TIN TỨC
  • Nhà văn trẻ
  • Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Trần Đức Tín

Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Trần Đức Tín

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-06-15 12:08:37
mail facebook google pos stwis
984 lượt xem

GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU NHÀ VĂN TRẺ

Nhà thơ TRẦN ĐỨC TÍN

Nhà thơ trẻ Trần Đức Tín là một trong 22 đại biểu TPHCM tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc tổ chức tại Đà Nẵng ngày 18-19/6. Nhà thơ trẻ Trần Đức Tín còn có bút danh Khét, sinh năm 1989 tại Khánh Hội, U Minh, Cà Mau.

Tác phẩm đã xuất bản: Tập thơ Rồi mình cũng xa lạ nhau – NXB Hội Nhà Văn 2018, tập thơ Mình mắc cạn vào nhau – NXB Hội Nhà Văn 2020, tập thơ Ở đậu trong nhau – NXB Hội Nhà Văn 2021.

Nhà thơ trẻ Trần Đức Tín đã được trao Giải thưởng Nhà Văn Trẻ của Hội Nhà văn TP.HCM năm 2021.

Xin trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của nhà thơ trẻ Trần Đức Tín.

 

TÔI VỚI CÀ MAU CÙNG NHỊP THỞ LONG ĐONG
 

tôi nhớ cà mau - mưa đầu mùa rát mặt

trên bùn lầy ảm đạm xứ u minh

tuổi thơ tôi nguệch ngoạc vết ngang những con còng

heo hút gió

bông tràm réo gọi

 

tiếng toạc toẹc ung khói chiếc kohler

nhuộm sẫm màu chiều bên xóm vắng

 

tôi nhớ em

chỉ hai mùa mưa nắng

cũng đủ thấm anh tầm tã suốt nửa đời

 

tôi nhớ tôi

những ngày tháng rong chơi

ruộng đồng nứt nẻ

đầu trần chân đất

con diều giấy nở nụ cười

những trưa hè sũng ướt cá lia thia

mỗi cọng rơm là một tia nắng mặt trời

 

chiều nghẹt thở bên biển mặn

như muỗi bao vây đống vỏ dừa đốt vội

man mác khói bay

 

sao mà cay mắt

sao mà mặn lòng

tôi với cà mau cùng nhịp thở long đong.
 


Rừng đước ở Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Lâm/Cà Mau Tourism

 

NGỦ HẾT ĐÊM NAY VỚI VÀM CỎ
 

đói một thứ lửa

được thắp lên trong ngôi mộ cổ

 

già làng này chỉ biết nói thật

em bé làng này chỉ biết nói thật

 

những mảnh đói găm sau lưng đàn ông đàn bà

được che bằng sự lên đồng lên cốt của miếng bùa dán trước cửa

ngồi nghe gió trống trong lòng

 

giăng vòng tơ này nữa ta đã phủ mặt mình

chỉ tiếng chó sủa ma là sống

 

ngủ hết đêm nay với vàm cỏ

thương những bóng ma trôi trên sông

 

có khi

ta ngừng thở để sống

có khi

ta tự sinh ra mình.

 

ĐIỀU GIỎI NHẤT CỦA GIỐNG LOÀI MÌNH LÀ LÀM ĐAU NGƯỜI KHÁC
 

đừng em, đừng hát về hoa sen

tôi thấy thương loài hoa vô tội

cũng đừng hỏi tôi đã đi đâu trong ngày tháng bỏ quê

chân tôi bỏng rát giữa lòng người chật hẹp

 

trăng đêm này đã có từ thiên thu năm trước

chỉ lòng ta thay đổi

 

mẹ ơi

con muốn về tắm trong giọt mưa dột xuống góc mùng

xoa dịu đi vết thương đời ban tặng

loài chim nào xẻ mình sau vách núi

mẹ vẫn thế chỉ chúng ta thay đổi

 

điều giỏi nhất của giống loài mình là làm đau người khác

phải không tôi...

Bài viết liên quan

Xem thêm
Văn học trẻ TPHCM: Chờ đột phá
Tháng 12/2021, Hội Nhà văn Việt Nam dự kiến tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 tại Đà Nẵng. Hiện tại, Hội Nhà văn TP.HCM vừa hoàn tất danh sách đề cử 15 tác giả trẻ gửi ban tổ chức. Đây là cơ hội để nhận diện văn học trẻ của thành phố hiện nay.
Xem thêm
‘Tôi không tin một tác phẩm thiếu thực tế lại chạm được vào cảm xúc con người’
Sau những dự án về biển đảo với những ấn phẩm ra đời song hành cùng các hoạt động xã hội sôi nổi tri ân hậu phương của những người lính Trường Sa, nhà thơ nhà báo Lữ Mai lại tiếp tục đồng hành cùng những cựu chiến binh trong hành trình kiếm tìm đồng đội. Tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống nhưng không chỉ có tiếng bom đạn, không chỉ có đau thương mà còn có những cảm xúc ngậm ngùi, hoài niệm trên hành trình đưa hài cốt các anh về đất mẹ. Chư Tan Kra là địa danh đã đi vào lịch sử gắn với những cuộc chiến đẫm máu, nhưng Chư Tan Kra xuất hiện trong thơ Lữ Mai không chỉ là những trận đánh ác liệt, mà còn là một kỉ niệm, nơi tình đồng chí được tôn vinh và sống mãi. Chư Tan Kra mây trắng, tập trường ca mới nhất của chị vừa hoàn thành ngay lập tức đã tạo những hiệu ứng xã hội lan tỏa. Chị cho rằng, thực tế là điều kiện quan trọng để nảy sinh cảm xúc khi viết, chị không tin một tác phẩm thiếu thực tế sẽ chạm đến được cảm xúc của người đọc.
Xem thêm
Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình – Truyện ngắn của Võ Chí Nhất
1. Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu Quận thì Mẫn “lãng tử” có bấy nhiêu cái tên. Điều ấy đòi hỏi một trí nhớ tốt, vì người ta nhẵn mặt gã trên báo với những “chiến tích” lừa đảo và trộm cắp. Xui xẻo cho gã là cả gan đội lốt phóng viên một tờ báo Công an tìm đến tư thất nhà văn Lan Chi để nhận bài viết “Chiến công thầm lặng của những người khoác bộ quân phục xanh lá mạ”. Bà nhà văn già trước khi viết bài đã sốt sắng gọi về tòa soạn báo để hỏi thăm và thế là sau khi chôm chiếc nhẫn đính kim cương 4 karat của bà, Mẫn “lãng tử” được cảnh sát chờ sẵn để mời đi “nghỉ dưỡng”… Nhưng nhà tù chỉ giữ chân Mẫn chứ không thay đổi được gã, hết hạn thì cũng phải thả ra thôi.
Xem thêm
Người bị sét đánh - Truyện ngắn Ngô Thúy Nga
Ngô Thuý Nga sinh năm 1989 ở Hà Tĩnh, tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TPHCM, hiện là Biên tập viên NXB Hội Nhà Văn chi nhánh miền Nam. Cô đã xuất bản 2 tập truyện ngắn Nước mưa của chàng câm, Mùa này sao cứ dài nhung nhớ, tiểu thuyết Những mùa ngâu và tập thơ Nốt lặng; được trao nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Nhà văn trẻ Hội Nhà văn TPHCM năm 2016 cho tập thơ Nốt lặng và Giải ba Giải thưởng Cây Bút Vàng lần thứ 3 (2015 -2017) với tiểu thuyết Những mùa ngâu.
Xem thêm
Ở phía bên kia núi - Truyện ngắn của tác giả trẻ Đặng Thùy Tiên
Đặng Thùy Tiên sinh ngày 08/8/1990 ở Lai Châu, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành bảo hiểm Trường Đại học Lao động – Xã hội năm 2013; có truyện ngắn, tản văn đăng trên báo chí địa phương, trung ương và in chung một vài tuyển tập, được trao 2 giải thưởng văn học mạng; Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lai Châu.Truyện ngắn của Đặng Thùy Tiên là những câu chuyện xoay quanh đời sống người miền núi, chủ yếu là giới trẻ, với những hình ảnh lạ lẫm và cung bậc cảm xúc khác nhau, hạnh phúc xen lẫn đớn đau, ấm nồng xen lẫn nghịch cảnh. Với người phụ nữ trẻ hòa trộn ba dòng máu Thái-Kinh-Hoa, văn chương với Đặng Thùy Tiên như là cánh cửa tâm hồn rộng mở để cô tìm đến sự chia sẻ, đồng cảm và lưu giữ những ký ức văn hóa, cuộc sống đang diễn ra lặng lẽ và sinh động “ở phía bên kia núi” nơi mảnh rất ruột thịt ở vùng biên cương phía Bắc. Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu truyện ngắn Ở phía bên kia núi của nhà văn trẻ Đặng Thùy Tiên đến với bạn đọc.
Xem thêm
Nhà văn trẻ và câu hỏi Vì sao chúng ta viết?
Vì sao chúng ta viết là khẩu hiệu và cũng là định hướng thảo luận quan trọng tại Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 do Hội Nhà văn Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức vào nửa cuối tháng 12/2021 tại TP Ðà Nẵng.
Xem thêm
Nhà văn Võ Thu Hương - Truyện viết ra được in vạn bản
Nhà văn Võ Thu Hương sinh năm 1983, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện là Chánh Văn phòng Hội Nhà văn TP.HCM.
Xem thêm
Đọc ‘Phút Bù Giờ’ của Minh Đan để ta có trách nhiệm hơn với cuộc đời mình
Từ một niềm say mê bóng đá, tác giả Minh Đan vừa ghi thêm vào bộ sưu tập thơ của mình một thi phẩm mới có cái tựa rất thể thao: “Phút bù giờ” sau nhiều lần trì hoãn vì dịch Covid-19.
Xem thêm
Tháng Chạp mùa đi tìm nắng | Chùm thơ Mạc Tường Vi
Cầu nguyện giữa núi rừng, Em yêu lục bát & Tháng Chạp mùa đi tìm nắng
Xem thêm
Chùm thơ Trần Hạ Vi
đường xưa quen lối ngày đã đinhuộm nước mắt trở mình tấm thiệplời chúc mừng lọt trót lời giã biệtngậm rã đắng mềm rời lạc mảnh tim
Xem thêm
Dịch Ruồi - Truyện trinh thám của Võ Chí Nhất
Dịch Ruồi – Truyện ngắn trinh thám Võ Chí Nhất
Xem thêm
Chùm thơ Nguyễn Trọng Lĩnh
Thu lại về trên mắt biếc long lanhbuồn rơi rớt chiếc lá vàng đâu đóanh vội nhặt gói vào trong nỗi nhớsay giấc Huếchiều mơ…
Xem thêm
Diễn đàn Tác động của mạng xã hội với văn chương: “Đó là một phần thế giới mà chúng tôi đang sống”
Đối với người viết trẻ, việc đề cập đến mạng xã hội, công nghệ… trong tác phẩm là hoàn toàn tự nhiên - nhà văn trẻ Nguyễn Dương Quỳnh nói.
Xem thêm
Dịch giả trẻ Hà Linh: Văn chương thế giới đang dần xoay trục
Hà Linh là một dịch giả trẻ dịch khá nhiều tác phẩm Hàn Quốc sang tiếng Việt nhưng cô khá kín tiếng trong giới dịch thuật. Cô cũng từng tham gia dự án chuyển ngữ tiếng Anh cuốn tiểu thuyết Untold Night and Day của Bae Suah – một trong những nhà văn đương đại Hàn Quốc nổi bật. Mới đây, Hà Linh đã giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam dịch phẩm Trắng của Han Kang, một nhà văn Hàn Quốc nổi bật khác. Cô cũng đang rất háo hức với cơ hội được trải nghiệm dịch Cursed Bunny của Bora Chung trong thời gian tới. Góc nhìn của cô về văn chương Hàn và con đường để văn học xứ kim chi đi ra thế giới có nhiều điều đáng để suy ngẫm.
Xem thêm