TIN TỨC

Đọc tập thơ “Khoảng trời của ngoại” của nhà thơ Hoa Mai

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-15 22:02:37
mail facebook google pos stwis
1663 lượt xem

TRỊNH ĐÌNH NGHI

Hoa Mai đến với thơ khi đã bước qua tuổi “tri thiên mệnh”. Với một người bình thường bước vào và thành công với văn chương nói chung và thi ca nói riêng ở ngưỡng tuổi ấy có thể nói là khá muộn và cũng rất hiếm. Tôi không biết những năm tháng tuổi trẻ chị có làm thơ không, nhưng khi tôi tiếp cận thơ chị thì chị đã lên ngôi bà. 

Hoa Mai viết tốt cả 2 thể loại; văn xuôi và thơ.  Trong 4 năm, từ 2019-2022 Chị đã xuất bản 6 đầu sách gồm: một tiểu thuyết, một tập tuỳ bút và 4 tập thơ. “Khoảng trời của ngoại” là đầu sách thứ 6 và là tập thơ thiếu nhi đầu tiên của Hoa Mai. Tôi không thể hình dung cường độ lao động sáng tạo của Hoa Mai ở mức độ nào. Không chỉ những đầu sách đã in, mà trong thời gian ấy chị còn viết rất nhiều truyện ngắn, tản văn, nhiều bài báo… lại còn đọc rất nhiều sách và viết giới thiệu sách cho anh em, bạn bè… thế mà vẫn có thời gian “tung tẩy” đi du lịch, đi làm thiện nguyện cùng bạn bè khắp các vùng miền trong cả nước. 

Cái duyên văn chương đến với chị hay duyên chị đến với văn chương? Tôi nghĩ, có lẽ là cả hai, bởi từ khi bước vào văn chương, cái duyên ấy thắm lắm, say mê lắm, nồng nhiệt và đắm đuối lắm. Khi cuộc đời đã trải những thăng trầm, vốn sống đã đầy, lại là một phụ nữ thông minh tinh tế, có kiến văn rộng và tình yêu thương con người, góc nhìn cuộc sống phong phú… Tất cả những điều đó đã làm đầy chị và có cảm giác tất cả như chỉ chờ chị ngồi vào máy tính là ào ạt tuôn ra. 

Yêu cuộc đời, yêu con người, yêu cuộc sống bộn bề những vất vả buồn vui này mà cái tâm cái tình trong con người văn của chị cất tiếng thao thiết. Viết cho mình, viết cho đời bằng sự cảm thông, chia sẻ… Chị viết như một sự trang trải lòng mình, viết như muốn hoà tan mình vào với cuộc sống xung quanh.

Bề ngoài ta thấy một Hoa Mai nhẹ nhàng, rất yêu thương, tinh tế và mực thước. Nhưng đọc tiểu thuyết “Người trong giấc mơ” của chị thì lại thấy tình yêu trong sâu thẳm con người chị là một “thế giới” của những ẩn ức, những nỗi buồn và khát khao cháy bỏng được yêu thương. Điều tuyệt vời là, những ẩn ức, nỗi niềm, khát khao…ấy lại được chị thấu cảm và sẻ chia với cuộc đời, với hoàn cảnh trớ trêu của những nhân vật, chứ không yếu đuối, tầm thường và bi luỵ cá nhân mình. Đọc sách mà chạm phải nỗi buồn, nỗi khát khao của người “sống đã rồi hãy viết” thì nó rưng rưng, ám ảnh lắm. Vì nỗi buồn ấy xa xôi, dỗi hờn ý nhị lắm. Gấp sách rồi mà cứ thấy mênh mang cứ như bị cái nỗi buồn kia, cái khát khao kia nó ám vào mình, nó là của mình vậy. 

***

Trở lại với tập thơ “Khoảng trời của ngoại”. Thú thật, khi nghe Mai chia sẻ: em sẽ viết và in một tập thơ thiếu nhi, mà là in song ngữ, tiếng Việt và tiếng Anh. Tôi khá ngỡ ngàng, nhưng tôi tin vì biết chị là người ít đùa cợt tầm phào. 

Có thể nói “Khoảng trời của ngoại” được chia làm hai mảng, một là thế giới riêng của tuổi thần tiên. Ở mảng này, tác giả đã vào vai bà ngoại một cách khá nhuần nhuyễn để tâm sự, để trò chuyện tâm tình và vui chơi cùng bé bằng sự am hiểu tâm lý, tình cảm trẻ thơ và ngôn ngữ trong trẻo, ngộ nghĩnh đáng yêu…

Ơ bạn mèo nhóc

Đôi mắt tròn xoe

Sao như muốn khóc

Tớ buồn theo luôn

 

Ếch con tập đọc

Vang cả ti vi

Cún con thể dục

Mắt đang liếc gì.

Viết cho thiếu nhi, cho trẻ nhỏ khó lắm, viết cho thiếu nhi mà lại hay nữa thì càng khó. Phải là yêu thương trẻ lắm, hiểu trẻ lắm và biết đặt mình vào niềm vui, nỗi buồn, sở thích… của trẻ con, bằng tấm lòng nhân ái thì mới có được cái ngôn ngữ hợp với chúng và chúng thích. Tuổi già mà giọng cứ bi bô, ngộ nghĩnh hồn nhiên thì phải sắm vai con trẻ thì con trẻ mới thấy gần gũi, thân thiện.

Hình như bác Chão Chuộc

Đọc thông báo ngoài ao

Sắp có trận mưa rào

Me, sấu cười tít mắt.

Không chỉ vui đùa, dỗ dành hay chia sẻ…mà còn cho trẻ những có được những bài học đầu tiên về thiên nhiên, đất trời, cây cỏ… về thế giới của muôn loài, về kỹ năng sống và ứng xử. Hoa Mai đã thật tinh tế với những bài thơ như thế.

Mảng thứ hai được hình thành là xuất phát từ cảm xúc thực trong bối cảnh thực. Bối cảnh ấy chính là đại dịch Covid19. Sống trong đại dịch, hàng ngày tiếp cận và chứng kiến những cảnh tượng, những hình ảnh của các cháu thiếu nhi và của chính cháu mình phải sống trong một hoàn cảnh đặc biệt. Những hình ảnh ấy đã tạo nên những cung bậc cảm xúc đến không thể dồn nén. Lòng bác ái và tính nhân văn trong con người chị đã viết nên những vần thơ đầy xúc động. Thấu cảm nỗi buồn con trẻ khi phải giam mình trong không gian của căn phòng, không được đi học, không được tung tăng dung dăng đi chơi. 

Trung thu đã đến

Bé vẫn ở nhà

Không rước đèn được

Bé buồn lắm nha.

Thành phố chống dịch 

Nhà bé cách li

Làm sao mua gì

***

Hay là: 

Vì con Covid

Chẳng được đi chơi

Bé đành quanh quẩn

Như chú mèo lười

Với góc nhìn trực quan của người thân và óc quan sát tinh tế. Mỗi bài thơ đều là những tâm tình sẻ chia, những cuộc trò chuyện hết sức thú vị và thân thiện, ngộ nghĩnh, hồn nhiên… đã mang đến cho cháu niềm vui, thích thú, bớt đi những lo âu sợ hãi. Nghệ thuật là ở chỗ, dù là trò chuyện với bé trong hoàn cảnh cách li nhưng không gian thơ lại khá rộng và khoáng đãng. Có sân có vườn, có bờ ao, cây khế, có chim hót véo von…

Vui chơi, trò chuyện với con trẻ mà thơ vẫn giàu hình ảnh và đong đầy cảm xúc. Ngôn ngữ dung dị, trong trẻo hồn nhiên như đùa vui mà như vỗ về, dạy bảo… Thế giới trẻ thơ bao giờ cũng thánh thiện trong veo. Hoa Mai không chỉ hiểu mà còn rất yêu, rất thân thiện gần gũi với trẻ. Chính vì vậy mà chị đã thành công ở tập thơ thiếu nhi “Khoảng trời của ngoại”. 

“Khoảng trời của ngoại” là tập thơ thiếu nhi song ngữ Việt - Anh do hoạ sỹ Trần Thắng vẽ bìa và minh hoạ. Sách được in 4 mầu rất đẹp, tạo nên sức hấp dẫn đối với trẻ.

Chúc mừng nhà thơ Hoa Mai đã thành công với ấn phẩm thơ cho thiếu nhi. Hy vọng chị sẽ còn tiếp tục viết nhiều cho thiếu nhi và không chỉ là thơ.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca
Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.
Xem thêm
Hành trình trở về trong chùm thơ Phạm Thanh Bình
Những ngày cuối năm, khi mùi Tết đã phảng phất đâu đó, tôi bỗng nhận được chùm lục bát của nhà thơ Phạm Thanh Bình ở thành phố Hồ Chí Minh gửi tặng. Thật lạ, giữa thành phố ồn ào náo nhiệt vậy mà từng câu thơ lục bát vẫn trong trẻo chân quê. Bao hình ảnh về cảnh quê, Tết quê dường như cứ thao thiết chảy trong dòng cảm xúc thương nhớ của nhà thơ. Tôi cũng là người xa xứ cùng thế hệ với tác giả nên đọc thơ mà cảm thấy lòng mình cứ nao nao nỗi nhớ cố hương.
Xem thêm
Nguyễn Bình Phương, nhà thơ chơi chữ họa lên tương phản thực hư của hiện thực huyền ảo
Thơ Nguyễn Bình Phương không dễ đọc. Sáng tác của ông không hướng tới công chúng xã hội mặc định thường giới, mà cho một tầng tinh anh chỉ định, dù thơ ông chính là trữ tình tự sự, câu nào cũng dựng hình ảnh biểu tượng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
“Tiếng sấm Đồng Khởi” Bến Tre (1960) âm vang dai dẳng dồn dập nhiều năm khiến chế độ cộng hòa đương thời còn chịu sự tác động ngoại lai phải kinh hoàng lo sợ, tiếp tục bắt lính khắp nơi để tăng quân, không chừa cả sinh viên, giáo viên ở các trường học. Năm 1963, bị gọi đi trình diện học sĩ trù bị, tôi âm thầm trốn học trò và hiệu trưởng, rời bỏ Trường Trung học Long Mỹ - Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang) - một huyện lỵ xa, lánh về Cần Thơ xin dạy Việt văn tại Trung học Tư thục Thủ Khoa Huân tại đường Thủ Khoa Huân (Cần Thơ) của ông Trần Đình Thân. Tình cờ, không, phải nói là may mắn, tôi được gặp một bài văn của Trang Thế Hy mà không rõ vì lý do nào, soạn giả lại không ghi xuất xứ. Đoạn văn được nhà văn, nhà giáo yêu nước Thẩm Thệ Hà (1) biên soạn, đưa vào quyển Giảng văn lớp Đệ Lục (nay là lớp 7) do nhà xuất bản Sống Mới ấn hành năm 1962. Nhan đề bài giảng văn là “Con người quả cảm”.
Xem thêm
“Bình yên từ phía quê nhà” của Nguyễn Văn Hòa
Cầm cuốn tản văn nho nhỏ trên tay: “Bình yên từ phía quê nhà”, giữa chốn nhộn nhịp của đất Sài Gòn, mà trong lòng tôi cảm thấy có một điều gì đó rất đỗi là chân quê, rất đỗi là an yên trong tâm hồn của một con người, khi bản thân chúng ta luôn quay cuồng với những tất bất hơn thua, cố gắng, lăn lộn ngoài đời sống, để đi tìm những giá trị vật chất hay tinh thần nhằm thỏa mãn những ham muốn khát vọng ở đời thường, thì khi đọc bình yên từ phía quê nhà, chúng ta dường như, hoặc đã có trong tay liều thuốc cho sự tự chữa lành, cho việc quân bình, cân bằng lại trong cuộc sống.
Xem thêm
Có một buổi chiều như thế!
Đọc bài thơ “Thơ viết chiều cuối năm” của tác giả Ngô Minh Oanh
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền - nhìn trời thấy hiện dòng sông
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 157, ngày 2/1/2025
Xem thêm
Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng
Bài viết của Khuất Bình Nguyên về thơ Mai Quỳnh Nam đăng trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
‘Mùa xuân’ trong thơ Trần Ngọc Phượng
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
“Hoa cho tình yêu” kết quả “ngọt lành”
Về tiểu thuyết “Hoa cho tình yêu” của Nhà văn Hoàng Phương Nhâm, tác phẩm được trao giải thưởng của TPHCM...
Xem thêm
Những ngón tay mải miết lần tìm mạch sống
Cảm tập thơ “Năm ngón chưa đặt tên” của nhà thơ Đinh Nho Tuấn
Xem thêm
Tôn thờ mảnh hồn quê thô mộc mà thiêng liêng trong Vẽ nhớ”
Thanh thoát, nhẹ nhàng, trầm tư, ưu nhã nhưng nhiều nỗi bồn chồn: Nỗi bồn chồn mang tên Thanh Hoàng. Tâm sự lòng riêng của một hồn thơ chọn vị trí kẻ làm con để tạo tác cái đẹp nén đau
Xem thêm
Anh Đức: Nhà văn - chiến sĩ tiêu biểu của nền văn nghệ cách mạng miền Nam
Tham luận của PGS-TS Võ Văn Nhơn đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Anh Đức, cuộc sống và quan niệm sáng tác
Bài viết của nhà phê bình Bùi Công Thuấn
Xem thêm
“Minh Châu tỏa sáng” với nhiều góc nhìn
Bài của nhà văn Lê Thanh Huệ về truyện ngắn “Minh Châu tỏa sáng” của Nguyễn Trường
Xem thêm