TIN TỨC
  • Góc nhìn văn học
  • Ngẫm từ sự xuất hiện của những doanh nghiệp Thái Lan tại bữa tiệc SEA Games 31

Ngẫm từ sự xuất hiện của những doanh nghiệp Thái Lan tại bữa tiệc SEA Games 31

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1155 lượt xem

 SEA Games 31 tại Việt Nam đã kết thúc. Đoàn vận động viên (VĐV) Thái Lan về nhì với 92 huy chương vàng (HCV) kém xa đoàn Việt Nam (205 HCV). Nhưng đoàn Thái Lan vẫn tổ chức bữa tiệc cảm ơn. Bữa tiệc đó, có sự hiện diện của 12 thương hiệu doanh nghiệp Thái Lan đang làm ăn tại Việt Nam.

Khi nhìn vào tấm hình một đại diện Thái Lan lên phát biểu tại bữa tiệc cảm ơn nhân SEA Games 31 dưới đây, điều mà tôi để ý không phải là nội dung của tấm brackrop đó là gì, người phát biểu là ai, mà chính là 12 cái thương hiệu Thái Lan xuất hiện trên tấm backdrop.

Bữa tiệc cảm ơn SEA Games 31 của Thái Lan được tổ chức tại Hà Nội với sự xuất hiện của 12 công ty, tập đoàn Thái Lan đang làm ăn tại Việt Nam.

Đó là 12 công ty, tập đoàn của Thái Lan đang làm ăn tại Việt Nam. Và địa điểm mà họ tổ chức- khách sạn Melia Hà Nội (44 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) giờ cũng do một tỷ phú Thái Lan là ông Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu 65% cổ phần và là cổ đông nắm quyền chi phối hoạt động của khách sạn này.

Những thương hiệu còn lại đều đang sở hữu các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam hay đã có quá trình hoạt động lâu năm tại Việt Nam như ThaiBev là công ty đã mua lại Saigon Beer của VN, Central Retail là công ty đã mua lại hệ thống bán lẻ nổi tiếng Big C, C.P Group là công ty chăn nuôi lớn nhất tại VN đã vào nước ta từ những năm 1990-1991. Hiện công ty này đang tổ chức hình thức chăn nuôi gia công (lợn, gà), cung cấp con giống lớn nhất tại Việt Nam. 

Tiếp đến, tập đoàn SCG của Thái Lan năm 2021 cũng đã công bố việc mua lại 70% cổ phần của CTCP Sản xuất Nhựa Duy Tân và nhiều thương hiệu khác như gạch Prime, cùng các nhãn hàng sản xuất của Việt Nam.

MM Mega Maket (trước đây là  Metro Cash & Carry Việt Nam) cũng được Tập đoàn TCC Group của tỷ phú giàu thứ ba Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi mua lại 65% cổ phần từ năm 2016. 

Còn nhiều, rất nhiều doanh nghiệp Thái khác vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục mua lại các thương hiệu hoặc sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp của Việt Nam, ngay cả ông lớn Vinamilk cũng đang được người Thái dần nắm giữ cổ phần khi Fraser & Neave (F&N)- doanh nghiệp cũng thuộc quyền kiểm soát của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, đang là cổ đông ngoại lớn nhất tại Vinamilk, với tỷ lệ chỉ đứng sau cổ đông Nhà nước.

Và chúng ta hãy thử hình dung, đến khi SEA Games được tổ chức tại Thái Lan, thì có hay không có doanh nghiệp nào của Việt Nam đang làm ăn tại Thái Lan cũng tổ chức một bữa tiệc tương tự để cảm ơn các vận động viên của mình? Câu hỏi không khó trả lời, khi có thể khẳng định, có ít rất ít thậm chí là không có khi mà doanh nghiệp Việt đến bản thân mình còn chẳng giữ nổi, lấy gì mà đi mua cổ phần các doanh nghiệp của Thái?

Và sâu xa hơn chút, chúng ta để ý có thể thấy cả 12 doanh nghiệp xuất hiện tại bữa tiệc trên của Thái Lan họ đều là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và làm thương mại trực tiếp. Sự phát triển của họ gắn liền với sự thâu tóm và mở rộng thị phần, thị trường. Và cái đáng suy ngẫm hơn là họ mua lại chính những thương hiệu nổi tiếng vốn là của Việt Nam ta và họ phát triển để phục vụ cho chính nhu cầu tiêu dùng của người Việt. 

Còn nhìn sang các doanh nghiệp của Việt Nam ta thì sao? Không đánh đồng, nhưng có thể nói những doanh nghiệp được cho là có vốn hóa lớn, là đại gia ở ta phần lớn nằm trong lĩnh vực bất động sản, khai thác khoáng sản. Hay nói đúng hơn, doanh nghiệp Việt Nam giàu có lên là nhờ vào buôn bán, chuyển nhượng đất đai, bất động sản chứ không phải nằm ở những giá trị dựa trên những sản phẩm mà họ làm ra. 

Tôi nói chuyện với một ông anh làm về lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, ông này cũng phải thừa nhận, có nhiều lúc bọn anh cũng sốt ruột lắm, mình sản xuất quần quật cả ngày, đêm, đi bán từng mớ rau, cọng hành mà lợi nhuận của một nhà máy/cửa hàng không bằng một vụ chuyển nhượng một căn biệt thự, có lãi cả hàng chục tỷ đồng.

Tôi lại bảo, nhưng cũng có những ông doanh nghiệp đang làm sản xuất sang BĐS dẫn đến sản phẩm đi xuống, thị phần thu hẹp, bản thân thì dính dáng đến pháp luật. Ông anh đáp: Đó là bi kịch của doanh nhân. 

Lại có một ông anh khác cũng làm doanh nhân than, đợt vừa rồi, bọn anh mang gà giống đi bán, người dân không mặn mà, người thì bảo anh sắp bán vườn rồi, người thì bảo gà qué gì tầm này, đi buôn đất cho nhanh. 

Cái bi kịch của doanh nhân mà ông anh trên nhắc đến với tôi đó là sự bất bình đẳng trong cạnh tranh, phát triển của chính các doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, các doanh nghiệp giàu có lên không phải do cạnh tranh bằng cách sản xuất ra được nhiều hàng hóa hơn, có chất lượng hơn và chiếm được thị phần nhiều hơn mà do lợi dụng chính sách đất đai để trở lên giàu có. 

Trong khi đó, các doanh nghiệp thuần về sản xuất phải trả giá thuê mặt bằng cao hơn, hàng ngày ngồi nhìn các doanh nghiệp làm BĐS giàu có lên từng ngày. Và đến lúc nào đó, có thể họ cũng chọn cho mình con đường... đi làm BĐS.  

Kể ra, thấy cũng đúng khi chỉ cần sang tay một căn hộ, chuyển nhượng một miếng đất đã "ăn bằng lần" nhiều lãi cả tỷ đồng, ít cũng vài trăm triệu đồng, thì mấy ai có thể yên tâm nhặt từng quả trứng, vắt từng lít sữa bò hay hái từng mớ rau, cọng hành đem bán.

Vậy là người người, nhà nhà đổ xô đi buôn bán đất đai, bỏ bê sản xuất. Trong lúc đó, người Thái vẫn âm thầm mua lại, thâu tóm các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm thương mại của chúng ta để đến khi Seagame được tổ chức tại ta, họ đàng hoàng tổ chức tiệc mừng và cảm ơn dưới sự tham dự của chính các doanh nghiệp của người Thái trên khách sạn ở đất Việt đã được người Thái mua cổ phần và chi phối.

Còn các doanh nghiệp ở ta vẫn đang hàng ngày "miệt mài" đi tìm những miếng đất đẹp để làm dự án, rồi dùng đủ chiêu trò để thổi, để "đánh" giá đất lên kiếm lời. Những doanh nghiệp đó làm giàu bằng cách lấy tiền từ túi người khác về túi của mình, chứ không phải là giá trị, là thương hiệu mà mình tạo ra để rồi được tưởng thưởng bằng lợi nhuận xứng đáng.

Rất đáng suy ngẫm!

Theo Dân Việt

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm