TIN TỨC
  • Truyện
  • Hai lá thư | Bùi Tuấn Minh

Hai lá thư | Bùi Tuấn Minh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
725 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

BÙI TUẤN MINH

Nửa đêm con tỉnh dậy, không thấy mẹ đâu nữa, ngoài trời như sắp giông, chỉ có gió như những chiếc dao lam sắc lẹm cứa buôn buốt vào căn buồng trống. Con mếu máo chạy ra nhà ngoài, trên chiếc ghế sa lông, bà nội ngồi đó, đôi mắt như giếng cạn, đỏ hoe, thấy con, bà giơ cánh tay nhăn nheo vẫy lại, kéo vào lòng. Cha ngồi đối diện, trầm tư, rít tóp thuốc đỏ lòm. “Tắt thuốc đi, nó lại ho sặc sụa bây giờ”, bà càu nhàu, cha liền đứng dậy đi ra ngoài sân, bàn chân không biết vô tình hay hữu ý dẫm lên chiếc áo hoa của mẹ dưới nền nhà.

 “Con ở nhà với bà, mẹ không về nữa đâu”, cha nói với con vào buổi sáng hôm sau, rồi lại khoác ba lô đi như thể hôm qua chưa từng về. Lúc nào cha cũng lầm lì, khó gần với mọi người, có khi cả ngày cha chẳng nói chuyện với ai câu nào. Người nhà đã vậy, nói chi đến hàng xóm láng giềng, cha về chẳng ai biết, cha đi chẳng ai hay. Cứ như cha xuất hiện chỉ để sinh ra con thôi vậy. Phải thững người một lúc lâu con mới chạy ra đầu ngõ, khi ấy bóng cha đã hun hút cánh đồng. Con không nhớ khi ấy con có khóc hay không nhưng chỉ nghĩ là sẽ rất lâu nữa cha mới về, hoặc sẽ không về. Con sẽ lại như đám trẻ của cái xóm núi này, ngày ngày thất thểu ra đầu xóm, có khi ra tít phía con đường cái, nơi có rặng cây nhãn già nua, xù xì che khuất núi để ngóng người lớn về. Bởi xóm này, thanh niên đến tuổi trưởng thành cứ đi làm xa hết, chỉ còn đám trẻ con cùng tuổi thơ bên người già. Lâu lắm rồi, bà có nói cho cha biết không, chả biết lý do gì, bà bỏ làng đưa cha về đây khi ông mất, dựng nếp nhà, dần dà xóm đông lên, những con người tới đây cũng mỗi người một cảnh, hầu như ai cũng có biến cố, người đời quay lưng, họ chọn cách về với xóm, gom lại với nhau tựa mình vào núi. Cái xóm bé nhỏ chỉ hơn chục nóc nhà nằm cô đơn dưới chân núi, tách biệt, ngăn cách hẳn với làng bởi cánh đồng mênh mông tít tắp.

Mùa hè đồng bằng, mặt trời phía tây rát bỏng, thiêu đốt xung quanh, lúa vàng như chết, nắng nặng như cân đè xuống nhân gian nhưng chỉ riêng cái xóm này được núi đá bao bọc, chở che, râm mát và yên bình. Kể cũng kỳ lạ, giữa mênh mông đồng ruộng, chỉ đất là đất lại mọc lên cái núi đá sừng sững như thách thức ai. Sau này lớn lên con cũng gặp vài cái núi như thế, càng đi xa con lại càng gặp nhiều hơn và cả những nóc nhà khép nép, e dè dưới chân núi như xóm núi nhà mình. Nhà cũ, nhà mới, nhà đang xây có cả, những lúc ấy, con lại nghĩ, hóa ra cô đơn vẫn là một lựa chọn.

Con đã cô đơn từ khi mẹ bỏ đi, nên con sẽ không chọn cô đơn cho phần đời còn lại của mình. Sẽ không như bà, không như cha, không như những người ở xóm núi ấy, những người đã ra đi nhưng lại trở về đó để chọn cho mình cách sống buồn bạc, tẻ nhạt dưới chân núi. Con đã ra đi ngay khi vừa thấy mình đủ lớn, chọn học y để có điều kiện chữa lành những vết thương thể xác con người và chữa lành cho cả chính con. Nơi ấy vẫn còn nợ con một câu trả lời mà ngày trước có hỏi cha lại bảo “Con không cần biết làm gì”, sau này con hỏi nhiều hơn nhưng cha thì im lặng. Vâng, dường như thế giới này chỉ là của người lớn nên khi bà mất, con cảm giác tuyệt vọng nghĩ rằng sẽ chẳng còn ai nói cho điều con muốn biết.

Lâu lắm rồi xóm mới có người chết, mà đám tang xóm núi không kèn, không trống, người làng đến thắp hương cho bà rồi vội vã đi ngay, họ chả muốn lưu lại chốn này, chỉ còn những người trong xóm ấy mỗi người một chân một tay xúm vào giúp nhà mình. Năm ấy, cha già nua trong chiếc áo tang trắng bằng vải xô, ngồi bệt trên chiếc ghế cạnh quan tài, thi thoảng cúi đầu như một lời cảm tạ. Cha không đứng dậy được, đôi chân bất lực run run, lẩy bẩy như thể được gắn tạm vào thân cho có mỗi khi cố gắng đứng dậy, chẳng ai còn nhận ra cha, héo tàn, kiệt quệ như một cái cây đang chết. Con thấy trong ánh mắt tuyệt vọng của cha vẫn còn có nỗi đau khác.

Trước đám tang của bà là đám tang chú Núi từ hồi mẹ còn ở đây. Con nghe mọi người kể, ngày trước chú cũng khăn gói theo cha đi làm ăn xa ở tận tít trong Nghệ An, chú vốn là chàng thanh niên lực lưỡng, khỏe nhất xóm, chú định đi vài năm kiếm tiền về cưới vợ rồi lập nghiệp. Ai ngờ khi chú trở về, thân tàn ma dại, nằm liệt trên giường, cha bảo chú bị tai nạn lao động. Việc nhà rồi chăm sóc dồn cả vào vai cha mẹ già, bao nhiêu tiền dành dụm những năm tháng đi đào đá đỏ cũng dồn vào thuốc thang. Hồi ấy mẹ có dắt con sang nhà thăm, thi thoảng mẹ còn nấu cháo mang sang cho chú, có lần con thấy mẹ khóc đi về.

Vết thương quá nặng, chú không qua khỏi, ngày chú Núi mất thì đêm mẹ đi. Con ngủ trong nhà chẳng biết ngoài kia bão giông, chỉ nghe mơ mơ màng màng tiếng mẹ, tiếng cha mà không sao mở mắt được. Ngày ấy, con sống với niềm tin rằng mẹ sẽ về, ngày nào con cũng ngóng mẹ, lúc thì mình con, khi thì với đám trẻ con trong xóm, lúc ra đầu xóm, khi lại kéo nhau ra tận rặng nhãn già. Bố mẹ con Mai, thằng Sa làm thuê nhưng sớm đi tối về, nên đợi chờ của chúng nó là hạnh phúc.

Còn con, bao năm nay chẳng thấy mẹ, nghe người ta thì thầm với nhau là mẹ có tình ý với chú Núi rồi bị bà với bố đuổi đi, con không tin. Lớn lên một chút, con mới chỉ tin là mẹ sẽ không về nữa, nhưng vẫn lẽo đẽo chạy theo thằng Sa với con Mai ra ngoài con đường cái, để nhìn cảm giác của chúng nó hò hét, phấn khích khi thấy người thân. Lớn thêm một chút nữa, con tìm thấy cho mình một thứ để chờ đợi và cũng reo lên “A, về rồi”, đó là chiếc xe Hải âu màu vàng trắng mỗi tuần chạy qua con đường này hai lần, từ Bắc vào tảng sáng thứ hai và Nam ra chiều thứ bảy. Chiếc xe mà con thấy là chiếc xe đẹp nhất chạy qua đường này, mẹ con Mai bảo đó là chiếc xe chở những hy vọng mang theo niềm tin đến vùng đất mới. Thằng Sa sau này cũng theo bố mẹ nó trên chiếc xe này vào Nam mấy năm sau đó. Nhưng điều đặc biệt là chiếc xe mỗi lần thấy con đều cố tình đi chậm lại, con vẫn nhớ người đàn ông lái xe mặc chiếc áo xanh bộ đội có nụ cười bí ẩn. “Chào cô bé”, người đàn ông trạc tuổi cha lần nào cũng hạ kính xuống khi thấy con và nói giọng lơ lớ Bắc Nam. Lúc đầu còn thấy sờ sợ, những lần sau quen dần, con với cái Mai cứ be miệng cười khanh khách. Cứ thế chiều thứ bảy nào con với con Mai cũng ra con đường rặng nhãn, bố mẹ nó về thì con chờ một mình, phải cố đợi bằng được chiếc xe ấy mới chịu. Câu chuyện đến tai bà, bà cấm tiệt ở nhà, từ đó không cho ra ngoài ấy nữa. Phải rất lâu sau con mới có dịp đi ra con đường đó vào chiều thứ bảy, con đã đợi rất lâu, đến tối mịt, nhiều chiếc xe chạy qua, nhưng chẳng còn gặp lại chiếc xe ấy, có lẽ người tài xế ấy đã già giống như cha vậy…

Miêu về tạm biệt cha trước khi vào Sài Gòn, căn nhà vẫn thế, tĩnh mịch, cô liêu và trong ngôi nhà ấy giờ chỉ có một người đàn ông ngồi lê những bước chậm rãi, bàn chân không nhấc được khỏi mặt đất. Chỉ khi học y khoa Miêu mới biết đôi chân đó bị tác động bởi những vật cứng, hay nói một cách phũ phàng hơn là cha bị người ta đánh trước khi bà mất. Hình như cha muốn nói điều gì, nhưng Miêu không hỏi nữa, dù biết chuyến đi này có thể cô không thể trở về. Miêu cẩn thận đặt lá thư dưới chiếu rồi rời khỏi xóm núi vào sớm hôm sau.

*

Mẹ là con gái của người đàn ông lang bạt đến vùng đá đỏ Quỳ Châu, theo cha đến bãi Triệu, bãi Tỉ, nơi mỗi ngày có đến hàng ngàn con người đem theo hy vọng đổi đời đến đây giành nhau từng mét đất, đào bới để tìm đá quý. Đất như thớ thịt bị con người cày xới, đục khoét loang lổ, đất ngấm mồ hôi và máu tanh ngòm, người chết ngày nào cũng có vì bệnh tật, vì lòng tham và cả thói côn đồ. Mẹ không vào bãi bao giờ, chỉ ở trong lán ngày ngày đi chợ nấu ăn, cơm nước cho một nhóm tầm chục người.

 Một đêm thức dậy, trăng méo mó buông xuống nơi này thứ ánh sáng yếu ớt, mỏng manh, mẹ mơ thấy những người còn sống chiều nay như những hồn ma phơ phất, ngồi trên cái miệng hố rộng, sâu hoắm được chống chéo bằng những thanh gỗ, thanh tre tạm bợ, khóc lóc thê thiết như đòi về cố hương. Từ lòng hố, hơi đất thở lên những làn khói mờ vàng đục màu đất, khói lan khắp bãi, bay vào da thịt mẹ, chạm đến đâu xót đến đấy. Mẹ thức dậy trong sợ hãi, bảo ông ngoại đòi bỏ nơi này “đi bây giờ, lấy gì mà sống” ông đang nằm, nghiêng khuôn mặt khắc khổ nhìn mẹ rồi lại ngủ tiếp.

Đêm sau, ông lay mẹ dậy, rồi móc từ trong cái nịt quần đang mặc một cục đá đỏ to như quả trứng gà so còn bám bùn đất, khuôn mặt ông lấm lem nhưng đôi mắt thì sáng rực “đổi đời rồi con ơi, ngày mai chúng ta sẽ đi”.

Ngày mai vẫn đến nhưng mang theo cả nỗi đau thấu trời của mẹ. Mặt trời chưa lên, đám người lại như dòi nhung nhúc bu lấy cái miệng hố. Bỗng mẹ nghe tiếng nổ lớn, sau đó là những tiếng la thất thanh phía bãi đá, khói bụi mịt mù. Không thấy cha đâu, mẹ bắt đầu gào thét, chạy đến bãi đá, một cảnh tượng hãi hùng trước mặt.

Quá trưa, thi thể người la liệt, người ta xếp xác người dọc bãi, mẹ lao vào bới đất, khóc cạn nước mắt tìm cha, bao người vẫn còn bị vùi lấp trong đó. Chẳng ai quan tâm tiếng khóc của mẹ, con người vẫn nháo nhác, chẳng biết họ tìm cách cứu người hay tìm thứ khác. Mẹ thấy người ta lao đến giành nhau ụ đất có thứ lấp lánh nơi cạnh bàn chân người đầy máu vừa thò ra, họ lao vào chen chúc nhau dường như chẳng ai quan tâm đến người chết, lòng tham như bèo chà đạp lên xác người.

Mấy ngày sau chính quyền huy động máy móc tới thì thi thể ông mới được đưa ra ngoài, mẹ chẳng còn người thân nhưng có một người đàn ông đã bên mẹ những ngày đau thương ấy, đứng ra giúp mẹ lo toan việc chôn cất cho ông, người ấy là cha con. Một thời gian sau, mẹ theo người đàn ông ấy về quê, ngôi nhà dưới chân núi là nơi mẹ đã làm vợ và làm mẹ. Mỗi ngày được nhìn con lớn lên mẹ hạnh phúc biết bao, cứ tưởng đời mẹ sẽ mãi bình yên nơi xóm núi ấy, nhưng cuộc sống nào ai biết được chữ ngờ, cái chữ đã từng cướp mất người cha của mẹ, bây giờ lại mang tới một điều đau đớn khác.

Dường như khi đối diện với cái chết, lương tâm con người mới được thức tỉnh và họ mới biết ăn năn con ạ. Trước khi chết, chú Núi đã kể cho mẹ nghe một sự thật mẹ không muốn tin vào tai mình. Cái đêm trước buổi sáng định mệnh, chú ấy nhìn thấy một người đàn ông đã ăn cắp viên đá của ông, nên khi thức dậy ông đã rất hoảng loạn, nhưng không thể đổ tội cho ai, vì kiểu gì cũng bị người ta đánh. Người cha khắc khổ của mẹ lao vào cái miệng hố từ mờ sáng với hy vọng tìm được thứ gì giá trị khác để đưa con gái ra khỏi nơi này. Kẻ cắp ấy chính là người đàn ông mẹ chung chăn chung gối bao lâu nay. Đau khổ, dằn vặt và cả uất hận, mẹ đã chờ người đàn ông ấy về để chất vấn. Cha con im lặng, không thú nhận, nhưng lương tâm mẹ mách bảo rằng chính cha con là tên trộm.

Mẹ vẫn tin rằng mỗi con người cũng chỉ có một cuộc đời để sống, cuộc đời mẹ đến hôm ấy là kết thúc, mẹ đã chuẩn bị tất cả mọi thứ để tìm đến cái chết, nhưng bà van nài mẹ tha thứ, rồi cầu xin để con lại. Mẹ lao vào bóng đêm, cơn giông mây mù chớp bể cuối trời như muốn kéo mẹ tới để nuốt chửng, mẹ cứ chạy, chạy mãi, vấp ngã rồi lại đứng lên không biết bao nhiêu lần, cho đến khi mẹ lao thẳng vào giữa chiếc ô tô đang lao tới.

*

Miêu phục vụ ở một bệnh viện dã chiến của thành phố đã được hơn 3 tháng, những ngày đầu tại đây đội ngũ y bác sỹ thiếu trầm trọng, dù đã chia thành những ca, kíp nhỏ lẻ, nhưng vẫn quá sức không kham nổi với lượng F0 tăng đột biến, ca nặng ngày càng nhiều, vùng lõi dịch như thân cây yếu ớt vẫn gồng mình. Hiện tại, số lượng bệnh nhân F0 tại đây đã giảm mạnh, chỉ còn lại vài ca nặng.

“Bác sĩ Miêu”, có tiếng đồng nghiệp gọi vào kiểm tra một bệnh nhân nữ có chuyển biến rất xấu. Ca này vào được mấy hôm, nửa tỉnh nửa mê, người chồng đã chết tại nhà, thi thể được chính quyền chuyển đi thiêu, đứa con trai không ở trong thành phố, nghe tin bố mất, mẹ nguy kịch nhưng cũng chưa về được nhà để chịu tang. Người phụ nữ đưa vào đây được thở oxy qua mặt nạ nhưng tình trạng ngày càng nặng, bệnh nhân còn nặng ngực, khó thở, SpO2 92% nên được chỉ định dùng thở máy không xâm nhập HFNC tăng dần. Tối qua, bệnh nhân được thay quả lọc, thay huyết tương. Sáng nay bệnh nhân tiếp tục giãn cơ, thở máy, ECMO, lọc máu liên tục.

Miêu đến bên giường bệnh, nhìn hình ảnh siêu âm tim, thấy phổi đã đông đặc, giãn thất phải. “Không cứu được rồi”, một bác sĩ lên tiếng.

Hết ca trực, vừa cởi bộ đồ bảo hộ, mắt Miêu trùng xuống, cô òa khóc như một đứa trẻ, chẳng buồn lau, kệ nước mắt chảy đâu thì chảy, Miêu đã không còn quan tâm đến nó chảy theo khóe mắt hay rẽ đường nào trên khuôn mặt. Từ hồi vào đây chứng kiến nhiều cái chết, ngày nào cô cũng khóc. Miêu nghĩ về cái chết của người bệnh nhân nữ hôm nay, cái tên chả liên quan gì đến cô, nhưng khi tiếp xúc với bệnh nhân này cô có cảm giác như đã từng gặp ở đâu. Ngày đầu bệnh nhân này vào dù không giao tiếp được nhưng còn chút tỉnh táo, người phụ nữ nắm lấy tay cô, Miêu không nghĩ đó là cái nắm tay biết ơn mong được cứu giúp, cái năm tay lạ lắm, không đặt tên được. Dần dà, người phụ nữ mất ý thức, dù hết ca nhưng cô vẫn cố nán lại để đến theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân này.

Buông một cái thở dài thườn thượt, Miêu cầm điện thoại, thấy một dòng tin nhắn từ cha mình “13/8A đường Lái Thiêu, Bình Hòa…”.

*

Sài thành như hừng đông đang bừng tỉnh sau cơn bạo bệnh, phố xá bắt đầu chen chúc, những con người Nam bộ vui vẻ, nhiệt tình chỉ cho Miêu tìm đến địa chỉ cha gửi trước ngày về. Đó là căn nhà mái bằng cấp 4 nằm sâu trong hẻm, cửa chính mở toang để lộ bức trướng màu vàng bên cạnh ban thờ còn nghi ngút khói hương. “Nhà mới có tang”, Miêu nghĩ khi nhìn vào trong, cất tiếng gọi nhưng không có ai trả lời. Trước khoảng sân hẹp, cô nhìn thấy hai tấm di ảnh mờ mờ tỏ tỏ sau làn nhang khói. Cô chậm rãi bước vào và sững người trước tấm ảnh to treo bên cạnh lối vào phòng trong, đó là hình một người đàn ông mặc chiếc áo bộ đội đang nở nụ cười của 20 năm trước Miêu đã gặp, chú ấy đang hạnh phúc bên cạnh người phụ nữ là bệnh nhân đã nắm chặt tay cô mới qua đời vài tuần trước. Dường như hiểu ra điều gì đó, Miêu rùng mình, khụy chân xuống nền nhà, rồi nức nở, nấc lên thành tiếng “Mẹ ơi”…

*

Hóa ra con người chỉ có một sinh mệnh nhưng lại có nhiều cuộc đời con ạ, chỉ là khi bế tắc cuộc đời này thì người ta có tiếp tục chọn cuộc đời khác để sống hay lựa chọn kết thúc bằng cái chết. Mẹ không chết sau lần lao mình vào ô tô, người lái xe tốt bụng đã cứu mẹ cả về sinh mệnh và cuộc đời. Mẹ theo người đàn ông ấy vào trong này, thay tên đổi họ và sống một cuộc đời khác. Nhưng chỉ có điều mẹ luôn day dứt trong lòng bao năm qua, đó là không mang được con theo. Nỗi nhớ con mỗi ngày ăn mòn nụ cười, cuộc sống của mẹ. Chú lái xe, người chồng thứ hai của mẹ đã thấy con mỗi lần ra đó. Mẹ háo hức nghe chú ấy kể về con như một người đàn bà đắm chìm trong hạnh phúc. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ, mẹ đã ra Bắc tìm gặp cha con, người đàn ông ấy đã bị trả giá bởi lòng tham không thể đứng lên khi nhìn thấy mẹ trở về, cha con đã thú nhận tất cả. Cha con đã bị đám dân anh chị ở Quỳ Châu đánh đập buộc phải nộp lại viên đá đã lấy cắp. Cha không cho mẹ đưa con đi vì con là thứ quý giá nhất còn lại của ông ấy. Mẹ để lại địa chỉ cho cha con hy vọng một ngày con sẽ tìm đến đây…

Miêu lặng lẽ gấp lá thư vào trong túi, cậu em cùng mẹ khác cha đã đưa nó cho Miêu khi thấy nó được để cẩn thận trong ngăn kéo, dường như mẹ đã tiên lượng được điều gì đó. Cô nhìn thành phố hoa lệ đang rực sáng dưới cánh bay, hàng vạn ánh đèn như những vì sao thắp lên trong lòng, Miêu đang nghĩ về điều cô sẽ nói với cha khi trở về xóm Núi. 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm
Mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Tác phẩm Giải thưởng Truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Tiếng chuông muộn màng – Truyện ngắn của Trần Minh Ánh
Đêm đã khuya, mọi cảnh vật đã chìm vào giấc ngủ, tiếng điện thoại tôi đổ chuông, bên kia đầu dây là một giọng đàn ông tiếng Quảng Nam nhưng rất lạ: Alo có phải anh Minh không?
Xem thêm
Nguyễn An Bình - Chùm thơ dự thi (Chùm 2)
Buổi chiều cơn mưa nhỏ qua đâyMang theo cánh cò quay về chốn cũCầu Ba Son in bóngRực rỡ trong ánh chiều tàSoi từng nhịp yêu thươngNối khu đô thị mới Thủ Thiêm bao năm cách trởXanh lục bình vừa trôi vừa nởĐêm bừng lên ánh điệnLấp lóa dòng xe xuôi ngược.
Xem thêm
Nguyễn Đức - Chùm thơ dự thi
Tôi ngồi ngẫm lại đời tôiNợ bao ánh mắt nụ cười thân thươngNợ tóc mây bên kia đườngBồng bềnh theo gió, hương sang bên này
Xem thêm
Xuân bên cửa trời
Truyện đăng Văn nghệ Công An
Xem thêm
Tóc xanh, má thắm, môi hồng – Truyện ngắn Nguyễn Hải Yến
Người đàn bà kéo con vào lòng, che chiều gió hắt, hỏi Thụy chờ ai? Có phải cũng đợi chồng? Thụy cười, bảo không, em tìm thấy người yêu rồi, tận chiến trường miền Đông, cũng đã đón được anh ấy về… Em ở đây chờ một người. Khi bạn ấy về, em trả lại lời hứa mười tám tuổi…
Xem thêm
Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng
Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng.
Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm
Gọi mãi tên nhau
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm