TIN TỨC

Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh tìm dấu thời gian xa làng Gạo

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-08-27 11:47:28
mail facebook google pos stwis
776 lượt xem

LÊ THIẾU NHƠN

Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh ngoảnh lại tháng ngày rời khỏi làng Gạo chôn nhau cắt rốn ở Hải Phòng, bằng nhiều tâm tư gửi gắm trong tập thơ ‘Dấu thời gian’.


Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh.

 

Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh có nhiều năm tung hoành trong hai lĩnh vực báo chí và pháp luật, trước khi đến với thi ca. Sau tập thơ “Miền hoa phượng”, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh biết cách tung tẩy chữ nghĩa hơn trong tập thơ “Dấu thời gian” vừa được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.

Vốn sống trải nghiệm và kỹ năng quan sát trở thành hành trang sở trường để ông viết những vần điệu day dứt thời cuộc, như một lần “Về quê” ngậm ngùi “Lợi danh thành khói hư không/ Thả hồn theo cánh gió đồng bao la”.

Bước đi từ làng Gạo (xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh đã đến nhiều nơi, đã gặp nhiều người. Thế nhưng, thành phố hoa phượng đỏ vẫn tích tụ và nhen nhóm cảm hứng mạnh mẽ nhất cho thơ ông. Xoay hướng nào và nhìn phía nào, ông cũng thấy mảnh đất chôn nhau cắt rốn luôn trào dâng vui buồn không dễ nguôi ngoai. Vì vậy, hình ảnh chủ đạo trong thơ Nguyễn Văn Mạnh là nhịp thở Hải Phòng, vừa dữ dội vừa bình yên, vừa náo nhiệt vừa mộng mị.

Hải Phòng tràn vào thơ Nguyễn Văn Mạnh những bóng dáng riêng tư. Đó là một đảo xa giăng mắc xao động “Cát Bà nhỏ như chiếc cúc/ Trên mình đất nước ngàn năm/ Tiếng reo một thời thắng giặc/ Còn treo đầu sóng vang lừng/… Tụ lửa của lòng dân biển/ Thắp lên ngọn đuốc ven trời”.

Đó là một mái trường bồi hồi kỷ niệm chìm khuất “Nơi phượng vĩ châm lửa vào giấy trắng/ Đại dương thầm thì vẫy gọi ở xa xôi”.

Đó là những màu sắc trắng, nâu, vàng chen lẫn choáng ngợp của một bức tranh đô thị bên bờ sóng bộn bề: “Hải Phòng của những ngày đổi gió/ Cánh cò bay trắng cả triền đê/ Người áo nâu khơi dòng phù sa đỏ/ Dệt những thảm vàng lấp lánh đồng quê”.

Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh chú trọng chi tiết, và luôn chủ động gom nhặt thật nhiều chi tiết cho mỗi bài thơ. Ưu điểm ấy khiến độc giả có sự thú vị được dự phần cùng ông khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, khi và chỉ khi những chi tiết tương tác nỗi bịn rịn hay niềm chua xót, thì mới có thể bật ra câu thơ lay động người đọc.

Đôi lần, ông nhúng chi tiết vào miền day dứt để bái vọng chân dung người cha gánh vác không ít khổ đau: “Tiếng rít điếu cày như quất vào đêm/ Khói thuốc phả vào sương mù mịt/ Ổ rơm mỏng, tấm chăn đơn rách/ Cha lặng im trong hun hút gió lùa”, hoặc ông nhúng chi tiết vào cõi mơ màng để phát hiện gạch nối giữa ánh trăng và hồ sen có phút giây xao xuyến “Con cá chép ngẩng đầu nghe kinh/ Lời giáo huấn rụng đầy mặt biếc”.


Tập thơ "Dấu thời gian" do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành.

Thơ Nguyễn Văn Mạnh có ý thức né tránh những đong đưa thù tạc, mà ưa chuộng những suy tư lắng đọng. Ở nghĩa địa làng buổi chiều, ông thảng thốt trước nhân sinh vô thường: “Kiếp phù du ngỡ như không/ Chẳng tan hóa hết chất chồng đắng cay/ Trăm ngàn duyên nợ trả vay/ Để trên mặt đất găm đầy chân mưa”. Còn đứng trước sóng gió biển Đông cồn cào, ông trầm ngâm trước thái độ thét gào tham vọng chiếm hữu vô cớ: “Gửi câu hỏi này vào Thái Bình Dương/ Rằng đã có ai tìm ADN cho biển/ Trái tim tôi âu lo thắc thỏm/ Sao câu trả lời vẫn cứ ở mênh mông”.

Mặc dù chưa đủ mềm mại và lắt léo, mảng thơ tình của Nguyễn Văn Mạnh vẫn đắn đo nhiều giải pháp để tỏ bày tơ vương. Bài thơ “Chiều Chi Lăng em hát” cơi nới thẩm mỹ “Đá như mềm đi trong không gian tẩm mật/ Em hóa vầng trăng hiền dịu giữa chiến hào”, hoặc bài thơ “Lỡ hẹn” xoa dịu trách móc “Nâng tay đội nón cho chiều/ Không em chỉ thấy bao nhiêu gió đùa”.

Trong tập thơ “Dấu thời gian”, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh xác tín sự thật khá ung dung để ôm ấp hoài vọng trìu mến. Dù sòng phẳng “Nghĩ trước cổng chùa” hiện trạng đầy băn khoăn “Hình như Phật bỏ về trời/ Ở đây toàn sư gõ mõ” thì ông không do dự dành một góc trân trọng cho sự tử tế bất tận: “Vẫn cảm tạ những gì không vĩnh viễn/ Những biến hóa tụ tan giữa cõi vô thường/ Những phút cởi lòng mở gió yêu thương/ Những năm tháng hồn nghẹn ngào uất hận”.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Kẻ cày mây thu và gieo trồng muôn dặm sao
Bài viết của Tuần Trần về tập thơ “Những đám mây mùa thu” của Trần Quang Khánh
Xem thêm