TIN TỨC

Ông đồ muôn năm cũ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-15 06:43:28
mail facebook google pos stwis
743 lượt xem

NGUYÊN AN

Vũ Đình Liên sinh ngày 12.11.1913 trong một gia đình làm nghề kim hoàn tại phố Hàng Bạc, Hà Nội, nhưng chính quê lại là huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. So với những người cùng thời như Nguyễn Bính và Trần Huyền Trân, Thâm Tâm hay Lưu Trọng Lư... thì đường học hành của Vũ Đình Liên có thịnh đạt hơn nhiều. Nhờ thế, chỉ sau khi đỗ tú tài ít lâu, lúc chưa vào độ tam thập nhi lập, ông đã có một công việc xã hội khả dĩ là thầy giáo các trường tư, công chức Nha thương chính (với chức Tham tá).

Vũ Đình Liên thuộc lứa đầu của phong trào Thơ mới. Năm 1932, ông đăng báo bài thơ Đứa trẻ ăn mày, mở đầu cho sự có mặt của mình trên thi đàn. Và cũng từ đó, người đọc đã bắt đầu nhận ra một nét đặc sắc trong con người và thi phẩm của ông là lòng thương người, mà trước hết, là những người cùng khổ, "dưới đáy" của xã hội. Ít lâu sau, trên các báo Tinh hoa, Phong hóa, Loa... người ta thấy có một loạt bài nữa của ông, đó là những: Hồn xưa, Văn Miếu hoài c, Tháp Chàm... và đặc biệt là các bài như Lòng ta là những hàng thành quách cũÔng đ. Với các bài vẽ lại Cảnh xưa rực rỡ trăm màu mà nay chỉ còn là cảnh Cả hồn xưa yên lặng trong giăng khuya, và cảnh Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay/ Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay... người ta lại nhận ra thêm một nét đặc sắc nữa trong tâm cam và thi ca của ông là sự hoài cổ.

Lòng thương người và sự hoài cổ là hai nét nổi bật trong cuộc sống và tác phẩm của Vũ Đình Liên.

Học nhiều và cũng ham đọc, càng như thế, cái đức tính cẩn trọng như thái quá đã đến với Vũ Đình Liên từ lúc nào không biết, ngay từ dạo ông còn trai trẻ, sung sức. Khi đang được trìu mến và trân trọng bởi những tác phẩm có khả năng sống lâu dài trong lòng bạn đọc - dẫu là bạn đọc khó tính, như Ông đ, Vũ Đình Liên đã bắt đầu có cảm giác rợn ngợp và bất lực trước trang giấy, ông kể với Hoài Thanh là: "Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có một chút giá trị nên đã lâu tôi không làm thơ nữa".

Ấy là ông nghĩ vậy thôi, chứ vào những khi khác, ông lại viết:

Tôi muốn hồn thơ muôn năm không hết

Để ca ru nỗi đau khổ khôn cùng.

(Hối hận)

Sự mâu thuẫn ấy trong ông đã chỉ ra một nét đẹp ở cuộc đời ông, đó là sự hết sức hết lòng vì người khác, dẫu biết tài năng của mình là rất có hạn.

Đức tính khiêm dung vị tha này có ở ông hồi trẻ, khi ông cùng học với Vũ Trọng Phụng ở trường Hàng Vôi, khi ông là thầy giáo ở các trường tư thục Gia Long và Thăng Long, ở trường nữ sinh Hoài Đức và ở cả Đông Dương học hiệu... trước tháng Tám năm 1945 cho đến mãi sau này.

Nhà thơ Trần Lê Văn kể:

"Đã nhiều năm, ngày nào cũng như ngày nào, trời mưa cũng như trời nắng, anh cắp cặp đi bộ từ nhà anh ở phố Bà Triệu vào làng Mọc, trông coi nhà cửa vườn tược cho gia đình người con gái nhà văn Vũ Trọng Phụng, bạn học với anh hồi còn nhỏ tuổi. Anh coi con cháu nhà ấy như con cháu của chính mình, nên chẳng hề tiếc công tiếc sức giúp đỡ...

...Trên đường phố, đường làng lúc nào cũng nhan nhản những trẻ thơ. Nhà thơ cao tuổi lại thích đi bộ nên luôn luôn tiếp xúc với các bạn nhỏ ấy mà lúc nào cũng sẵn sàng giải quyết những khó khăn mà các bạn ấy vấp phải. Có lần một cháu bé chạy lon ton đi mua kẹo. Lúc cháu đưa tiền, bà hàng kẹo bảo còn thiếu một hào (lúc ấy một hào cũng đáng kể lắm). Cháu bé tiu nghỉu và sắp sửa phụng phịu quay về. Bỗng một bàn tay nào đặt vào bàn tay bé bỏng ấy một hào. Y như phép tiên. Bé ngỡ ngàng và kính mến nhìn ông già lạ mặt và hiền hậu ấy mà không biết là ông Liên. Lại có lần qua nhà trẻ, ông thấy một cháu bé xíu đòi mẹ, khóc đến đứt hơi khi mẹ cháu đã đi rồi. Ông dừng lại giúp cô giữ trẻ, bế cháu, dỗ cháu cho đến khi cháu nín mới thôi. Không bao giờ qua đường thấy trẻ con ngã mà ông không nâng cháu lên, phủi quần áo và xoa bóp chỗ đau cho cháu. Không bao giờ thấy một cháu bé bị bố mẹ đánh đòn vì phạm lỗi mà ông không tìm cách gặp bố hay mẹ cháu để nói một vài điều bổ ích về việc dạy trẻ”.

Như vậy, thơ với đời ở Vũ Đình Liên là một. Phải chăng vì thế mà đến năm 1990, sau khi đã nghỉ hưu được 15 năm, đã để lại chừng hơn một phần ba thế kỉ dạy học, trong đó có mười năm làm chủ nhiệm một khoa lớn - khoa Tiếng Pháp, tại một trường Đại học lớn - Trường Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ, nhà thơ - giáo sư Vũ Đình Liên đã được Nhà nước ta tặng danh hiệu cao quý: Nhà giáo nhân dân?

Trên văn - thi đàn Việt Nam hiện đại, đã có lúc người ta tưởng rằng Vũ Đình Liên và Thâm Tâm, rồi cả Hoàng Lộc và Hồng Nguyên sau đó... là những "nhà thơ một bài". Thật ra không phải thế.

Với Vũ Đình Liên, sau kiệt tác Ông đ, đủ để đưa ông vào số những tác giả cán mốc cho lịch sử văn học hiện đại, ông còn có nhiều bài thơ khác rất đáng chú ý nữa. Có điều đáng tiếc là: Các bài này dường như chỉ được biết tới qua các bản chép tay - thơ được chép tay - thường là thơ được nâng niu quý trọng - dẫu vậy, cũng chưa có sức tác động, giao hòa thật nhiều - Các bài đó là: Người kỹ nữ Cầu Trò (1973), Người đàn bà điên ga Lưu Xá (1977), Xem hàng độn tóc ở Hàng Đào, Lại gặp người đàn bà điên ga Lưu Xá (1987), Người điên - Nàng tiên (1992)...

Trong số này, bài Người đàn bà điên ga Lưu Xá là một bài được ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. Lần ấy, là lần nhà thơ du xuân lên Thái Nguyên, bất chợt gặp người đàn bà điên ăn mặc rách rưới, mặt bủng da chì đang ngồi trên sàn toa xe lửa...

... Tôi với người điên ngồi không nói

ới sàn trên ghế vẫn nhìn nhau.
 

Tàu đến Quán Triều khách xuống xong

Còn người điên ấy với toa không

Tôi không ngồi nữa, chần chừ bước

Như cả chuyến xe nặng trĩu lòng.

Rồi nhà thơ lấy trong túi xách một góc bánh chưng, một gói mứt sen nhỏ, hai tay nâng gói quà Tết trao cho người điên, sau đó:

Chia tay không một lời hò hẹn

Hai mặt ảnh hình bốn mắt ghi.

Điều đáng nói là: Trước người điên ngơ ngác tiều tụy ấy, nhà thơ không thấy kinh tởm, mà chỉ nghĩ rằng:

Còn tôi biết cuộc đời đã trút

Lên hoa kia sương tuyết nặng dày

Đời độc ác lòng người bội bạc

Làm hoa kia thành đống rác này.

Thì ra, theo ông, người đàn bà điên chính là một bông hoa bị vùi dập! Và ông mong mỏi:

Đời sẽ đổi lòng người sẽ đổi

Sẽ trở về tình nghĩa xót thương,

Hãy trút hết áo quần hôi thối

Cho thịt da tỏa lại hương thơm.

Có thể nói: Nếu không có một lòng yêu thương con người, một tấm lòng nhân ái cao cả, ông không thể nghĩ suy và ước mong như vậy được. Ở đây, tình thương người của nhà thơ đã phát triển, đã đẩy ý thơ vốn bình thường thành cái tứ thơ siêu việt theo phong cách thơ Bôđơle: Nhìn thấy cái đẹp đẽ, cao thượng, đáng trọng... ngay trong vẻ rách rưới xác xơ vô vọng của con người, giữa sự bí ẩn bao la của vũ trụ.

Bài Người đàn bà điên ga Lưu Xá, vì thế, đã được coi là bài tiêu biểu cho một sự phát triển của phong cách thơ Vũ Đình Liên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bài thơ gợi liên tưởng một mối giao hòa, một mối tình huyền thoại (vì theo lời nhà thơ kể thì mười lăm năm sau - năm 1992, người đàn bà điên ấy lại hóa thành một cô gái đẹp Thịt da trầm tỏa hương bay/ Như hồi đôi tám hây hây má hồng, cô gái ấy đã đến thăm ông ở Gác Hương Lửa tại phố Bà Triệu).

Gác Hương Lửa, tưởng cũng nên nói thêm về địa chỉ này trong cuộc đời và văn nghiệp Vũ Đình Liên. Đó chính là một căn phòng nhỏ bề bộn sách và báo cũ mới, bản thảo viết tay và các bản phôtôcopi, tranh minh họa và những di bút của các bạn văn nghệ sĩ của nhà thờ... trong tòa nhà 156B phố Bà Triệu ở Hà Nội. Tại đây, ông tiếp các bạn văn trẻ tuổi, các học trò cũ và sinh viên,… và cũng tại đây, đã có những kỉ niệm chứa chan tình văn nghệ, tình đời giữa ông với danh họa Bùi Xuân Phái, và nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu. Ông viết tặng họa sư Bùi Xuân Phái hai câu thơ từ nơi đây: Thiên thần nghệ thuật là chuyên nghiệp/ Đốt trái tim trầm gửi gió hương. Rồi Gác Hương Lửa quá chật chội bộn bề, ông lại cùng Bùi Xuân Phái và Trần Văn Lưu biến nhà 11 phố Hàng Bông - nơi ở của Trần Văn Lưu thành Đền Văn hóa nhân loại mà sau đó những người quen biết các ông quen gọi đây là Nhà bảo tàng Lưu - Liên - Phái. Trong Đền Văn hóa nhân loạiNhà bảo tàng Lưu - Liên - Phái này, các ông vẫn thắp hương vào các ngày giỗ Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu... và cả những V. Huygô, Bôđơle,... trên Bàn thờ Văn hóa. Bấy giờ, hai bên Bàn thờ Văn hóa vẫn còn đôi câu đối: Nhân loại xây đền Văn hóa mới/ Hòa bình dựng tháp Đại đồng xưa do Vũ Đình Liên và Bùi Xuân Phái viết. Năm 1988 danh họa Bùi Xuân Phái ra đi, nhà thơ khóc bạn:

Anh đi thấm thoắt một năm qua

Mây nước trời nào đón bạn ta...

Sinh thời nhà thơ cho biết: Gác Hương Lửa và Đền Văn hóa nhân loại, trong nhiều năm, đã là nơi nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo cho ông thật nhiều.

Nguồn: Văn nghệ Công An số Tết 2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm
Nơi sâu thẳm trái tim vị tướng
Bài viết của Trung tướng, PGS-TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Xem thêm
Đan Thanh - nghệ sĩ kết nối thi ca và hội họa
Với hiểu biết khiêm tốn của một nhà giáo hâm mộ văn học nghệ thuật, tôi được biết thầy giáo - nhà văn Nguyễn Thanh. Thầy Nguyễn Thanh tên thật là Nguyễn Tấn Thành sinh ra tại xã Tân Quới, quận Bình Minh, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Khi làm văn nghệ, thầy Nguyễn Thanh còn dùng những bút danh khác để viết cho nhiều thể loại bài khác nhau : Thanh Huyền, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Minh Khuê, Minh Văn, Lan Đình, Chàng Văn… Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Cử nhân Văn khoa và đã qua 3 năm chưong trình Cao học Văn chương và Ngoại ngữ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1975).
Xem thêm
Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.
Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm