TIN TỨC

Đỗ Thành Đồng – Câu thơ băng bó mặt trời

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
630 lượt xem

 NGÔ ĐỨC HÀNH

Nhà thơ Đỗ Thành Đồng là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình. Ông đã xuất bản sáu tập thơ, từ Cỏ vô danh (năm 2010) đến Lửa (năm 2021), đó là hành trình từ một Đỗ Thành Đồng – người của “niêm luật” đến “tự do”.

Đỗ Thành Đồng ăn to nói lớn, đậm chất miền Trung, thế nhưng trong chiều sâu của tâm hồn, ông cô đơn, thánh thiện. Đọc thơ ông, dễ nhận ra chân dung một nhà thơ trăn trở với Kiếp thơ, dằn vặt cùng con chữ. Người đọc, tùy tâm trạng để nhận diện, nhưng có điều dễ nhận ra, Lửa là cuộc đối thoại giữa ông và nhân vật “thơ”. “và nắng/ khét vòng ôm/ khét câu thơ/ còn lại những tờ bướm bay đầy con mắt” (Một ngày). Bài thơ này, rửa mặt Lửa, bởi ông xếp đầu tập thơ, thay tự vấn.

Nhà thơ Đỗ Thành Đồng

Từ Rác (năm 2012), Rỗng (năm 2014), Xác (năm 2017), Đá (năm 2019) đến Lửa (năm 2021), Đỗ Thành Đồng lần lượt bóc bản thể thế sự, phơi trên văn bản. Nhà lý luận phê bình văn học Hoàng Thụy Anh, từng nhận định thơ thế sự không hề dễ nếu thi sĩ non tay. Vấn đề thi sỹ xử lý và đẩy nó vào thơ bằng cách nào để bật lên đặc trưng riêng của mình mới quan trọng. Chênh một chút về tư liệu, sự kiện thì sa vào trần trụi, tê liệt mạch cảm xúc. Chênh một chút về bản năng – nguồn sống của tâm hồn dễ bề rơi vào trạng huống nghèo nàn tư tưởng, triết lý.

Thơ đối với Đỗ Thành Đồng, được giao cho một sứ mệnh. Cứ thế, ông gồng mình lên con chữ. “ai có thể thay đổi được tôi/ nỗi lòng nếp nhăn phố cổ/ trái tim tượng đá đền thờ/ câu thơ nhồi máu”. Câu thơ uất nghẹn, bất lực dẫn đến tăng xông. Trong một hoàn cảnh khác, thơ buộc phải chạy trốn: “sáng chải lại mái tóc/ câu thơ/ vào chùa” (Vào chùa).  Đỗ Thành Đồng buộc phải vân vi, cứu rỗi “nhặt thơ bỏ vào túi áo mà/ cười” (Có thể).

“câu thơ mấy lần củi mục

với anh giữa mùa nước mắt

lời hẹn bùn non đã không thành sự thật

bơ vơ tận đáy niềm tin”

(Ra đi)

Sống giữa trần ai, gia tài nhà thơ không có gì khác ngoài sự cô đơn. Đỗ Thành Đồng không ngoại lệ: “Anh chẳng có gì/ ngoài mấy câu thơ và ngôi nhà ảo”. Đọc bài thơ Bật khóc của Đỗ Thành Đồng, người yêu thơ liên tưởng ngay đến bài thơ Nói với con về tổ ấm của nhà thơ Đoàn Xuân Hòa: “Nhà của cha trên mây/ Cột kèo toàn câu chữ/ Gió dựng đêm mất ngủ/ Ký ức làm phên che”. Nhà thơ, không có gì ngoài tâm hồn, ngoài cô đơn, có lẽ được sở hữu thêm nỗi đau. Thật dễ sẻ chia tâm trạng với Đỗ Thành Đồng. Đọc thơ ông nhận ra, không chỉ là thơ mà còn cả người thơ bất lực.

đất nước đang kỳ lũ lụt

thơ nào hóa được thánh kinh

những bài thơ vô thần

không thể gõ chuông chùa tụng niệm

(Bật khóc)

Vì thế mà nhiều khi “bàn phím bật khóc”, “câu thơ lạy Chúa/ câu thơ Nam Mô”. Khi bất lực trước thiên nhiên, thấy mình nhỏ bé trước cuộc sống, nhận ra vô thường, con người thường tìm đến tôn giáo. Hay nói cách khác, đó là nguyên nhân tôn giáo ra đời và tồn tại. Thơ bất lực cũng phải tìm đến thánh thần, nương nhờ cứu rỗi.

đêm nay anh bất lực với thơ bất lực

với nỗi thật thà đáng ghét

anh miền Trung giấc mơ ngày bỏ dở

đêm thức trắng cùng mưa

(Thức)

Mỗi tác phẩm văn chương đều ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể. Hai bài thơ Bật khóc và Thức đều được Đỗ Thành Đồng viết vào lúc 4h sáng hai ngày kế nhau. Trong tập Lửa bài Bật khóc xếp trước Thức, nhưng Thức viết trước Bật khóc một ngày. Thường một điều gì đó làm con người lắng lo, phiền muộn mới dẫn đến mất ngủ (thức), Và khi đau đáu về nó nhưng thấy mình nhỏ bé, bất lực mới bật khóc. Đó là quy luật diễn tiến của tâm lý người. Thưa, hai bài thơ viết vào trung tuần tháng 10/2020. Đó là thời điểm các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị nhấn chìm trong mưa lũ. Sự cố bi thảm Rào Trăng 3 xảy ra vào thời điểm này. Đỗ Thành Đồng luôn luôn “thẩm vấn” thơ, “tra khảo” tâm hồn mình trước nỗi lầm than nhân thế.

Đỗ Thành Đồng là người như vậy. Tâm hồn ông đã chật căng xa xót, chỉ cần thêm hoàn cảnh, thơ trào lên miệng chữ. Trong Lửa ông còn viết đối thoại rất nhiều với thơ ở những ngữ cảm khác, có thể đó là lúc ông kêu lên (dù ẩn ý) phải trả lại sinh thái cho thơ, có thể là lúc ông nhận ra mình mới là đứa trẻ chưa đến tuổi dậy thì, trước một Nàng Thơ đang vào kỳ sung mãn của ham muốn, đến mức phải thừa nhận “trước thơ/ cả tôi và anh/ đứa trẻ” (Kiếp thơ).

Đỗ Thành Đồng có một “người tình” thực sự là thơ. Không biết vì nỗi gì, ông rất ít ngủ. Thời gian sáng tác các bài thơ trong tập nói lên điều đó, lúc 01h sáng, lúc 02h sáng….và 05h sáng. Có lúc ông than: “Trời không cho tôi ngủ/ để soi mình trước hoa” (Hình hài). Nhờ vậy, những lúc thanh sạch của tâm hồn, ông đều dành cho thơ.

“Thơ với anh có phải là cuộc dạo chơi?”, Đỗ Thành Đồng không ngần ngại trả lời: “Hoàn toàn không, đó là gan ruột”. Trong Đường chữ, NXB Hội Nhà văn, 2009, nhà thơ Lê Đạt kể rằng: Risos, nhà thơ lớn bị lưu đày trong nhiều năm trên đảo vắng có một ý kiến thật bất ngờ: “Tôi không nghiện rượu vì trước đó tôi đã nghiện chữ”. Đọc Lửa, thấy rõ Đỗ Thành Đồng là một kẻ nghiện thơ, đến mức thơ có lúc được ông giao cho một sứ mệnh thiêng liêng “câu thơ băng bó mặt trời” (Ghen 3).

Trong Lửa của Đỗ Thành Đồng có “con đường”: “Trên con đường cao tốc” (An toàn); có hình ảnh mặt trời: “mặt đất hóa mặt trời” (Mơ hồ); “và ta biết mặt trời đã thấy / những băng rôn khẩu hiệu” (Mặt trời); có hình ảnh “lửa”: “anh bắt đầu nhen lửa/ nấu cháo cho thơ” (Mơ hồ); “anh cứ tin thời gian là ngọn lửa / soi rõ mọi linh hồn” (Ra đi); “ở nơi ấy ai khời ngọn lửa / ấm ức tro tàn” (Vân anh)…

Đỗ Thành Đồng sở hữu tâm hồn đa cảm. Trong Lửa, không chỉ có 2 bài thơ Bật khóc, Khóc mà nước mắt nhà thơ còn rơi trên nhiều câu thơ khác. Có lúc, nước mắt không chảy ra ngoài mà chạy ngược vào trong; thậm chí nhà thơ thú nhận: “tôi không còn nhiều nước mắt” (Khóc).

Đau là vẻ đẹp của tâm hồn, đau là mỹ học của thi ca. Nhưng, Đỗ Thành Đồng Khác – như tên một bài thơ, như ông dùng nó đặt tên cho cả phần một trong Lửa. Nhân vật trữ tình của ông biết vượt lên và hy vọng: “trong bóng tối hôm nay / mặt trời hiện lên như ánh mắt / câu thơ ưỡn mình tắm nắng / đỏ rực nụ hôn” (Mặt đêm). Lửa giàu cảm xúc thế sự, dù có lúc rơi vào trạng thái Mông lung, Lãnh cảm, Nghẹn… đỉnh điểm là Khóc, nhưng Đỗ Thành Đồng luôn nhận ra Gió mới và Mặt trời. Đó là vẻ đẹp thuộc về thiên chức của thi ca, đánh thức nhân ái, làm trổ mầm cái đẹp, tìm ra Mặt thật giữa Mặt đêm, chan vào Ánh sáng.

Không chỉ với Lửa; các tập Xác, Rác, Rỗng, Đá đã xuất bản các năm 2017, 2018, 2019 của nhà thơ Đỗ Thành Đồng cơ bản đều là thân phận, thế sự. Nếu Cỏ vô danh chỉ chuyên chú vào thể thơ Đường luật, thì đến Rác, đó là sự lột xác hẳn về đề tài và chất liệu, kỹ thuật mẫu tự; đặt dấu ấn cho những triết lý, chiêm nghiệm đúc rút từ bản thể đời sống. Rỗng tiếp nối mạch nguồn của Rác nhưng cao trào hơn ở sắc màu tình yêu. Xác lại là điểm hội tụ, gặp gỡ giữa Rác và Rỗng: hiện thực được dựng lập như ma trận của một ván cờ chấp chới thực – ảo và những bài thơ tình lồng ghép ruột gan – trí tuệ. Đến Đá rồi Lửa từng bước tạo ra một diện mạo mới của một nhà thơ cách tân, hiện đại. Đó là “lịch trình sáng tác khá đều đặn” của nhà thơ Đỗ Thành Đồng.

Thơ Đỗ Thành Đồng đảm bảo được trật tự của cảm xúc. Sự tiết chế giữa bản năng tự nhiên và tư duy lí trí đã giúp Đỗ Thành Đồng “tiêu hóa” những gập ghềnh, chông gai mà không ít người làm thơ còn mắc phải. Do đó, hiện thực trong thơ anh vẫn đảm bảo được nguồn rung động tinh tế, sâu sắc và một tâm thế đầy bản lĩnh của nhà thơ. Nói cách khác, Đỗ Thành Đồng đã biết “để con chữ lên tiếng” (Lê Đạt).

Cuộc tình mênh mông nơi cõi ấy

Chỉ anh và chỉ riêng anh

Gót chân đầu thai vĩnh viễn

Cơn nghiện làm người

(Nghiện)

Đỗ Thành Đồng xác tín “cơn nghiện làm người”. Việc ông đốt lửa lên hy vọng làm ấm lại những run rẩy nhân thế, “hành hương trong bản ngã” (Hoàng Thụy Anh) cũng nhằm đi từ mình tới người, từ tất yếu đến tự do. Hành trình ấy luôn cần lửa. Tất nhiên, lửa ở đây không phải là văn minh mà con người đã tìm ra 500 ngàn năm trước Công nguyên mà là lửa trong trái tim người. Lửa này không thể mượn, vay.

N.Đ.H/VANVN

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trong màu xanh Vàm Cỏ
Nhà văn Hào Vũ, sinh năm 1950. Quê quán: An Hải, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại 6/3 Cư xá phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
Xem thêm
Đỗ Thành Đồng và chuyển động đường thơ
Sau gần 15 năm đắm say đến điên cuồng với thi ca, nhà thơ Đỗ Thành Đồng, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản 7 tập thơ.
Xem thêm
Chuyện tình khó quên của Trịnh Công Sơn
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm
Thương nhớ anh Duy
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Xem thêm
Nhà văn Ann Patchett: Thời gian tuyệt vời nhất là ở trên máy chạy bộ và viết sách
Ann Patchett là nhà văn Mĩ, tác giả của 9 cuốn tiểu thuyết, 4 cuốn sách phi hư cấu và 2 cuốn sách dành cho trẻ em. Trong văn nghiệp, bà từng giành giải Orange cho Bel Canto, cũng như lọt vào danh sách chung khảo giải Pulitzer 2020 với cuốn Ngôi nhà của người Hà Lan. Gần đây bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới mang tên Tom Lake, và điều đặc biệt là nó được viết trên bàn đặt trên máy chạy bộ và lời khuyên về năng suất từ ​​Elizabeth Gilbert.
Xem thêm
Lê Minh Quốc và cuộc hành trình chữ nghĩa
Bài của nhà thơ Ngô Xuân Hội trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Thành Phong: Với chữ nghĩa, tôi như người đang yêu
Gọi Nguyễn Thành Phong là nhà thơ, nhà văn, biên kịch hay cái danh mà mang nhiều nghiệp nợ nhất là nhà báo, thì viết gì, dù là kiếm sống, anh cũng phải cố ở mức tốt nhất theo ý mình thì mới cho là được. Với chữ nghĩa, Nguyễn Thành Phong ví anh như người đang yêu, càng bị “ruồng rẫy”, càng thấy không thể bỏ cuộc.
Xem thêm
Vũ Cao - “Núi Đôi mãi mãi vẫn là Núi Đôi”
Nói đến nhà thơ Vũ Cao không thể không nói tới bài thơ Núi Đôi.
Xem thêm