TIN TỨC

Êm ả một nỗi buồn của Lê Hoàng Anh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
982 lượt xem

LỆ HỒNG


Quan niệm văn học của nhà thơ Lê Hoàng Anh: “Còn thi ca nghĩa là còn lòng nhân từ trên trái đất”.

ÊM Ả MỘT NỖI BUỒN
 

Thuyền nhỏ neo đợi ai

Trong xanh soi bóng chiếc

Hoàng hôn rộng và trong

Lãng đãng hồng ngấn nước

 

Và đâu đây văng vẳng

Bìm bịp ngắt quãng kêu

Điên điển vàng xiêu xiêu

Gió ngược lay bến vắng

 

Quê cha lâu về lại

Con bàng bạc nỗi buồn

Hình như chiếc cầu gỗ

Đã bắt đầu tróc sơn

 

Hình như hàng dừa ấy

Ai đã chặt mất rồi

Nhưng hình như hàng xoài

Lại xum xuê hơn trước

 

Có còn và có mất

Biết thế con vẫn buồn

Chiều mênh mông xa vắng

Một con thuyền cô đơn

                              (Rút từ tập thơ “Hạt thời gian” của Lê Hoàng Anh)

 

‘Êm ả một nỗi buồn’ Lời thì thầm với hoàng hôn!

Nhà thơ Lê Hoàng Anh trải nỗi buồn lên con sông quê cha một thuở. Dòng thời gian với tuổi đời tuổi nghề của chị là những cột mốc vàng, những thành tựu mà ít nhà thơ nữ gốc Sa Đéc nào có thể có được. Với hai bằng cử nhân ngữ văn và cao học lịch sử, được tặng thưởng kỷ niệm chương ‘Vì sự nghiệp văn học Việt Nam 2007’ cùng nhiều giải thưởng thơ khác. Bảy tập thơ, ba tập sách phê bình văn học và khảo cứu, một kịch bản sân khấu - đủ cho chúng ta sự ngưỡng mộ về tri thức lẫn tâm kiến của chị.

Đôi khi, chị ví mình là ‘Búp thông non’ lăn theo cơn gió bồng bềnh, gió đùa trái non tơ trượt mềm trên đồi lá xanh he hé. Có lúc là nụ cúc vàng tung nắng qua thảm cỏ may líu nhíu, những vần thơ khẽ khàng nhắc nhớ chị thế. Hoặc giản đơn chỉ là:

Thuyền nhỏ neo đợi ai

Trong xanh soi bóng chiếc

Góc nhớ của cô gái miền sông nước là người đi người còn ở lại, cuộc chia ly vì thế sẽ trở nên đắng đót. Tình yêu trong veo neo lại bến bờ, bất chấp những mùa gió chướng thổi rát mi. Phép ẩn dụ đã hóa màu mặt nước phù sa vàng đục, thoáng chốc soi được cả ráng chiều đẫm sắc.

Hoàng hôn rộng và trong

Lãng đãng hồng ngấn nước

Ánh tà dương phả lấp cả mảng sông, đôi mắt ai dõi theo ngút ngàn bóng lượn. Cuối vạch trời, những dãi lụa sóng màu huyết dụ dạt về, từng vạt ngấn nước hồng lãng đãng trôi. Có phải giọt lệ từ trái tim giữa mênh mông khắc nhớ. Mơ hồ, nhà thơ mang gánh buồn đặt lên chiếc lá vàng rơi, chầm chậm chờ lá vùi mình trong bóng chiều thinh nhẹ. Cảm giác được tưới mát, môi khẽ cười, an yên ngồi ngắm ánh tà nhỏ hạt xuyên mắt lá.

Chốn riêng của nhà thơ mong manh thế! Có lẽ với chị, cuộc đời nhẹ như cánh đồng cỏ lau phấp phới. Gió lao xao, hương sông quê có vị ngọt mặn mòi từ nước mắt vui buồn hãy thả lên sông thương!

Và đâu đây văng vẳng

Bìm bịp ngắt quãng kêu

Điên điển vàng xiêu xiêu

Gió ngược lay bến vắng

Không gian của người âm thầm chờ đợi được kết tinh từ tiếng vọng. Không giống bất kỳ nơi chốn nào, bởi các giác quan đã mặc niệm, chúng lặng lẽ kiếm tìm vết tích xưa. Văng vẳng tiếng bìm bịp ngắt quãng là tiếng tâm thức cựa mình. Nhành điên điển liêu xiêu phải chăng khúc xạ từ bóng mắt đã mõi nhừ canh thâu. Gió có xuôi ngược qua miền nhớ cũng chỉ ngân rung một dây trầm rưng rức. Các động từ láy gợi ký ức xưa, chuyện của cô bé ước được thấy lại tuổi thơ trong trẻo, vẫn ngắc ngứ giữa đôi bờ thực mộng.

Hình ảnh vừa tĩnh vừa động lắt lay cả một dãi sông dài. Âm vang tứ bề dội vào đáy sông cô đơn bật khẽ. Nhà thơ gọi ai, hay bến vắng tủi hờn lên tiếng.

Thì đây:

Quê cha lâu về lại

Con bàng bạc nỗi buồn

Hay con đã bàng bạc tóc mây pha gió nắng. Thời gian có vẻ nên bức tranh chiều nhuộm tím triền bờ, vẫn không thể lột tả được các vết nức giằng trong dấu nhớ. Lạc vườn xưa mất rồi, Cha ơi!

Hình như chiếc cầu gỗ

Đã bắt đầu tróc sơn

‘Hình như’ biểu đạt của nhớ nhớ quên quên. Được hình tượng hóa qua chiếc cầu gỗ đã bắt đầu tróc sơn. Cầu tróc lâu rồi đấy, nhưng nhà thơ không muốn nhìn nhận mình đã phiêu dạt đến muôn trùng vòng xoáy. Để người ở lại, dẫu chỉ còn là sương khói, váng vất qua những con đường đê cỏ cháy. Sương tan, rớt lại một vệt sầu cố hương, bến lặng!

Hình như hàng dừa ấy

Ai đã chặt mất rồi

Ký ức lao xao, bởi tâm không thể ngủ yên. Hoài niệm xa dần cùng vạt nắng hè rọi qua song cửa. Hàng dừa ấy đâu rồi? Tuổi thơ từng dung dăng qua lối mòn dưới bóng râm mát rượi. Nô đùa, té lăn, choàng tỉnh!

Nhưng hình như hàng xoài

Lại xum xuê hơn trước

Quy luật vĩnh hằng của sự sống, vật chất không hề mất đi, chúng chỉ chuyển từ trạng thái này sang hình thái khác. Các thiên thần luôn bất biến, chồi non lại sẽ vươn mầm. Cố gắng an ủi mình để hiểu rằng mỗi giây phút trôi qua trong cuộc đời ta là quý giá, chị mỉm cười như bé ngoan được quà.

Hàng xoài lại xum xuê, ngày và đêm có làm nhung nhớ vơi đi? Sao buốt cả bờ mi lưa thưa, nốt đồi mồi trên đôi má chợt lún sâu thăm thẳm, ta đã khác xưa rồi.

Có còn và có mất

Biết thế con vẫn buồn

Thời khắc có lúc dừng lại chờ, nhộng hóa bướm vàng bay đi, thoang thoảng lời mùa xuân hát. Con lại thấy cánh én lượn trời xanh mà tâm con tím lặng. Lại êm ả một nỗi buồn dìu dịu! Tay chợt đặt lên ngực trái, lắng nghe tiếng ru thời thơ dại. Dẫu đuôi mắt dầy dấu chân chim, và sự thấu hiểu đã chừng lên ngưỡng, thế mà con vẫn buồn!

Cơn lốc nào có thể đưa chiếc võng bên hàng dừa xanh trở lại. Chiếc quạt mo gõ nhịp lên vai con gầy, liêu diêu dáng cha ôm con vỗ về yêu dấu. Xa quá, tay với lạc tầng không, con như trôi vào bóng tà dương tê dại. Đã cố nép mình tìm bến tựa thì cõi hư vô vẫn lạc loài.

Chiều mênh mông xa vắng

Một con thuyền cô đơn.

Ước nỗi buồn hóa thinh không, để mãi là êm ả!

Nhà thơ đã lên chiếc thuyền lặng tờ một dòng trong xanh nhớ. Yên bình cùng miền quê xưa đùa giỡn, với bóng mình!

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm