TIN TỨC

Người thầy truyền lửa và văn đức

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-17 10:04:08
mail facebook google pos stwis
1498 lượt xem

TRẦM HƯƠNG
 

Bút máu và văn đức
 

Tôi nhớ thời là một học sinh ở một trường cấp ba nơi miền cuối đất xa xôi, không biết do một sự tình cờ nào đó, tôi được đọc “Bút máu”. Tôi đọc say sưa, như nuốt từng câu, từng chữ. Quyển sách khiến tôi bị ám ảnh mãnh liệt về một Lương Sinh giỏi chữ nhưng sai đường, phản bội lại chính mình trong cách sử dụng chữ nghĩa. Anh ta sợ gươm bén và mùi máu tanh nồng từ bỏ võ thuật, chọn văn chương để lập thân.  Nhưng Lương Sinh nào ngờ ngòi bút còn tàn độc hơn cả gươm đao, hủy diệt bao mạng sống con người khi dung sai chỗ, Những gì phía sau quyển sách thật lớn lao. Tôi khao khát được gặp nhà văn Vũ Hạnh biết bao. Nhưng lúc ấy, một nhà văn viết nên được một tác phẩm tầm cở “Bút máu” đối với tôi- một cô học trò ở một ngôi trường cấp ba tồi tàn, xiêu vẹo quả thật xa vời. Năm tháng trôi. Dòng đời xô tôi đi. Tôi trở thành một nhà văn, sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thì đây, tôi đã được gặp nhà văn Vũ Hạnh. Ông hiện ra trước mắt tôi, thật phong độ,  nho nhã, lịch sự, hào hoa mà gần gũi. Được trò chuyện với ông, tôi thấy cuộc đời này thật phong phú, thật đáng yêu, đáng sống vì có những con người là tinh hoa của đất trời đang tồn tại, tỏa ra quanh ta một thứ ánh sáng minh triết mà ấm áp, an lành. Kiến văn rộng rãi của ông nhắc chúng tôi cần phải đọc, phải học, phải cọ xát, dấn thân mới mong có được những trải nghiệm máu thịt cho những trang viết. Mà thật vậy, biết mười viết một thấy ngòi bút trơn tru; biết một viết một thấy ngòi bút đã ngắc ngứ; biệt một viết hai, chắc chắn ngòi bút phải ma mị, lấy kỷ xão khuất lấp sự yếu kém, rỗng tuếch của mình! 

Lần được gặp ông đầu tiên, tôi nói những cảm nhận về “Bút máu”. Còn ông tâm đắc nói về văn chương Á Nam Trần Tuấn Khải. Ông cho văn chương là một thứ đạo. Văn chương không có non sông chẳng có hồn. Và ông đã sống như ông nói và viết. Năm lần ngồi tù để trả giá cho cái đạo chữ nghĩa quả là tấm huân chương cao quý nhất dành cho một nhà văn dấn thân. Hẳn chúng ta biết bối cảnh ra đời “bút máu” khi Sài Gòn lúc ấy tràn ngập văn hóa phẩm độc hại, những tiểu thuyết yêu vội sống cuồng, những mơ mộng thoát ly khỏi thực tế xiềng gông, tù ngục, bom đạn, máu lửa, lầm than. Một Sài Gòn phồn vinh nhưng ẩn chứa bao thứ bất an, ngổn ngang những phận đời tối sáng. Một xã hội như thế cần biết bao nhà văn bút sắt lòng trong, dùng văn chương chữ nghĩa để cảm hóa, khai sáng, hiệu triệu, đấu tranh cho một xã hội tươi đẹp, công bằng, nhân ái. Nhưng nhiều nhà văn đã dùng ngòi bút của mình trục lợi cho danh lợi, tiền tài. Mỗi chữ trong “Bút máu” là những lưỡi dao sắc bén vạch trần tội ác của những bồi bút, dùng văn chương chữ nghĩa đầu độc, làm băng hoại tâm hồn bao thế hệ. Không cần giấu diếm, ông cho đó là tội ác. Ông bà ta nói “Lời nói đọi máu”, huống chi sự phù phép, biến hóa huyền ảo của chữ nghĩa.

Thấm thoát mà tôi đã cùng là hội viên với nhà văn Vũ Hạnh, trong  ngôi nhà Hội Nhà Văn Việt Nam suốt mấy mươi năm. Mấy mươi năm đó, tôi vẫn được đọc thêm nhiều quyển sách của ông; nhiều bài báo ông viết về những con người, sự kiện đặc biệt; được gặp ông trong những Đại hội Nhà văn, những cuộc họp mặt báo chí... Ông đi và viết vẫn rất khỏe. Ông viết nhiều thể loại. Thật đáng trân quý khi một nhà văn lớn như ông lại viết cả những bài báo nói về kinh nghiệm súc ruột để thanh lọc cơ thể- một phương pháp giúp con người trẻ lâu, khỏe mạnh, thanh tân mà ông đã trải nghiệm và muốn được chia sẻ với nhiều người. Phải chăng khi ngòi bút dùng để đóng góp cho hạnh phúc con người, nhà văn chẳng nề hà, rất nhiệt tâm. Sự dụng bút ấy của ông là một nhân cách lớn cho những người thế hệ sau suy ngẫm và học hỏi. Ông đi nhiều và xê dịch không mệt mỏi. Tôi nhớ Đại hội nhà văn năm 2010, ông chưa chịu về ngay mà đi xe lửa lên Sapa để có thực tế viết về một câu chuyện ông đang ấp ủ. Năm 2015, ông là nhà văn cao tuổi nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh ung dung dự đại hội. Một nhà văn tuổi 90 mà vẫn còn tráng kiện, còn sức để viết, còn sức đi quả là một hiện tượng đáng quý và hiếm có.

Những ngày hôm nay, gặp ông, tôi vẫn nói về sự ngưỡng mộ của mình qua “Bút máu”. Văn chương là đạo và nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng khái tuyên ngôn: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Tôi chân thành nói với nhà văn Vũ Hạnh về  cảm nhận “Bút máu” năm xưa và hôm nay. Ông không giấu được nỗi buồn, sự day dứt, trăn trở trước một xã hội còn quá nhiều những nghịch lý, ngổn ngang. Thì đây, sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, thời đại kỹ thuật số, thế giới phẳng đi nhiều. Những sản phẩm văn hóa độc hại mở mạng ra là thấy, lan truyền chóng mặt. Không cần phải tìm kiếm xa xôi, giấu diếm trong cặp sách học sinh thời xưa; phim ảnh khiêu dâm, truyện ngôn tình ngày nay hiện ngay trên bàn học những đứa trẻ đang lớn, hiện ngay trong lòng bàn tay, khi con em chúng ta cầm đến chiếc điện thoại thông minh. Có bao nhiêu điều khủng khiếp đã truyền đi trên các trang mạng xã hội… Bạo lực, nghịch lý học đường, môi trường bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm độc vì lòng tham con người, khoảng cách quá lớn giữa giàu nghèo, sự vô cảm phổ biến của đám đông và lòng trắc ẩn hiếm hoi, những trận chiến giằng xé khốc liệt trong mỗi con người và lợi ích nhóm, sự xuống cấp đạo đức, tội phạm ngày càng trẻ và tàn bạo… Ôi, có quá nhiều điều ngổn ngang, không thể đổ lỗi cho kẻ thù xâm lược, ngoại bang nữa mà vang lên thống thiết lời cảnh báo phải hành động, phải thay đổi hành vi để cứu lấy mình, cứu lấy những thế hệ con cháu... Những nhà văn nằm ở đâu?! Tôi hiểu hàng ngàn nhà văn khi cầm lấy ngòi bút đều trăn trở, day dứt trước trách nhiệm lớn lao này.

 "...Lưỡi gươm tuy ác nhưng trách nhiệm rõ ràng, lỗi lầm tác hại cũng trong giới hạn. Mượn sự huyễn hoặc của văn chương mà gây ra điều thiệt hại cho con người, tội ác của kẻ cầm bút xưa nay kể xiết là bao, nhưng chẳng qua là mờ mịt hư ảo nên không thấy rõ hay không muốn rõ mà thôi... Xuyên tạc chân lý, che lấp bần hàn, ca ngợi quyền lực, bỏ quên con người, văn chương há chẳng đã làm những điều vô nhân đạo? Tội ác văn chương xưa nay, nếu đem phân tích, biết dâu chẳng dồn chất thành ngàn dây thiên sơn...". Những năm đất nước chiến tranh, sống trong lòng chế độ Sài Gòn; nhà văn Vũ Hạnh đã có dũng khí vượt qua danh lợi, xích xiềng, tù ngục kêu gọi những nhà văn phải có đạo đức trong ngòi bút của mình. Còn hôm nay, đọc lại “Bút máu”, tôi hiểu trái tim của một nhà văn tuổi 90 như ông vẫn rừng rực ngọn lửa nhiệt tình, vẫn muốn qua “Bút máu” truyền dẫn đến các thế hệ sau về sứ mạng lớn lao của văn chương và sức nặng của ngòi bút. Trong nghề Y có Y đức, có lời thề của Hippocrates cho những bác sĩ trước khi ra trường. Nghề viết văn cũng cần lắm Văn đức. Nhưng “Văn đức” ấy cũng rất mơ hồ, có  lằn ranh thật mong manh trong những tác phẩm “bỏ quên con người”, “mờ mịt hư ảo”… Văn đức rất quan trọng  nhưng chưa bao giờ được các nhà văn đưa tay thề trong buổi lễ kết nạp hội viên (Mà muốn được tuyên thệ cũng chẳng có điều kiện thể hiện). Văn đức đôi khi bị bỏ quên, bị mỉa mai và rẻ rúng trước “sự thành công” về sức lan truyền mãnh liệt của những văn hóa phẩm độc hại.

Người thầy truyền lửa
 

Cám ơn cuộc đời gần trọn một thế kỷ của nhà văn Vũ Hạnh đã cho tôi trải nghiệm để suy ngẫm khi đọc lại “Bút máu” để nghĩ về “Văn đức”. Quyển sách kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Nhà văn tôi được giao nhiệm vụ biên tập phần tiểu sử của ông, từ  giờ 6 giờ sáng ngày 15.8.2021 đã được chuyển sang màu tím tiếc thương một văn tài... Ôi, có biết bao kỷ niệm ấm nồng về ông. Tôi nhớ ngày mới về Sài Gòn, trước một cô gái còn rất trẻ, ôm mộng lập nghiệp bằng văn chương, ông có cái nhìn thấu cảm và khích lệ. Ông luôn nhẹ nhàng, lịch sự - nếp văn hoá của một “Người Việt cao quý” khi tiếp cận với một bạn văn nhỏ tuổi. Hồi đầu, tôi gọi ông là anh, sau là “Thầy”. Cao lớn lồng lồng là vậy nhưng ông sẵn lòng tiếp lửa, động viên cho người trẻ, không quãng đi mấy cấy số bằng xe máy đến tận nhà riêng của tôi nhận hai tập bản thảo nặng trịch dày hơn ngàn trang, đọc kỹ và cặm cụi viết lời giới thiệu cho quyển sách. Tôi đã trao đúng người đọc tri kỷ để có được mấy dòng súc tích về tác phẩm: “Trong cơn lốc xoáy” là tiểu thuyết được viết nên từ câu chuyện thật về cuộc đới của một phụ nữ có số phận đặc biệt. Dường như số phận đã sắp đặt để bà sống trong lòng cả Việt Minh, Pháp và Mỹ. Trong hình hài bé nhỏ, với những vết thương sâu trong lòng, bà nói “số phận đưa đẩy tôi làm người giơ tay hứng nước mắt từ hai phía”... Sự gặp gỡ giữa hai người phụ nữ sống cách nhau gần bốn thập kỷ đã làm nên định mệnh diệu kỳ. Đó là sự ra đời tiểu thuyết “Trong cơn  lốc xoáy”. Số phận kỳ diệu mà không ngẫu nhiên, bởi tim óc và máu thịt người viết đã trộn lẫn vào nhân vật. Nhà văn Trầm Hương đã viết bằng sự thấu cảm trước bi kịch và sự thống khổ của số phận con người trong cơn lốc xoáy của thời cuộc…”.

Ông đã một lần lau nước mắt cho tôi khi vô tình khơi gợi, chạm đến một miền riêng tư của một người phụ nữ có cuộc đời tình ái không suông sẽ, phúc tạp và đa đoan như tôi. Hôm ấy, ông thật sự lúng túng khi tôi bật khóc nức nở, không kềm chế được cảm xúc thương cho thân phận phụ nữ, thương cho tình yêu của mình. Ông vụng về đưa chiếc khăn mui-soa cho tôi, nhẹ nhàng an ủi: “Tôi xin lỗi cô vì tôi thật sụ không biết, đã làm cho cô buồn. Thôi, cô cứ khóc đi. Khóc được sẽ nhẹ lòng, sau đó sẽ bình yên và mạnh mẽ hơn”. Vâng, tôi đã bình yên và mạnh mẽ hơn khi chấp nhận thực tế, dám buông bỏ và bao dung để yêu thương...

Cám ơn sự có mặt của một “Người Việt cao quý” trên cuộc đời này, để thế hệ cầm bút chúng tôi có được người thầy trong văn nghiệp. Tôi học ở ông sự khiêm cung, như bông lúa càng chín, càng trĩu hạt càng cúi mình. Tôi học ở ông trách nhiệm công dân trước ngòi bút. Nhiều lần gặp tôi, ông vẫn không ngừng trăn trở: “Thế hệ tôi đã làm xong phần việc của mình là chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc. Những người kế tiếp phải gánh lấy trách nhiệm mài sắc ngòi bút, nâng cao bản lĩnh để tiếp tục chiến đấu với ngổn ngang thời bình, mà cuộc chiến này cũng không kém phần khốc liệt”. Ông là vậy đó. Với ông, văn chương là đạo. Văn chương phải chứa non sông như sự đồng cảm, tâm đắc với cụ Á Nam Trần Tuấn Khải. Nhà văn phải sống như những gì mình viết. Ông ra đi nhưng để lại ngọn lửa ấm truyền dẫn ngòi bút trên trang viết người ở lại...

Trầm Hương chụp hình lưu niệm cùng nhà văn Vũ Hạnh năm 2014, trong một Hội thảo về đạo đức xã hội năm 2014.

Thật cảm động, khi trong Tọa đàm Khoa học “Đời Văn chiến sĩ” Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật kết hợp với Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức sáng ngày 5.10.2015; ông Nguyễn Hữu Dư (bìa phải), hiện ngụ tại nhà 46 tổ 7 đường Nam Hòa, Phường Phước Long cũng có mặt. Ông lặng lẽ ngồi ở hàng ghế sau cùng. Cuối buổi tọa đàm, nhà văn Vũ Hạnh mới bật lên một bí mật: “Năm 1955, nếu không có anh Nguyễn Hữu Dư làm ở cơ quan an ninh của chính quyền Diệm báo tin địch sắp thủ tiêu “Nguyễn Đức Dũng” thì tôi không còn sống đến hôm nay để nhận được những tình cảm tốt đẹp của tất cả mọi người. Anh Dư  đã tìm đến nhà báo tin. Nhờ vậy, tôi trốn thoát khỏi sự khủng bố của địch. Từ ấy cho đến nay, chúng tôi có một tình cảm tri kỷ, sâu nặng. Đó là ân nhân của tôi. Hành động của anh Dư là nghĩa khí của người Sài Gòn. Không có những tấm lòng như anh Dư, cách mạng chắc chắn bị nhiều tổn thất. Chúng tôi tồn tại trong lòng địch nhờ sự cưu mang, che chở của đồng bào như thế”. Nhà văn Vũ Hạnh đã trao bó hoa tươi đẹp nhất nhất cho ông Nguyễn Hữu Dư…
 

Nhà văn Vũ Hạnh - Người “Hưởng lộc của trời” đã về Trời vào lúc 6 giờ sáng ngày 15-8-2021.

Nhà văn Vũ Hạnh (bìa phải) cùng nhà thơ Hữu Thỉnh trong Toạ đàm khoa học “Đời văn chiến sĩ” nhân ra mắt tuyển tập Vũ Hạnh năm 2015. Ảnh Trầm Hương.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những vần thơ thép
Văn chương TP. Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu bài viết về nhà thơ Trần Quang Long.
Xem thêm
“Chúng ta cùng nỗ lực vì hòa bình thế giới”
Bài phỏng vấn vế tình Hữu nghị giữa các quốc gia qua cây cầu văn học
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và “Cõi lặng”
Nhiều người nói rằng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rời chức vụ, quyền lực một cách thanh thản. Anh dứt áo, về quê mình, xứ Huế, xứ thơ, dù gia đình anh ở Hà Nội.
Xem thêm
Nhà văn Nguyên Hùng: Lịch sử nhìn qua giới giang hồ
Nhà văn Nguyên Hùng sinh ra ở Côn Đảo, từng sống khắp Nam kỳ lục tỉnh, thời kháng chiến chống Pháp ông làm báo ở Sài Gòn, ở chiến khu Đồng Tháp Mười và chiến khu Đ. Thời đất nước chia cắt hai miền, ông được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động báo chí công khai. Tất cả những hiểu biết thực tế phong phú, cộng với việc tìm hiểu tài liệu công phu, giúp ông viết nên Người Bình Xuyên, ra mắt năm 1985, cuốn truyện tư liệu dày dặn như một pho tiểu thuyết chương hồi cuốn hút khiến người đọc không thể dừng lại được…
Xem thêm
Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Tôi đọc một mạch cuốn sách Người thầy (Nxb Quân đội nhân dân, 2023) của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh xong mà cứ bâng khuâng mãi. Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Xem thêm
Nguyễn Quốc Trung đã về miền mây trắng
Bài viết của nhà thơ Lê Thành Nghị
Xem thêm
Ký ức một thời trận mạc của chiến sĩ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đó là Đại tá Hoàng Long Xuyên, sinh năm 1918, nguyên Đội trưởng đội du kích Hòa An - Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc.
Xem thêm
Nhà văn Lương Sỹ Cầm: Như dòng sông lặng lẽ trôi
Nhà văn Lương Sỹ Cầm sinh ngày 15.01.1929 tại Hà Tĩnh, hiện là hội viên cao tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua đời vào lúc 13h ngày 28.8.2023 tại Hà Nội hưởng thọ 96 tuổi. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Ông đã sống, đã sáng tạo gần một thế kỷ trên cõi đời này như không hề biết mệt mỏi. Mới cách đây 5 năm, khi ở tuổi 90, ông vẫn cho ra mắt tiểu thuyết Đèn kéo quân và được trao Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng”. Tưởng nhớ nhà văn lão thành Lương Sỹ Cầm, Vanvn.vn trân trọng giới thiệu lại bài viết của nhà văn Nguyễn Thế Hùng về ông.
Xem thêm
Từ Kế Tường đánh thức thời hoa mộng
Từ Kế Tường, tên khai sinh là Võ Tấn Tước, quê gốc ở Bình Đại – Bến Tre, nhưng lên Sài Gòn học khá sớm. 19 tuổi tác giả đã là thư ký tòa soạn tờ Tuổi Ngọc, tờ báo dành cho thiếu nhi. Năm 1969, Huyền xưa, tiểu thuyết đầu tay của ông, được in nhiều kỳ trên báo, sau đó mới in sách, lần đầu khoảng 150.000 bản.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần cuối)
Là một trong những hội viên thế hệ đầu tiên của Hội Nhạc sỹ Việt Nam,
Xem thêm
Phạm Vân Anh - Gót sen nở thắm biên thùy
Từng là sinh viên ngành “hot” (ngôn ngữ Anh) của trường “top” (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), ấy thế nhưng khi tốt nghiệp đại học, Phạm Vân Anh lại quay về quê hương Hải Phòng để làm việc tại Quỹ Bảo trợ Trẻ em thành phố và nhận dạy tình nguyện cho trẻ em lang thang cơ nhỡ tại các lớp học tình thương.
Xem thêm
Nhạc sĩ Xuân Oanh - nhà ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ
Xuân Oanh (1923-2010) là tác giả của bài ca “Mười chín tháng Tám”
Xem thêm
Nhà thơ Vân Long và những người văn Thăng Long
Nhà thơ Vân Long làm việc ở báo Độc Lập, sau này anh về NXB Hội Nhà văn, phụ trách phần thơ.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 3)
Bạn bè, đồng nghiệp các thế hệ luôn dành cho Xuân Oanh danh xưng Nhà Ngoại giao Nhân dân
Xem thêm
Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương, đôi bạn thơ và vùng hoài niệm
Bài viết của Ngô Đức Hành về đôi bạn Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương
Xem thêm
Mối tình vì hòa bình
Nhạc sĩ Xuân Oanh (1923-2010) tên đầy đủ là Đỗ Xuân Oanh. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ông từng làm việc cho báo Cứu quốc.
Xem thêm