TIN TỨC
  • Truyện
  • Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung

Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
88 lượt xem

Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.

Nhà văn Thúy Dung

Thời tiết se lạnh, Hiệp khoanh hai cánh tay cho ấm rồi đảo mắt nhìn xung quanh. Mọi người từ trên tàu bước xuống một cách thận trọng. Các cô chú bộ đội, các bạn thanh thiếu niên, có cả nhi đồng từ miền Nam xa xôi đã có mặt tại miền Bắc. Tiếng trống ếch khua vang, cả rừng người áo nâu, cầm nón đứng đợi, nở nụ cười thân thiện. Mọi người thấy ấm lòng với tình cảm của đồng bào miền Bắc. Sau khi nghỉ tạm ở 2 lán trại A và B gần bến cảng để lấy sức khỏe, mọi người được phân tản các vùng khác, tỉnh khác. Hiệp ngỡ ngàng và tập làm quen dần với nhiệt độ, không khí, sinh hoạt tại miền Bắc. Vài thiếu nhi không chịu nổi cái rét mùa đông, cũng bệnh và không còn.

Ngày mùng một tết năm Ất Mùi, 1955, Hiệp không nghe tiếng pháo nổ, chỉ có cờ đỏ sao vàng tung bay phất phới trước cửa nhà dân, không hề có cuộc vui chơi ở địa phương. Sáng mùng 2 tết, mỗi em học sinh nhận một cái bánh chưng nhỏ, một hộp mứt bánh kẹo cho có không khí tết. Trãi qua hơn hai tháng mùa đông ngoài Bắc, Hiệp nhớ hơi ấm của quê nhà, của ba, của má, của chái bếp hun khói. Nhớ quá cánh đồng lúa mênh mông, nắng chói chang, hạt lúa oằn bông, nặng trĩu. Nhớ những lần cùng ba đi chài lưới, đặt lờ, cắm câu... Nhớ mấy câu vọng cổ ba và các anh hay ca. Nhớ cảnh chạy giặc, sống cuộc sống hoang dã, lượm trứng chim, cắt cỏ đưng (gần giống cỏ lát) cho bà ngọai đương võng, nhớ cảnh một mình đi ngang đồn giặc, sém bị kiểm soát toàn thân, có giấu mật thư trong người. Cám ơn cái uy danh của ông Ngoại là xã trưởng mà Hiệp thoát vòng nguy hiểm. Khi ra Bắc, Hiệp chỉ dám khai ông ngoại là “bần cố nông”. Từ nhỏ đến mười ba tuổi, Hiệp quen đi chân không, mặc quần tà lỏn. Đến mười bốn tuổi, nhổ giò, đổi giọng, được mấy chú trong cơ quan Hội nông dân tỉnh cho hai chiếc quần dài để mặc cho lịch sự với người ta. Mười tuổi, Hiệp đã bỏ nhà theo đoàn Thiếu sinh quân, làm giao liên cho Hội nông dân tỉnh được 3 năm thì được chọn đi tập kết. Từ huyện Long Mỹ, Hiệp và các chú mỗi người một ghe chèo xuồng về Bạc Liêu, Cà Mau, ở nhờ nhà má Năm gần một tháng. Hổng biết do ngoại hình hay tánh tình má Năm thương quá kêu Hiệp ở lại làm con rể, mắc cỡ hết sức. Hiệp phải từ chối, nói: con đi ra Bắc hai năm, rồi con sẽ về thăm má và em. Chắc lúc đó mê gái lắm, quên mất ba má ruột ở nhà! Cuối năm 1954, Hiệp được lên chức cậu vì chị ruột sinh con gái, nhưng Hiệp không biết mặt cháu. Anh rể của Hiệp là bộ đội, anh trai là du kích xã.

Sau cái tết đầu tiên tại miền Bắc, Hiệp bước vào năm học mới. Nhờ hai năm ở trường Thiếu sinh quân và 2 năm làm liên lạc cho Cơ quan Nông dân tỉnh Cần Thơ, Hiệp đọc tạm thông, viết cũng gọi là tạm được, vẫn còn sai nhiều lỗi chính tả. Sau khi kiểm tra văn hóa, Hiệp được xếp vào lớp 4. Các lớp học được cất tạm bằng tre, nứa, học sinh được bố trí ở nhờ nhà của dân. Mỗi nhà chỉ chứa được từ 3 đến 4 học sinh. Có một lần, bác chủ nhà hỏi Hiệp:

         - Em học lớp mấy?

         - Dạ, bắt dưới đếm lên là lớp 4.

         - Vì hoàn cảnh chiến tranh mà, cháu phải cố lên nhé!

         - Dạ!                                 

Chỉ vài năm, các bạn cùng lớp với Hiệp chuyển trường liên tục, từ Đông Triều Hà Đông, đến Hà Nam rồi Hải Phòng. Hiệp nào có để ý chi đến việc cải cách ruộng đất tại miền Bắc (1954 – 1957). Nghe nói thu 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay địa chủ cho 2 triệu nông hộ. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã hoàn thành. Mặc dù có những hạn chế, việc cải cách ruộng đất đã đưa đến xóa bỏ triệt để chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Trong Nam, ba má Hiệp có mười công đất, làm không xuể. Căn nhà lá đơn sơ, nhưng không bao giờ bị đói ăn.

Trên đời này, Hiệp mê nhất môn bóng đá. Bóng đá là môn thể thao tập thể, đấu bóng bằng chân, mỗi đội 11 cầu thủ. Trong trận đấu, các cầu thủ dùng chân hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể, trừ tay, riêng thủ môn được phép dùng tay trong khu vực cầu môn của mình để đưa bóng vào khung thành đối phương. Mỗi trận đấu gồm hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút. Do có năng khiếu về bóng đá, Hiệp được chọn vào đội tuyển của trường. Bóng đá giúp Hiệp quên đi nỗi nhớ nhà, được giao lưu, được ăn ngon, được rèn luyện thể chất.

 Tuy nhiên có những chuyện mãi không quên của thời tuổi trẻ: Một bạn Minh Đức, cùng lớp với Hiệp, quê Vĩnh Long từ Hà Nội về trường. Ở chung chưa bao lâu, bạn đi chơi về rồi kêu mất tiền. Đức khẳng định Hiệp lấy tiền của mình. Khi hai thằng đánh nhau, thàng bạn khác chung phòng mới thừa nhận nó lấy chứ không phải Hiệp. Hiệp ghét nhất là thói ăn cắp. Bị vu oan nên không kiềm lòng được, ra tay bằng vũ lực.

Ngày 2-9-1956, học sinh được nghỉ học, những bạn có người thân đi tập kết cùng như: ba, mẹ, chú, bác, cô dì... đều về sum họp cùng nhau. Các bạn đơn côi như Hiệp ở lại trường. Buồn quá! Hiệp rủ ba bạn thân đến vườn bần chơi, mục đích là khám phá vẽ đẹp hoang sơ ven sông. Nơi đây cây cối um tùm, dưới chân đê là vườn bần, bạt ngàn, có rất nhiều trái chín vàng ươm, thật là hấp dẫn. Cả bọn hái rất nhiều, cho vào bọc vải để đem về cho các bạn cùng trường. Đang mãi mê hái trái bần, bỗng nghe tiếng kêu cứu của một phụ nữ, gào rất to: ai cứu tôi với! Nhóm bạn liền chạy đến, thấy một thanh niên đang trấn lột cô gái, khoảng 17, 18 tuổi. Hiệp nói với các bạn cùng đi: Để tao giải cứu cô gái, nếu thấy tao khó khăn tụi bây mới trợ giúp! (vì một đấu một mới là quân tử). Hiệp đánh nhau với gã thanh xấy xa. Kết quả, hắn bỏ chạy, cô gái được cứu kịp thời.

Mùa hè - ai có người thân thì về sum họp với gia đình, những đứa đơn côi ở lại trường, cơm ngày hai bữa, chờ đợi cho qua 3 tháng nghỉ hè. Hiệp hơn các bạn ấy một chút xíu, các đội bóng trong tỉnh mời Hiệp đá bóng thuê. Giữa tháng 8 mùa hè năm đó, Hiệp nhận được bức điện khẩn của chú 7 Cồ. “Cháu về gấp”. Hiệp vội ra thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, đi tàu lửa về Hà Nội, từ Hà Nội đi tàu về Hải Phòng. Ngồi trên tàu lửa, Hiệp hồi tưởng lại ngày quen chú 7 Cồ thật là ly kì và thú vị:

…  Năm đó, Hiệp qua tuổi 16, từ một cậu bé quê mùa chân chất, có phần hoang dã, Hiệp đã quan với cuộc sống văn minh. Hiệp dạo quanh một công viên  của thành phố Hải Phòng, ăn mặc như trai thành thị: quần sọc, áo trắng ngắn tay, trên túi áo cài cây viết có nắp màu vàng rất đẹp, của một người bạn mới tặng. Hiệp đang chầm chậm bước đi thấy trước mặt có hai thanh niên đi ngược chiều. Thằng đi trước vừa qua mặt thì thằng thứ hai áp sát vào Hiệp, tay trái nó nhẹ nhàng rút cây viết. Hiệp nắm chặt cổ tay nó, vặn ngược lên, tay phải đấm rất mạnh vào mặt, chân trái Hiệp gạt vào chân trái của nó té gục xuống đất. Thằng đi trước quay lại, hai bàn tay nắm chặt, mặt lầm lì tiến tới. Hiệp chờ hắn đến gần, vừa đúng tầm, Hiệp xử lý nhanh, nhẹ nhàng, hắn từ từ ngã sấp xuống đất. Bỗng có tiếng động mạnh trên mặt sỏi từ phía sau, hai thằng cao to, mặc quần dài, áo ngắn tay… trên cánh tay bọn chúng xâm trổ rằn ri.

Hiệp hỏi: các anh muốn gì ở tôi?

- Địt mẹ mầy, dám hạ hai đệ tử của tao. Tao đây cho mày một bài học.

- ĐM mày, có bản lĩnh thì từng thằng một chơi với tao mới là quân tử. Đệ tử mày dám chơi, không lẽ tụi bây thua đệ tử hay sao?

Hai thằng bặm môi hung hăng bước tiến về phía Hiệp. Lúc bấy giờ trong đầu Hiệp có 2 phương án: Một là bỏ chạy và la lên: “bọn cướp đánh tôi” để có người can thiệp. Hai là thủ thế, lùi dần đến gần ghế đá có một đống cát thợ hồ bỏ lại. Giả bộ té, hai tay chộp cát chờ hai tên đến rồi tung cát vào mặt chúng rồi dùng chân tấn công hạ bộ đối phương. Hiệp thủ thế và lùi dần từng bước, chờ cơ hội phản công. Hai tên côn đồ đi cạnh nhau, song song tiến từng bước một, không tấn công ồ ạt. Bọn chúng định chơi trò mèo vờn chuột để chọc tức Hiệp. Lúc bấy giờ bầu trời như ủ dột, lất phất mưa bay, không có người nào đi lại ở công viên. Đèn đường đã bật sáng. Bất ngờ từ phía sau hai tên côn đồ xuất hiện một người cao to mặc âu phục màu trắng như người nhạn trắng trong tuyện kiếm hiệp Sài Gòn. Nhanh như tia chớp, ông dùng tay phải đấm ngay vào mặt tên côn đồ, nghe tiếng “bụp”. Tay trái đấm ngay vào mặt tên cô đồ, cũng nghe tiếng “bụp”. Hai quả đấm quá nhanh, quá mạnh, hai cái đầu của chúng nghiêng qua, gần chạm vào nhau. Người áo trắng dùng hai tay túm đầu hai tên côn đồ đập mạnh vào nhau, rồi kéo đầu hai tên ra sau, đẫy ra phía trước. Hai tên lảo đảo ngã sấp mặt xuống đất. Khoảng 2 phút, chúng lồm cồm bò dậy, mặt mũi sưng vù. Người áo trắng dõng dạt nói:

- Tụi mày muốn sống hay muốn chết ?

- Xin đại ca tha mạng, em muốn sống.

- Tụi mày biến khỏi khu này, đừng để tao thấy mặt lần sau, đứng lên, quay mặt ra phía sau, cút mau, đừng để tao đổi ý!

Người áo trắng bước đến nắm tay Hiệp, hỏi: cháu tên gì? Dạ cháu tên Hiệp. Người áo trắng thân mật: Từ giờ phút này, cháu gọi chú là chú Bảy. Bây giờ cháu về nhà chú, chúng ta nói chuyện tiếp nhe. Hiệp ngoan ngoãn đi theo, chú là người cứu mạng, nếu không có chú ra tay thì không biết chuyện gì xãy ra. Nhà chú Bảy, ở mặt tiền, cửa cổng bằng sắt, tường rào kiên cố, có giăng dây thép gai. Ngôi nhà vốn là biệt thự, một trệt, một lầu. Chú Bảy, ở tầng trệt, trên lầu có gia đình một cán bộ khác ở. Chú Bảy nói với thiếm Bảy:

- Đây là thằng cháu tên Hiệp, anh quen trong trường hợp đặc biệt. Em lo cơm nước cho chú cháu tôi ăn nhé.

- Vâng (Thiếm Bảy là người miền Bắc, quê ở Ngã Sáu, Hải Phòng).

Sau khi vệ sinh, tắm rửa, Hiệp mặc lại bộ quần áo cũ, xuống bếp hỏi thiếm Bảy:

- Chú Bảy làm nghề gì vậy thiếm?

- À, Chú là thuyền trưởng tàu viễn dương, thường xuyên ra nước ngoài, khoảng 6, 7 tháng mới về một lần, nghỉ một hai tháng, có lệnh cấp trên lại đi tiếp.

Chú Bảy pha ấm trà loại mốc câu đặc biệt, rót ra ly, bay mùi thơm như bắp nếp mới nấu. Chú bảo: uống trà đi con. Nước trà vào họng, vừa thơm vừa  ngọt, đúng là trà đặc biệt.

- Lúc ở công viên, nghe cháu chửi bon nó, chú biết cháu là người Nam bộ nên chú không thể bỏ đi được. Cháu ở tỉnh nào? Học trường nào?

- Dạ, cháu ở tỉnh Cần Thơ. Cháu đang học trường Học sinh miền Nam số 9.

- Cháu ra Bắc có đi vơi bà con thân tộc không?

- Dạ cháu đi có mình ên à.

- Rất dũng cảm, nhỏ tuổi mà dám đi xa nhà, ở nơi đất khách quê người .

Chú Bẩy tâm sự: Chú tên thật là Cao Hồng Châu, biệt danh Bảy Cồ, người Sóc Trăng (gốc người Tàu). Năm 1952, đại đội của chú bị bao vây vì có nội gián. Đơn vị của chú chiến đấu rất dũng cảm nhưng bị thất bại vì quân giặc đông gấp ba lần. Các chú quyết tử chứ không đầu hàng. Đơn vị có một khẩu đại liên, nếu bỏ thì tiếc. Chú Bảy vác khẩu đại liên chạy khơi khơi trên cánh đồng năng, quân giặt nổ súng bắn liên tục, chắc số mạng chú được trời Phật che chở nên chú thoát nạn. Từ dạo ấy chú được mệnh danh là Bảy Cồ (một loài chim quý của đồng bằng Sông Cửu Long). Hồi năm 1938, chú tròn 20 tuổi, cao 1,83m, nặng 75 kg, thượng đài đánh bại võ sĩ người Pháp tại tỉnh Vĩnh Long. Năm 1939, Chú thượng đài đánh bại võ sĩ người Việt cũng tại tỉnh Vĩnh Long, lấy cúp vô địch. Khi chú về lại quê phải đi đường khác, không dám qua Bắc Cần Thơ vì sợ bị trả thù.

- Con học võ từ khi nào? Chú Bảy hỏi

- Dạ, con chưa học lần nào có thầy trực tiếp. Lúc còn ở trong Nam, trước cửa nhà con là nơi dạy võ cho du kích xã, con học lóm, bắt chước theo từng động tác của mọi người.

- Lần sau, có điều kiện, chú sẽ dạy cho con.

Sau khi ăn xong, Chú Bảy dặn Hiệp một số điều cần thiết như: Khi ra đường nên mặc quần dài, áo tay ngắn, đi giầy vải mềm, dễ di chuyển. Nên thay đổi trang phục, màu sắc khác nhau. Đeo kính râm, đội nón kết, kẻ thù khó nhận diện. Thời gian này không được ra công viên chơi. Trường hợp đặc biệt, khi ra đường phải có 2, 3 người bạn thân để hỗ trợ.

Ngồi hồi tưởng kỷ niệm về chú Bảy kết thúc khi tiếng còi tàu xe lửa vang lên, báo hiệu tàu đã vào ga Hải Phòng. Tiếng cô phát thanh viên vang lên: a lô, a lô, hàng khách chuẩn bị hành lý để xuống tàu. Hiệp đeo ba lô lên vai, bước ra khỏi sân ga, thuê một chiếc xích lô đến nhà chú Bảy. Sau hai năm, Hiệp đã là chàng thanh niên 18 tuổi, vai u thịt bắp. Hiệp bước vào cổng gặp ngay chú Bảy, cả hai ôm nhau thắm thiết. Hiệp vào nhà thấy có vài người lạ: Con chào các chú ạ! Một chú cất tiếng: Chào cháu! Chú Bảy nói:

-Tôi xin giới thiệu với bạn hữu biết tên để làm quen, sau này có khi chúng ta có ngày gặp lại, vì trái đất tròn mà. Đây là anh Tám Hạng, một võ sĩ nặng ký, đã đạt cúp võ nghệ tại miền Đông Nam Bộ năm 1948. Còn đây là đại úy Hoàng Hải, thuyền trưởng tàu Hải quân Việt Nam. Nhiều lần đánh bại hải tặc, có biệt danh là “Đặc công biển”. Tiếp đến là bạn Huỳnh Lan, giáo viên dạy võ thuật thuộc Bộ Công an, TP Hà Nội, là võ sĩ quyền anh thời kỳ đánh Pháp. Kế đến là ban Lâm Minh Bá (Sáu Bá), Phó thuyền trưởng tàu Viễn dương Việt Nam, có sức mạnh vô biên, đã từng hạ gục nhiều đối thủ. Còn đây, chú quay lại phía Hiệp: Thằng cháu này tôi “lượm” được tại công viên TP Hải Phòng cách đây 2 năm, cháu Hiệp đã đánh bại 2 tên côn đồ.

- Thưa các bạn, hai năm gần đây, Hải Phòng phát sinh nhiều tệ nạn xấu, bọn trộm cắp, cướp giật, bảo kê … gây mất an ninh trật tự xã hội. Thủ lĩnh của bọn xã hội đen gởi cho tôi một bức thư thách đấu như sau: “ông Bảy, tôi đã tìm ông gần hai năm, không biết ông ở đâu, nay mới biết ông ở Hải Phòng. Lần đó tôi chấp nhận thua ông, nhưng tôi không phục. Tôi hẹn tái thách đấu với ông. Ông nhớ dẫn đệ tử của ông, đấu với đệ tử của tôi. Thời gian: sáng 8h ngày 20-7-1958. Địa điểm: Vườn bần, dưới chân đê sông Cấm. Chúng tôi có 6 người, ông tìm đủ 6 người. Quân tử một đấu một, nếu ông không đến là hèn nhát. Ngày 10 -7 -1958. Chào ông. Tôi: Tùng Lâm

Bọn chúng thách đấu, tôi không thể từ chối. Tôi mời các bạn đến đây là lý do này. Các bạn có đồng ý hợp tác với tôi để dạy bọn côn đồ này không?

Chú 8 Hạng: Anh Bảy đã xin ý kiến của công an phường chưa?

- Suýt nữa tôi quên, cách đây 3 ngày tôi đã gặp và trao đổi với Ban chỉ huy Công an Phường ngã 6. Đầu tiên họ hỏi: chú có đảm bảo thắng bọn côn đồ không? Có cần sự trợ giúp của phường không? Họ còn cho biết thêm là nhóm côn đồ có 4 người Thái gốc Việt, từ Thái Lan về, võ nghệ cũng khá lắm. Tôi trả lời: Các cháu yên tâm, các chú sẽ thắng tuyệt đối và áp đảo đối phương vì bên chú là những cao thủ có đẳng cấp. Công an hứa sẽ mai phục trước khi hai bên giao đấu, chụp hình các tên côn đồ để lưu lại theo dõi. Các bạn yên tâm, Trưởng công an phường là cháu vợ của tôi, họ tin tưởng tôi lắm. Nếu không có ai phát biểu nữa thì tôi sắp xếp đội hình cho trận đấu sáng mai như sau:

Trận thứ 1: cháu Hiệp đấu với cháu nhỏ nhất bên kia

 Trận thứ 2: Bạn Sáu Bá

Trận thứ 3: Bạn Hoàng Hải

Trận thứ 4: Bạn Quỳnh Lan

Trận thứ 5: Anh Tám Hạng

Trận thứ 6: Bảy Cồ

Các bạn có ý kiến thay đổi vị trí nào không?

Tất cả đều đồng ý theo sắp xếp của chú Bảy, mọi người cùng cầm ly bia hơi Hà Nội chạm nhau cốp cốp. Ai cũng vui vẻ tươi cười chờ chiến thắng sáng mai. Cơm nước xong các chú ra khách sạn ngủ, còn Hiệp ở lại nhà chú Bảy. Trước khi ngủ chú dặn:  Khi ra trận phải thoải mái, bình tĩnh, tùy cơ ứng biến, chờ đợi khi có cơ hội thì phải nhanh, dứt điểm mau lẹ, làm cho đối phương không kịp trở tay. Điều quan trọng là phải nhanh và dứt khoát. Chú tin ở con vì con đã tiến bộ nhiều hơn trước nhưng không được chủ quan. Đúng 5h sáng các chú đã đến nhà chú Bảy, mọi người ăn nhẹ và uống cà phê đen. Chú Bảy thuê 6 xe xích lô, mỗi người ngồi một xe vì ai cũng cao to. Cách vườn bần 60 mét, xe dừng lại, dặn các chủ xe đúng hai tiếng sau quay lại đón.

Tại điểm hẹn, 6 tên phe bên kia đã có mặt, ai cũng cao to, chỉ có thằng bại trận lần trước bằng Hiệp. Hai phe đứng hai bên, cách nhau khoảng 10 mét, giữa là khoảng đất trống (võ đài). Chú Bảy bước ra nói: bên tôi là người bị thách đấu, bây giờ là 8h, coi như hai bên đã chấp hành đúng giờ. Trận mở màn là em nhỏ nhất bên bạn gặp em nhỏ nhất bên tôi. Sau trận này, bên các bạn ra sân người nào thì bên tôi sẽ có người ra ứng chiến. Giống như quân Lưu Bị đánh với quân Tào Tháo, chú Bảy tuyên bố: Trận thứ nhất bắt đầu! Nhìn chung cả 5 trận bên thách đấu đều thua đau.

Trận thứ sáu (trận cuối cùng): Chú Bảy Cồ bước ra sân nói - Nếu bạn Tùng Lâm chấp nhận thua thì ta kết thúc tại đây, bạn có đồng ý không? Tùng Lâm bước ra dõng dạt nói: Quân tứ nhất ngôn, khi đã thách đấu thì chơi đến mãn cuộc để biết ai thắng ai thua giữa tôi với ông mới là quan trọng. Chú Bảy Cồ: khá khen tinh thần thượng võ của bạn, vậy chúng ta bắt đầu được chứ? Tùng Lâm chỉ tay ra sân đấu: Xin mời! Chú Bảy Cồ thủ một thế võ kì lạ, Hiệp chưa từng nghe chú nói đến (ngày xưa các thầy dạy võ bao giờ cũng để lại một thế võ độc chiêu để giữ mình… sợ học trò phản thầy, phản bạn như Bàng Quyên chặt đầu Tôn Tẩn). Chân trái chú Bảy bám mặt đất, chân phải co lên. Tay trái co lên, ngón tay trỏ và ngón giữa chĩa thẳng, ngón danh và ngón út co lại. Ngón cái đè lên ngón danh và ngón út. Tay phải: các ngón cũng co lên như tay trái, cùi chỏ khép vào nách “VÕ SONG HẸ - MỘT CHÂN”. Chú Bảy Cồ nói: TÙNG LÂM có giỏi thì xông vào thử. Tùng Lâm là tay giang hồ nổi tiếng ở Hải Phòng, hắn thủ thế và bước vòng quanh. Chú Bảy xoay theo vòng quanh của hắn. Bất ngờ, rất nhanh, Chú Bảy dậm chân phải xuống đất, nhảy song phi đá tới tấp vào người Tùng Lâm. Tùng Lâm chỉ lùi và né những cú đá cực mạnh liên tục của đối phương. Khi Bảy Cồ dừng lại, Tùng Lâm lập tức xông tới, hắn chưa kịp xuất chiêu thì Bảy Cồ dùng tay trái chọc thẳng vào má bên phải của hắn, nổi lên hai cục u. Động tác của Bảy Cồ rất nhanh như ảo thuật xiếc. Bảy Cồ lùi ra xa, nói: Tôi cảnh cáo cho bạn, đúng ra tôi lấy hai con mắt của bạn rồi đấy!  Tùng Lâm đã thấm mệt đòn và tức vì quái chiêu của Bảy Cồ nhưng hắn không chịu thua, cứ liều mạng lầm lì tiến tới. Rất nhanh, Bảy Cồ xoay người, nhảy lên tung hai cú đá liên tục vào người Tùng Lâm. Cú đá quá nhanh, quá mạnh, Tùng Lâm lảo đảo, từ từ nằm quẹo xuống đất. Chú Bảy nói: các bạn ở lại rồi về sau nhé!

 Sáu người rút lui khỏi vườn bần, đến bãi đậu xe, sáu tài xế xích lô chờ sẵn. Bước vào khách sạn Hoa Mai bên bờ sông Lấp, gần chợ Sắt (chợ lớn nhất của TP Hải Phòng), Chú Bảy cầm ly bia giơ lên cao: Xin chúc mừng đại thắng của đội chúng ta, tôi xin cám ơn sự nhiệt tình, giúp đỡ của các bạn gần xa. Nào chúng ta cạn ly 100% các bạn nhé! Tất cả đều chạm ly và uống cạn. Chú Tám Hạng nói: Thưa anh Bảy, thưa các bạn, chưa có một cuộc tỉ thí võ nghệ nào thắng lợi bằng cuộc đấu võ như hôm nay. Đây là thắng lợi của một tập thể mà người gom nhân tài là anh Bảy Cồ, đề nghị chúng ta hoan hô. Chú Tám Hạng, chú Huỳnh Lan và Hiệp về Hà Nội. Trước khi lên xe, chú Bảy cho Hiệp 20 đồng, dặn: con hãy giữ gìn sức khỏe nhé! Hiệp cám ơn, chia tay chú thật bịn rịn. Vài ngày sau Hiệp nhận được thơ của chú Bảy, báo Hải Phòng đăng tin: Công an Hải Phòng đã triệt phá một băng nhóm xã hội đen, kèm hình ảnh các tên bại trận.

Đầu năm học 1957 – 1958, Hiệp được chuyển về trường Học sinh miền Nam số 14, ở ngoại ô thành phố Hải Phòng. Năm học này Hiệp quá mê bóng đá, nằm ngủ cũng mơ thấy đá bóng. Trái bóng lơ lững trên không, rơi xuống đất, nhảy tưng tưng. Bên cạnh trường Học sinh miền Nam số 14 còn có trường Học sinh miền Nam số 24. Hai trường chỉ có một sân bóng. Ngày chủ nhật muốn có sân để đá bóng thì phải dậy thật sớm, thay phiên nhau giành sân. Bốn góc sân là bốn nhóm của hai trường. Những học sinh này đều là trẻ mồ côi, không có người thân cùng tập kết ra Bắc, ngày chủ nhật không đá bóng thì đi đâu. Có một chủ nhật nọ, quả bóng bị bể và lủng ruột mà cả bọn chưa có tiền mua bóng mới. Hiệp lại buồn và nhớ nhà, nhớ cha mẹ, người thân. Bấm ngón tay tính từng năm tháng, đã 3 năm rồi mà không về được quê hương.  Ngày hôm sau, Hiệp viết lá đơn tình nguyện đi bộ đội vào Nam chiến đấu. Hiệp cầm lá thư tìm gặp trực tiếp trao cho thầy Hiệu trưởng. Sau một tháng chờ đội, thầy Hiệu trưởng gọi Hiệp lên làm việc. Thầy hiệu trưởng rất hiền từ, chân tình. Thầy xưng là chú, như người ruột thịt.

          - Chú đã xem lý lịch của cháu, anh cháu trong miền Nam không biết sống chết ra sao. Gia đình cháu là gia đình cách mạng. Chú đã xin ý kiến của Bộ Giáo dục, Bộ trả lời: không cho cháu đi bộ đội. Hãy yên tâm học tập cho tốt.

           Không được đi bộ đội, Hiệp tiếp tục đi học, đá bóng, đánh đấm...cho quên nỗi buồn. Tháng 5 năm 1958, Hiệp được về trường Học sinh Miền Nam số 25 tại xã Mai Lĩnh, tỉnh Hà Đông để học bổ túc văn hóa 2 năm 3 lớp (rút ngắn chương trình để thi vào đại học). Tại đây có một nhóm học sinh lớn tuổi gọi là “Rồng Xanh”, họp vào tối thứ Bảy và ngày Chủ nhật. Hiệp đã đồng ý ngay khi có bạn đến vận động vào nhóm. Nhóm “Rồng xanh” nghe nhiều chuyện “Anh hùng Lương Sơn Bạc” nên có tư tưởng anh hùng hảo hán. Hiệp và các bạn là những thanh niên mới lớn, lại sống xa gia đình trong cảnh chiến tranh, không biết người thân còn sống hay đã mất, sau bao năm xa quê, họ có chút nổi loạn. Nhóm tồn tại không lâu vì bị phát hiện, nhưng những vết xăm vẫn còn trên cánh tay của các thanh niên “Rồng Xanh”. Hiệp tập thành hút thuốc lá. Đó là chứng cứ một thời ngông nghênh.

Năm sau, Hiệp về trường “TU” ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ôn tập 3 tháng để thi vào đại học nhưng vì sức học có hạn, đành học nghề. Đầu năm 1960, Hiệp thi vào Trường trung cấp cơ khí Văn Điển Hà Nội, Bước vào năm học, Hiệp đặt phương án phấn đấu: không đá bóng, không tham gia đờn ca vọng cổ, không đi chơi, đặc biệt là không đánh nhau. “Đây là năm học để kiếm cơm”, Hiệp đã nghiêm túc hơn trong việc học. Sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp cơ khí, Hiệp nhận việc làm, bắt đầu tự lập vì không còn được nhà nước nuôi ăn học. Hiệp nhận một căn phòng nhỏ trong cơ quan, mua hai cái nồi, một ấm nước, chăn mền, chiếu gối…tự lo cái ăn, cái mặc, không dám nghĩ đến chuyện lấy vợ.

Vết xăm trên cánh tay đã xóa, nhưng dấu ấn một thời “dọc ngang” các tỉnh miền Bắc không phai mờ trong tâm trí ông Hiệp. Ông đọc thông, nhưng chữ viết vẫn còn sai chính tả. Ông thường kể cho các con nghe chuyện thầy giáo người Liên khu năm dạy môn Văn, đọc bài chính tả cho học sinh, thầy đọc sao trò viết vậy. Cứ chữ a thành chữ e. Tóc bạn, răng rụng. Bạn cùng thời với ông chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Đó là quy luật. Đêm đã khuya, ông chỉ ước mong nhắm mắt ra đi nhẹ nhàng mà thôi!

T.D

                                                                      

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chàng hoàng tử và cánh buồm nâu
Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Xem thêm
Con mèo đốm đen – Truyện ngắn Khuê Việt Trường
Chị gặp nó vào một buổi sáng, đêm hôm qua thành phố có cơn bão rớt, mưa suốt đêm, gió cứ gào qua phố làm chị không ngủ được.
Xem thêm
Hương Bánh Lọt Ngọt - Truyện ngắn Thúy Dung
Cho đến khi gần đất xa trời, ông Tám vẫn nhớ như in cái mùi của món bánh lọt ngọt. Màu xanh của lá dứa, màu nâu của đường mía, màu trắng của nước cốt dừa, khi ăn, nó ngọt thanh, hơi béo, trơn tuột vào đầu lưỡi, dai dai, nhai sơ sơ, nuốt một cái, ngon gì đâu. Đặc biệt là hoàn cảnh ông thưởng thức món ăn lúc đó, một kỷ niệm sâu dậm không bao giờ phai.
Xem thêm
Cha và con – Truyện ngắn của Kim Uyên
 Lão không muốn kéo dài sự cô đơn trong ngôi nhà của mình nữa. Nhưng quyết định rời khỏi căn nhà thân yêu quả là quá khó khăn. Vợ lão chết đã mấy năm nay, vài người hàng xóm khuất xa, bạn bè nhạt nhòa tin tức – lão chỉ một mình!
Xem thêm