TIN TỨC

Một số thành tựu mới của Văn học thiếu nhi Việt Nam ngày nay

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-06-01 17:16:44
mail facebook google pos stwis
572 lượt xem

NGUYÊN AN

Sang vài chục năm đầu của thế kỉ XXI này, bên cạnh sự sôi động (có người cho là phức tạp) của công cuộc mưu sinh nhằm đổi mới và phát triển những thành quả tốt đẹp hơn từ mỗi gia đình đến toàn xã hội, quả thực, đang có một hiện tượng đáng mừng nữa là: không chỉ các nhà chỉ đạo – quản lý, các nhà sáng tác… mà một số đông công chúng đang có nhu cầu đọc sách, rồi tìm hiểu về các thành quả của văn chương – văn học – văn hóa xung quanh mình nhiều hơn.

Và mọi người dân nhận ra: khi con trẻ tìm đọc say mê các sáng tác thơ văn… thì đời sống tâm hồn và một số ứng xử hàng ngày của các cháu dường như có tươi vui và khôn ngoan hơn.

Các nhà nghiên cứu có lý do để nói rằng: văn học thiếu nhi Việt Nam ta đã có thành tựu mới rất đáng khích lệ và biểu dương.

Ngược dòng lịch sử một chút, người quan sát có thể phân tích thêm mà ghi nhận là:

Trong quá trình sinh thành và phát triển hàng trăm năm qua, văn học thiếu nhi Việt Nam (VHTNVN) đã từng là công cụ hữu hiệu để các bậc ông bà, cha mẹ… truyền dạy cho con trẻ bao nhiêu điều về lẽ sống. Ở những năm xa xưa ấy, VHTNVN chủ yếu, là các áng thơ ca dân gian, các truyện cổ truyền miệng do người lớn sáng tạo ra.

Hơn một thế kỉ gần đây VHTNVN đã có nhiều yếu tố khác trước.

I/ Chúng ta có thể lược thuật ra ở đây một số yếu tố khác trước, hay là một số ngọn nguồn chính đã tạo ra diện mạo và chất lượng VHTNVN khoảng 80 năm gần đây là:

1. Giáo dục nhà trường và trong gia đình, ngoài xã hội đã có sự đổi mới, phát triển theo hướng thực dụng, thực hành rất rõ. Trong xu hướng chiến lược – chiến thuật này, số trẻ em đã biết đọc và biết viết ngày càng đông đảo hơn, ngay ở tuổi mẫu giáo – nhi đồng. Hàng vạn rồi hàng triệu con trẻ Việt Nam ở các vùng miền đã và đang có nhu cầu đọc rồi chép truyện, đọc và chép thơ, trong sách giáo khoa và các sách báo khác.

2. Nhà nước đã tạo ra một cơ chế xuất bản và truyền bá sách văn học cho trẻ em: lập ra các nhà xuất bản như NXB Kim Đồng, NXB Trẻ…. Các báo chí của Đoàn và Đội thường xuyên có trang VHTN; ngay trong những năm chiến tranh ác liệt, nhiều thơ văn cho thiếu nhi đã được in ra, chuyển đến các em khá kịp thời qua hệ thống thư viện và các hiệu sách.

3. Các đoàn thể như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam… đã phối hợp tổ chức các cuộc vận động, các cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi, trao giải thưởng cho các tác phẩm được bạn trẻ yêu thích.

4. Các nhà văn nhà thơ giờ đây đã viết cho trẻ em nhiều hơn, chuyên nghiệp hóa hơn. Nhiều người có khát vọng gieo mầm nhân ái, giáo dưỡng lý tưởng sống cao đẹp cho con người Việt Nam đương đại bằng việc sáng tác thơ văn cho các cháu các em… thật rõ ràng, cụ thể và khéo léo.

Có thể nói: Đây là 4 yếu tố, 4 vấn đề rất khác trước trực tiếp tạo ra sự phát triển lành mạnh cho VHTNVN mấy chục năm gần đây.

II. Ra đời từ bối cảnh xã hội như thế, VHTNVN mấy chục năm gần đây đã đạt được một số thành tự mới rất đáng ghi nhận, biểu dương

Thành tự thứ nhất – đã xuất hiện một đội ngũ tác giả VHTNVN khá đông đảo.

1/ Đội ngũ này nhiều thế hệ, độ tuổi. Trong đó có:

a/ Những nhà văn nhà thơ từng viết các tập thơ tình yêu trai gái, yêu quê hương đất nước hấp dẫn từ trước năm 1945, vài chục năm sau họ lại viết tiếp, góp cho văn thi đàn thiếu nhi các tập mới hay, như Huy Cận: Hai bàn tay em, Phù Đổng Thiên Vương…, Tô Hoài: Miền Tây, Đảo hoang…

Kế tiếp họ, là những tác giả mới như Phùng Quán (Tuổi thơ dữ dội), Xuân Sách (Đội thiếu niên du kích Đỉnh Bảng), Vũ Cao (Em bé bên bờ sông Lai Vu), Lê Khắc Hoan (Mái trường thân yêu)…

Và đặc biệt là những nhà văn như Đoàn Giỏi với Đất rừng phương Nam, Cuộc truy tìm kho vũ khí, Võ Quảng viết các tập thơ văn như Gà mái hoa, Thấy cái hoa nở, Anh Đom ĐómQuê nội, Tảng sáng… Định Hải làm tươi trẻ thơ bằng các tập như Chồng nụ chồng hoa, Em hát-đu quay, còn Phong Thu thì có các tập thật dí dỏm như Điểm 10, Xe lu và xe ca…

b/ Từ cuối những năm 1960 trở đi, có một loại tác giả VHTNVN hoàn toàn mới mẻ xuất hiện. Sự non tơ mà sớm chững chạc của lớp thiếu nhi cầm bút làm thơ và viết truyện này đã làm dậy sóng thi đàn suốt vài chục năm tiếp theo. Thoạt đầu là Trần Đăng Khoa được nhanh chóng tôn vình là thần đồng bởi một loại bài thơ rồi được tuyển vào các tập thơ cho nhiều lứa bạn đọc cùng xem như Góc sân nhà em và khoảng trời, Khúc hát người anh hùng… mà có người cho rằng “hầu như bài nào cũng hay…”. Cùng với Trần Đăng Khoa là những tác giả trẻ trung khác, họ là: Lê Phương Liên, Khánh Chi, Đặng Hấn, Nguyễn Hoàng Sơn, Trần Quốc Toàn, Cao Xuân Sơn, Phùng Ngọc Hùng, Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Trác, Phong Điệp…

Rồi gần đây hơn nữa là những Nguyễn Nhật Ánh, Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Ngọc Thuần, Lê Quang Đôn, Vĩnh Thông, Nông Ích Khiêm…

Thật không thể nào kể hết những tên tuổi đáng quý này. Mỗi người một vẻ, một ngân vang riêng, tất cả, đều khiến cho các nhà nghiên cứu VHTNVN và đông đảo công chúng nhiều năm nay tin mến và hi vọng.

2/ Có chuyện, có vấn đề thú vị nữa là:

a/ Khi phân tích sự có mặt của đội ngũ tác giả VHTNVN hàng trăm người này, ta thấy có xu hướng chuyên nghiệp hóa ngày càng rõ.

Ngay từ buổi đầu lập nghiệp đã chuyên chú với VHTNVN như Trần Quốc Toàn, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Nhật Ánh, Bảo Ngọc…

Từng viết cho mọi bạn đọc, mọi đề tài, nhưng cùng với thời gian và sự chiêm nghiệm thì tập trung viết nhiều cho thiếu nhi hơn như Phạm Đình Ân, Đỗ Toàn Diện, Lê Tuấn Lộc…

Với Nguyễn Quang Thiều chẳng hạn, lại như một chiếu riêng. Ông sáng tác cho thiếu nhi chưa thật nhiều, nhưng các trang thơ văn của ông lại đang tạo ra một ấn tượng đặc sắc.

b/ So với đội ngũ tác giả văn học Việt Nam đương đại nói chung, có thể ví như một tập đoàn quân, thì các tác giả VHTNVN dường như chỉ là một quân khu, một sự đoàn thì phải ? Bé nhỏ và ít ỏi hơn là tự nhiên thôi. Song lực lượng này đang đóng một vai trò hết sức trọng yếu là trực tiếp bồi dưỡng - đào tạo cho nguồn nhân lực sáng tác văn chương của cả nước. Lứa trước dìu dắt lứa sau trong các cuộc vận động – các trại sáng tác, và trên các trang bản thảo… họ đã góp phần tạo nên bản sắc mới cho cả dòng VHTNVN ta.

Thành tựu thứ hai – Đề tài sáng tác của VHTNVN ngày càng mở rộng. Sự mở rộng theo hướng phong phú hóa về nội dung đã đi cùng với sự đa dạng hóa của phong cách nghệ thuật ở mỗi tác giả.

1/ Thoạt đầu thơ thiếu nhi hay viết về sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của trẻ em như Trần Đăng Khoa… Hoàng Minh Chính thì viết:

Hôm qua em đến trường

Mẹ dắt tay từng bước

Hôm nay mẹ lên nương

Một mình em đến lớp…

 

Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như tiếng mẹ.

Trường của em be bé

Nằm lặng giữa rừng cây

Cô giáo em tre trẻ

Dạy em hát rất hay.

 

Mũ rơm thơm em đội

Hương cốm chan hương rừng

Mỗi lần em tới lớp

Hương theo em đến trường.

(Đi học)

Hoàng Tá có bài Cái sân chơi biết đi:

Chiều về cho kênh nước xanh

Lưng bê mát rượi bồng bênh gió hè

Anh em sáo sậu liệng về

Nhảy tung tăng khắp lưng bê hiền lành

Sáo em: “Hí hí… Kìa anh!

Cái sân chơi của chúng mình biết đi.”

b/ Nhưng rồi chiến tranh nổ ra, rồi cuộc sống cũng có nhiều khó khăn hơn, những câu chuyện thường ngày của con trẻ cũng có khác. VHTNVN kể, vẫn hồn nhiên, mà trong tình thương mến đã có vẻ âu lo.

Cô về với bản lần đâu

Cầu treo nhún nhảy qua cầu chưa quen

Cô ơi nắm lấy tay em

Suối sâu mặc suối, cầu bền chẳng sao.

Cô lên dạy học vùng cao

Cầu ơi cầu chớ nghiêng chao quá chừng

Nếu như cầu tỏ nỗi mừng

Bàn chân cô bước cầu đừng rung lên

Hình như cầu hiểu lời em

Trắng tinh mây núi lặng yên che đầu

Sang bờ, nhìn lại suối sâu

Cô cười: May được qua cầu cùng em!

(Qua cầu - Vương Trọng)

Ấy là câu chuyện ở vùng cao. Còn đây là thơ thiếu nhi viết về một ước ao của trẻ em ở thành thị

Em không muốn cô bán kem

Dáng tất tả mồ hôi đầm lưng áo

Thùng kem to hơn cô rất nhiều

Em chỉ muốn cô là cô giáo

 

Nếu được tiên ông cho một điều ước

Em chỉ ước cô là cô giáo

Để không có những chiều giông bão

Cô thẫn thờ thùng kem ế đầy nguyên!

 

Em không muốn thấy cô bán kem

Em chỉ muốn cô là cô giáo.

(Em không muốn. Kim Hương Giang)

c/ Có một nhóm tác giả viết cho thiếu nhi mà ít hướng tới sự vui cười hả hê rộn rã trong đời, mà hay đánh thức lương tâm và trách nhiệm ở trẻ em. Nguyễn Quang Thiều là một người như thế. Ông kể:

Con chim sẻ nhỏ chết rồi

Chết trong đêm cơn bão về gần sáng

Đêm ấy tôi năm trong chăn

 nghe cánh chim đập cửa

Sự ấm áp trong chăn giữ chặt tôi

Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi

 

Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú

Không còn nghe tiếng cánh chim về

Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt

Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt

Một con mèo hàng xóm lại tha đi

Nó để lại trong tổ những quả trứng

Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời

Đêm đêm tôi chợp mắt

Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh

Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

(Tiếng vọng)

Nhân đây, tôi muốn nhắc đến một bài nữa của Cao Xuân Sơn viết cho con gái Bảo Trân, tưởng chỉ là chuyện cha - con trong nhà, đầy tin yêu… mà cũng là bài học đường đời, ông dặn:

Nhà mình nhiều cơn túng bấn

mà chưa đói sách bao giờ

bố muốn bận gì thì bận

con đừng thấy sách ngó lơ

 

…Không cứ ăn xôi mới sống

đừng thèm cố đấm con ơi

giúp được ai, chớ để bụng

được ai giúp, hãy nhớ đời…

 

Xưa nay trăm tài nghìn sắc

không ngoài hai chữ thiện lương

cứ thế mà đi con gái

cả khi mình một con đường.

(Nói với con)

Có vẻ như rất cổ xưa, làm thơ cho con cháu là để nhắc nhở, để hướng thiện cho trẻ. Bài thơ của Cao Xuân Sơn rất thời sự mà cũng đầy chất thế sự nhân gian.

*

Văn thơ của/cho/về thiếu nhi quả là một lĩnh vực riêng về nội dung tư tưởng và phong cách sáng tạo.

Lĩnh vực sáng tạo và nghiên cứu này có một ít đặc thù, nó đòi hỏi người tham gia phải có tấm lòng yêu thương quý trọng, có ý hướng sâu xa mà được phô ra một cách bình dị tinh tế ý nhị... hơn, ấy là chưa kể đến sự tích lũy “vốn liếng trẻ thơ” cho dày dặn đủ dùng, thì mới theo được, mới có thành quả lâu dài được.

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm
Nguyễn Ngọc Hạnh - Hồn thơ reo mãi phía làng
Bài viết của Hoàng Thụy Anh và phóng sự ảnh của Nguyên Hùng
Xem thêm
‘Bút chiến’ thời Tự Lực Văn Đoàn
Trước khi được giải Lý luận phê bình của Hội Nhà văn năm nay thì “Tự chủ văn chương và sứ mệnh tự do” đã được chú ý trong cộng đồng đọc. “Câu chuyện cũ nhưng cách tiếp cận mới, khảo tả công phu, chưa kể những dẫn chứng “đấu đá” hậu trường văn chương, đọc rất vui”, độc giả bình luận.
Xem thêm
Khối đa diện “Mộng đế vương”
Nhà văn Nguyễn Trường chọn xứ đạo ở Cồn Phụng của ông Nguyễn Thành Nam, đạo vừa vừa, gọi là Đạo Dừa
Xem thêm
Hồn quê trong một sắc thơ miệt vườn
Nhà thơ Kiên Giang (1929-2014) - đúng ra năm sinh: 1927 - tên thật Trương Khương Trinh (bút danh khác: Hà Huy Hà, Ngân Hà, Trinh Ngọc, Cửu Long Giang…, gốc người làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay là Kiên Giang).
Xem thêm
Góp... tìm tên cho “Khúc vĩ thanh 109” của Nguyễn Phúc Lộc Thành
Khúc vĩ thanh 109 Nguyễn Phúc Lộc Thành và nỗi băn khoăn của Lê Xuân Lâm
Xem thêm
An Bình Minh: Im lặng sống - Im lặng... viết
Nguồn: Thời báo Văn học & Nghệ thuật
Xem thêm