghiệp, bà từng giành giải Orange cho Bel Canto, cũng như lọt vào danh sách chung khảo giải Pulitzer 2020 với cuốn Ngôi nhà của người Hà Lan. Gần đây bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới mang tên Tom Lake, và điều đặc biệt là nó được viết trên bàn đặt trên máy chạy bộ và lời khuyên về năng suất từ ​​Elizabeth Gilbert.
Xem thêm
Lê Minh Quốc và cuộc hành trình chữ nghĩa
Bài của nhà thơ Ngô Xuân Hội trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Thành Phong: Với chữ nghĩa, tôi như người đang yêu
Gọi Nguyễn Thành Phong là nhà thơ, nhà văn, biên kịch hay cái danh mà mang nhiều nghiệp nợ nhất là nhà báo, thì viết gì, dù là kiếm sống, anh cũng phải cố ở mức tốt nhất theo ý mình thì mới cho là được. Với chữ nghĩa, Nguyễn Thành Phong ví anh như người đang yêu, càng bị “ruồng rẫy”, càng thấy không thể bỏ cuộc.
Xem thêm
Vũ Cao - “Núi Đôi mãi mãi vẫn là Núi Đôi”
Nói đến nhà thơ Vũ Cao không thể không nói tới bài thơ Núi Đôi.
Xem thêm
Chính Hữu – Nhà thơ của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô
Với bài thơ Đồng chí (1948), nhà thơ Chính Hữu đã tạo một dấu ấn sâu sắc về vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp.
Xem thêm
Mừng tuổi lúa | Ngô Xuân Hội
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Lê Văn Thảo – “Ông cá hô” làng văn
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Tôi sợ chữ nghĩa của mình là vô ích”
5 năm sau Cố định một đám mây, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tái ngộ độc giả với tập truyện ngắn mang cái tên cô đọng và đầy sức gợi: Trôi. Dịp này, chị dành cho phóng viên một cuộc chia sẻ. Vẫn là Nguyễn Ngọc Tư với phong thái được nhiều độc giả yêu mến: chân thành, giản dị, khiêm cung và sâu lắng.
Xem thêm
Nhà văn Mai Sơn lặng lẽ cùng ‘Sự quyến rũ của chữ’
Nhà văn, dịch giả Mai Sơn sinh năm 1956 tại Quảng Ngãi, sống và làm việc ở TP.HCM. Ông có hơn 30 năm sống bằng nghề viết văn, dịch và biên tập sách báo. Vì bạo bệnh, ông đã qua đời lúc 0h ngày 25.12.2023 tại nhà riêng ở Long An hưởng thọ 68 tuổi. Tưởng nhớ nhà văn Mai Sơn, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Trần Nhã Thụy về ông.
Xem thêm