TIN TỨC
  • Góc nhìn văn học
  • Nghĩ vụn về chiến binh thơ Trần Mạnh Hảo… nhân ông xuất bản “tuyển tập thơ”

Nghĩ vụn về chiến binh thơ Trần Mạnh Hảo… nhân ông xuất bản “tuyển tập thơ”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-24 17:44:10
mail facebook google pos stwis
2575 lượt xem

ĐẶNG CHƯƠNG NGẠN

1- Ông là nhà thơ. Viết hàng ngàn bài thơ, in chục tập thơ và vừa xuất bản “TUYỂN TẬP THƠ” dày 500 trang, bạn đọc đang săn lùng để mua, tất nhiên ông là nhà thơ. Có chăng, thiên hạ chỉ còn phân vân, trong ngôi đền thi nhân sẽ xếp ông ngồi ở ghế nào: Nhà thơ nổi tiếng, ông là tiếng thơ của một thời đại, là ngôi sao thi ca đương đại, một Lermontov Việt Nam… Thôi ngôi vị thơ của ông, cứ để các nhà phê bình hay hậu thế phán xử.

Khi đọc các bài phê bình của ông, tôi lại nghĩ ông là nhà phê bình văn học. Rồi, ngồi nghe ông nói về đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Hồi, về Kinh Veda, Kinh Upanishad, Bà La Môn giáo, Kinh Qur'an, về cõi niết bàn, thiên đường, địa ngục…, tôi lại nghĩ ông là nhà nghiên cứu về tôn giáo hay một nhà truyền đạo có chất giọng truyền cảm và cuốn hút.

Nhiều lần trao đổi với ông những vấn đề liên quan đến giáo dục, đến Bộ đại học, đến sách giáo khoa, mắt ông sáng rực và ông thao thao bất tuyệt như đang thuyết giảng trước một giảng đường lớn, tôi lại nghĩ: ông sinh ra, phải mang hàm giáo sư trường đại học nào đó, phải là một cây đa, cây đề nào đấy trong giới bằng cấp mới phải.

Ông tâm sự rằng: ông đã may mắn rất nhiều khi không được vào đại học. Nếu cánh cổng giảng đường mở rộng đón ông, một học sinh giỏi văn từng tham gia kỳ thi giỏi văn miền Bắc, thì có thể ông đã theo con đường khoa cử, có thể ông đã thành danh một giáo sư văn ở trường đại học nào đấy. Nhưng, sẽ không có một Trần Mạnh Hảo như bây giờ.

Chúng ta có một Trần Mạnh Hảo, bởi có một thanh niên công giáo phải ngưng việc được học ở trường từ 18 tuổi, và phải bắt đầu quá trình tự học. Qúa trình tự học qua sách vở, với sức đọc, khả năng thấm thấu kiến thức khủng khiếp đã tạo nên một Trần Mạnh Hảo hầu như biết làu làu mọi thứ kiến thức Đông Tây, từ cổ đại đến hiện đại, từ lịch sử đến triết học, tôn giáo, thần giáo… Tất cả kho kiến thức nhân loại được dồn nén trong đầu của ông để nó tuôn trào ra bất cứ lúc nào cả trong thơ, trong tranh luận về văn chương, cũng như mọi vấn đề khác trong cuộc sống mà nhiều người ví như những cơn sóng thần, địa chấn…

Ông là sư tử, là ngựa ô, hay như ông tự ví mình như một “sinh khí’ muốn giao hợp với cả trời xanh…một chiến binh tràn đầy dũng khí và sinh lực…thật khó có một hình ảnh nào phù hợp. Nhưng rõ ràng ông là một con người tự cởi trói cho chính mình về tư tưởng, không bị dạy bởi sách vở giáo điều, không bị ràng buộc trong khuôn khổ của bất cứ tổ chức nào, ông vượt lên rất nhiều so với các nhà thơ cùng thế hệ về sự tự do tư tưởng, về nghĩ, và viết: khoáng đạt, hết mình và luôn mới mẻ…

2- Trần Mạnh Hảo không được ngồi trên ghế nhà trường nhiều năm. Nhưng có thể may mắn cho ông, khi học phổ thông đã được gặp những thầy giáo dạy văn giỏi, những người thầy yêu trò, tận tâm với văn chương. Đó là thầy Lê Văn Trạm, Nguyễn Đức Ân đều là dân xứ Nghệ: “Như sóng gió sông Lam giọng thầy sang sảng -Thầy dạy văn như linh mục giảng Tin Mừng” ; “Chất Nghệ Nguyễn Du thấm vào em như muối mặn- Nghèo áo cơm nhưng triệu phú tâm hồn…

Hạnh phúc cho nhà thơ thần đồng (cách gọi của nhà thơ Hoàng Trung Thuỷ về Trần Mạnh Hảo) có lẽ ở tuổi học trò đã gặp được những người thầy dạy văn như vậy. Nhờ đó, khi đã rời trường học, ông vẫn có thể tự đọc, tự học, nuôi chí lập ngôn…Nhiều người, ngạc nhiên, không hiểu tại sao, ông sinh ở Nam Định nhưng lại viết những bài thơ về xứ Nghệ hay đến mức các thi nhân xứ này thấy ông đã cướp đi của họ những câu chữ hay nhất để viết về quê hương: “Gió hào kiệt thổi xơ Nghệ Tĩnh - Cá gỗ nuôi lớn những thiên tài”, “Người giàu có nên đất nghèo khô khát- Kìa gió Lào thổi cong sông Lam”- “Hồn Tố Như u u Ngàn Hống- Núi vẫn gõ lên trời trăm dùi trống”

Riêng tôi, tôi hiểu được tại sao ông viết về xứ Nghệ hay như vậy? Vì ông đang viết về quê hương thầy giáo của ông, về những người thầy đã mang ông đến với Nguyễn Du, Hồng Lĩnh, Núi Quyết, với ví dặm, khoai lang, cua cáy, đá sỏi…: “Đến cỏ dại cũng mọc thành chữ nghĩa- Đồ Nghệ sông Lam dạy biển cả học bài”. Phải chăng trong tính cách của ông đã ngấm chút nào của nước sông Lam: “Khoai lang gàn luống dọc thích bò ngang”…

3- “TUYỂN TẬP THƠ Trần Manh Hảo” đang trở thành hiện tượng lạ trên thị trường sách khi 1000 cuốn in ra đã hết vèo trong chục ngày phát hành. Từ lâu, không có nhà sách nào nhận bán thơ của các tác giả. Nhưng họ đã nhận thơ của ông và đã bán hết.

Ông đăng tin bán sách ở nhà thì các độc giả yêu thơ xếp hàng để mua và nhiều người yêu thơ ngồi mãi cả buổi không chịu ra về để được giao lưu với tác giả.

Tôi đi du lịch vừa đến nhà đã có mấy ông bạn gửi nhờ mua thơ nên phải đến ngay vì sợ hết. Ông ngồi tít hậu cung, phải lên tiếng xưng tên ông mới tiếp. Hóa ra, ông đã tắt máy vì sợ khách mua thơ.

Trong thời buổi, lạm phát thơ, nhà nhà in thơ, thơ ế, có tác gỉa in tặng, người nhận không muốn nhận thì tập thơ của ông bán chạy là hiện tượng lạ.

Tôi không dám đánh giá ngôi vị thơ của ông vì làm thế chẳng khác nào múa rìu qua mắt thợ, hỗn với các nhà phê bình văn học. Tôi sẽ kiên nhẫn ngồi chờ các nhà phê bình lên tiếng vậy.

Nhưng, có một điều, tôi rất tâm đắc khi đọc tập thơ: Có lẽ ông là nhà thơ viết nhiều nhất về các nhà thơ, nhà văn: Từ Khuất Nguyên, Bạch Cư Dị, Lý Bạch, Đỗ Phủ bên Tàu, đến Paustovsky, Dostoevsky…bên Nga, còn trong nước từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Tú Xương, Nam Cao, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng… đủ mặt. Phải, không có thi nhân nào viết về thi nhân nhiều như thế.

Và nhiều khi, ông viết về thi nhân nào đấy, ngỡ như phần nào đó đang vận vào ông vậy.

Với Dostoevsky:

“Gió muzhik thổi về đâu?

Dostoevsky, đối diện với ông là cái chết

Từ pháp trường đến trang viết

Là đường đi ngoằn ngoèo như vệt máu nước Nga trên tuyết trắng Siberia!”

Với Boris Pasternak:

“Anh đã yêu đất nước mình như một chàng muzich

Cái cách yêu quý phái chẳng hợp thời

Anh đã yêu đến quằn quại, đến sùi bọt mép

Mà thơ anh vẫn bị đe doạ cả đời!”

“Trên mồ anh cỏ tiên tri báo trước

Về sự hết thời của bọn độc tài

Ôi đất nước

Anh đã yêu đến băng hoại cả đời!”

Với Khuất Nguyên:

“Vua tin dùng chó má

Hoạn quan đi đầy đường

Hiền nhân vào ngục đá”

Với Đỗ Phủ:

“Ôi chữ nghĩa thánh hiền bò như cua cáy

Kẻ sĩ nhìn lên bằng mắt chuột chù

Chiến tranh để muôn chăn nằm goá gối

Bao rừng phong đổ máu xuống mùa thu”.

Với Nguyễn Trãi:

“Đầu người đang rụng quanh ta

Máu là nước lũ Hồng Hà dời non

Hồn ta là đứa trẻ con

Đi vào cõi chết vẫn còn ngu ngơ

Nỗi oan không chết bao giờ

Ta còn bị chém dọc bờ thế thân”

Với Nguyên Hồng:

“Không có quê hương

Không một dòng sự nghiệp

Thôi thế là may!

Vẫn còn một chỗ chôn trên báo”.

Với Nguyễn Bính:

“Đêm sao sáng cạn hoàng hôn

Bút đào huyệt giấy mà chôn mình dần

Một đoàn bươm bướm đưa chân

Hai hàng lục bát khiêng phần mộ thơ”...


Nhà văn Đặng Chương Ngạn và nhà thơ Trần Mạnh Hảo.

4- Tôi ngưỡng mộ ông trong câu chuyện nhà thơ Hoàng Trung Thuỷ kể về một nhà thơ khi còn đi học đã được coi như thần đồng thơ mà Hoàng Trung Thuỷ thời còn dạy học ở Nam Định nghe tên đã tìm đến nhà chơi. Ông biết đến tên thằng tôi có lẽ do một cuộc thi mà tên ông và tôi có trong tờ báo đăng thông báo kết quả.

Khi xuống Vũng Tàu, giữa đám đông ồn ào, ông quay hỏi nhà văn Xuân Sách: “Hình như ở Vũng Tàu có Đặng Trung Nhân phải không?”. Đấy là lần đầu tiên tôi gặp ông.

Hai mươi năm sau, tôi mới gặp lại ông lần thứ 2 trong sinh nhật của nhà thơ Trương Nam Hương ở một quán cà phê trên đường Nam Kỳ Khởi nghĩa- 20 năm đó tôi hầu như không viết gì và cũng không tham gia bất cứ sinh hoạt văn nghệ nào.

TNH nghĩ ông không biết tôi nên định giới thiệu, nhưng ông đã khoát tay: “Đặng Trung Nhân mà, biết rồi!”.

Thật lạ, 20 năm chỉ một cuộc gặp thoáng qua mà ông vẫn nhớ. Xem ra ông có trí nhớ thật siêu phàm. Chắc ai đã gặp ông và trò chuyện một lần thì ông sẽ nhớ đến cả chục năm sau vậy.

Vì rất nhiều người, mới hỏi tên tôi xong, lúc sau bắt tay tạm biệt lại gõ gõ tay lên trán: “Hình như chúng ta đã từng gặp nhau phải không?” hay “Ông tên gì nhỉ?”

6- Đôi khi tôi nghĩ về ông như một hiệp sỹ: mặc áo giáp sắt, tay khiên, tay chuỳ nhảy lên lưng ngựa là xung trận. Có khi ông cũng giống như Donkihote chiến đấu với cối xay gió, bao nhiều chuỳ bổ xuống, cái cối kia vẫn quay, xoay theo quán tính cũ của nó.

Trong hàng ngàn nhát chuỳ bổ xuống không khỏi có nhát bổ trượt…Nhưng giữa trận tiền biết làm sao được!

Cũng không hẳn ông tinh thông mọi thứ. Ông vẫn có thể nhầm lẫn chứ…

Với tôi, nhiều lần ông nói rằng: Ông thích cái bút danh Đặng Trung Nhân, cái bút danh đó hay hơn Đặng Chương Ngạn và ông thích những truyện ngắn của Đặng Trung Nhân...

Có lẽ, vì ông vẫn muốn giữ những ký ức xưa, những ký ức của nhiều năm trước...

23/08/2022

Nguồn: FB Đặng Chương Ngạn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm