TIN TỨC

Tố Hoài “mang bão giông khát vọng cuộn về em”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-04-23 16:57:28
mail facebook google pos stwis
198 lượt xem

XUÂN TRƯỜNG

Tố Hoài là bút danh của nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, bác sĩ Nguyễn Tố Hoài. Anh sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước ta đang vào cuộc trường chinh kháng chiến chống ngoại xâm, thế mà học hành bài bản tốt nghiệp bác sĩ, dạy trường y rồi xếp bút nghiên lên đường ra trận. Cùng với thế hệ anh đã dấn thân yêu đời vào hành trình gian khổ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và thống nhất đất nước. Ngày về cũng như bao nhiêu người lính khác, anh cũng phải vất vả với áo cơm, mọi lo toan của đời thường làm cho con người chóng mặt. Thế mà anh vẫn lẳng lặng viết, âm thầm phát hiện, anh viết không phải để trở thành nhà văn, nên anh bình tĩnh, chững chạc, mà quan sát mọi chuyển động của xã hội quanh mình. Mười lăm năm quen rồi biết anh tôi cảm thấy có lúc anh vô vi, trầm mặc, khi thì kiêu bạc bất cần có lẽ vì vậy mà anh viết không bị áp lực nào thúc ép, anh viết như hơi thở đời thường, như cơm ăn, áo mặc, nước uống nghĩa là viết vô tư cứ thế mà biển rộng sông dài, với 21 đầu sách gồm: 7 cuốn tiểu thuyết, 8 truyện ngắn và ký, 5 tập thơ và sách chuyên môn về y học. Nếu trong truyện của Tố Hoài mang nhiều kịch tính gây ấn tượng cho người đọc thì trong thơ anh lại mang nhiều nghịch lý đến thú vị cho người cảm nhận. Tố Hoài giàu trải nghiệm, giàu vốn sống, anh ít muốn ra phía trước, không khoe khoang, cao giọng, lớn tiếng, nói chung những đánh bóng bên ngoài không phải là tính chất của anh. Anh có cái duyên giữa đất trời nên đã được đi nhiều, biết nhiều, viết nhiều nhưng lại nói ít, có lẽ vì vậy mà anh có nội lực thâm hậu lặng lẽ viết lặng lẽ phát hiện những cái mới lạ. Giữa không gian văn chương của anh tôi thấy hiển hiện một Tố Hoài với nhiều khoảng lăng, ngoài đời và trong thơ chính những khoảng lặng ấy đã đằm sâu anh vào suy tư dồn nén mà bứt phá lên câu chữ mới lạ. Thường đọc tác phẩm của anh tôi thấy chính chữ nghĩa đã bầu anh thành một nhà văn và thơ đã tìm anh và giao cho anh nhiệm vụ phát hiện cái mới lạ trong cuộc sống đa đoan này, để kết thành những đam mê và khoái lạc cho đời này nhưng nó cũng vô cùng trong veo và tinh bạch.

Hôm nay nhận được từ tay anh tập thơ thứ 5 với tựa đề “Mưa hạ ở Sài Gòn”, mừng vui mở ra xem và đây rồi Tố Hoài đến giữa chúng ta bằng cơn mưa hạ, một gương mặt quen thuôc mà chân trời góc biển, quá khứ tương lai, xôn xao hiện tại, cơn mưa đã kết nối đất trời rồi gửi lại cho nắng lau khô mặt người mặt phố và sau đó những mầm xanh hiện lên, trong đó có má hồng thiếu nữ, ký ức dân tộc xa xưa, với sự vận động không ngừng nghỉ của hiện tại: “Bỗng ập ùa như nỗi nhớ về nhau / Nước mang nụ hôn trả ngàn năm cho đất / Trả ngày tháng nấu nung căng tràn  khao khát / Vũ điệu cuộc tình vồ vập gió và mưa” và rồi chỉ có cơn mưa hạ này đây là chiếc đinh thời gian đóng câu thơ Tố Hoài vào tâm tưởng em “Xao xuyến biết bao mùa hạ bộn bề / Vẫn lưu giữ Sài Gòn một chiều mưa đổ / Dòng chảy nỗi niềm ngập mặt đường thành phố / Mang bão giông khát vọng cuộn về em”.

Những câu thơ thức giấc hồng hoang nghe chừng huyền thoại ở phía mặt trời lên, như một cảnh thật hiện ra dưới mắt nhà thơ để rồi chấp nhận như một thực tế hiện hữu của thiên nhiên: “Mặt trời nhô lên như đứa trẻ lọt lòng / Và biển hết mình xanh cho kỳ sinh nở!/ Cánh hải âu – chiếc then cài – cửa mở/ Để bình minh đem trải tã ánh hào”. Như tất cả đã sửa soạn cho mặt trời chào đời, quả đất quay làm ta tư tưởng mặt trời di động, tuy nghịch lý nhưng nghe ra thì nó vẫn tồn tại trước con người. Cảm xúc của Tố Hoài đã chạm đến tận cùng của vũ trụ. Những câu thơ ngược miền cổ tích tìm dấu chân xưa, Tố Hoài đã tìm về nơi lưu giữ tâm hồn dân tộc: “Mảnh đất Youn mở khái niệm thành quê / Dòng chảy núi rừng đã nương cùng sóng biển /Mũi Nai ơi! Có bàn chân cội nguồn …tìm đến / Cơn gió đầu mùa gợi nhớ buổi heo may!” Khoảng lặng của Tố Hoài đã xuất hiện trong khổ thơ này “cội nguồn… tìm đến”, người tìm về chầm chậm nhưng đông dần lên nhận diện Mũi Nai một thực thể của mình (Dấu chân ở Mũi Nai). Những câu thơ chảy mồ hôi vào hành trình khẩn hoang lập ấp của các vị tiền hiền quê anh đến nay vẫn còn tồn tại một dải gấm vóc để rồi một chiều qua đó dọc đường hoa nở lưu luyến lòng người: “…Ơn ông cha bàn tay trí huệ / Thước kinh luân không kể nông sâu / Đã ngăn đại hải bạc đầu / Biển sâu đã lấp nương dâu đã trồng” và rồi ngày về anh đã nhận diện “Quê tôi là xã Hải Quang / Hoa Mười giờ nở dọc đường ta đi” (Đi dọc mùa hoa nở).Tố Hoài sống nội tâm giàu tính lãng mạng, tinh tế mà lặng chùi theo cảm xúc, mênh mông đa sầu đa cảm chạm vào một chút hoang vắng như một dấu vết xưa còn đọng lại thì nhà thơ chạm ngay vào sự thay đổi, thương hải tang điền mà thấy được cái vô thường của phận người: “Ngay chân tháp chuông ra tận trùng khơi / Là bãi bể sình lầy 150 năm trước / Ông cha tôi đắp bồi 2100 trượng đê hình sống lược / Ngăn biển lập nên làng mới Tang Điền” (Tang điền). Tố Hoài cũng như bao nhiêu nhà thơ khác đã từng lưu lạc trong màu tím Huế bằng những câu thơ man mát buồn: “Anh đứng đợi đã ngàn năm in dấu / Trong màu sắc Hoàng bào em vẫn là em” (Màu tím nụ hôn), còn ai nữa, những câu thơ đuối nước sông Hương nên Thu Bồn đã nhắc nhở “Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. Trước sông biển thi ca Tố Hoài luôn thả hồn mình vào sương khói mơ tan, mênh mông đâu đó những sắc màu hư thực và em đã hiện ra để làm chứng nhân cho cái đẹp của đất trời: “Tầm dương nghiêng cả bãi dừa / Em nghiêng biển, sáng lên vừa độ tươi”, câu thứ 2 đẹp và sang trọng quá. Những người em trong thơ Tố Hoài đôi khi không cụ thể mà là sự hư cấu của thơ để làm trong sáng và mạnh lên cảm xúc, nhưng rồi chắc chắn cũng có những bóng hồng nào đó nguyên mẫu thoáng qua đời thi nhân, núp phía sau buổi dậy thì vẫy gọi hoan ca: “Mùa xuân nhường anh bước vào ngưỡng cửa / của chiếc lâu đài mang màu tím mà em / đã thế chấp cả một thời thiếu nữ / vòng tay thời gian nương nấu ở bên thềm”. Xa xôi lắm nhưng cũng rất gần “Anh muốn níu giữ thời gian hổn hển/ Hoàng hôn xanh đang nhuộm tím xuân thì” (Lâu đài tím). Thêm một lần nữa cái nghịch lý dễ thương lại xuất hiện trong thơ Tố Hoài “Thước đo ước lệ mà thôi / Ví như thể anh mặt trời đến ta/ Nói gần chảng hóa nói xa / Tuy xa em lại vẫn là gần em”. Đã xa rồi mà lại gần. Ngày đi chinh chiến đông đủ và rực rỡ những gương mặt đôi mươi háo hức lên đường tràn ra mặt trận, ngày về có người vào đất buông xuôi, xác thân còn lưu lạc, những mất mát của đồng đội đã làm cho câu thơ Tố Hoài rỉ máu qua tim để mà luyến tiếc yêu thương trân quý, cảm ơn người nằm xuống “Chúng tôi đi qua mấy cuộc chiến tranh / Đã đi qua một thời trai trẻ / Để phía trước khoảng trời xanh mới mẻ / Nên có phía sau đồng đội bạn tôi nằm”. Nhà thơ đã bị ám ảnh trước những hàng bia mộ của đồng đội mình, mà rưng rưng “Nơi đồng đội đã tập hợp về đông đủ / Vẫn như ngày nào cùng trong hàng ngũ / Cho mỗi lần chuẩn bị vượt Trường Sơn”. Tố Hoài đã lấy lòng đo lòng để rút ra triết lý cho cuộc sống, sự cần thiết phải giữ mình cho tương lai của đất nước “Ta đã lấy máu xương đo từng tấc đất / Cũng không ít kẻ, thua cuộc chiến chính mình” (tất cả trong bài Nơi đồng đội tôi nằm). Tà áo, tường vôi, viên phấn đã trắng Tố Hoài vào môi trường trồng người, gieo chữ nghĩa xuống cánh đồng tương lai, rồi mỉm cười với mầm xanh khởi sắc “Viên phấn dịu mềm đến kiệt sức bình sinh/ Cho mảnh vườn ươm hạt mầm nẩy mượt/ Những hạt phấn không biết so bì hơn thiệt /Cặm cuội mở đường qua vùng mới… xa hơn”. Bước chân lãng du thi ca Tố Hoài đã cùng khắp trong quê ngoài nước, nơi nào anh đã đi qua, đều để lại những cảm xúc tươi nguyên, nhìn cô sinh viên Lào, bên dòng Cửu Long, anh thấy có ít nhiều Lào trong dòng sông “Mỗi lần em ra con sông Tiền tắm mát / Vục xuống dòng trôi lại bắt gặp quê mình”. Bềnh bồng với chợ nổi Cái Răng nhà thơ đã chạm đến cái thật thà, rông mở, thoáng đạt của miền Tây sông nước hữu tình, luôn níu kéo lòng người ở lại “Đến đây chữ ‘tín’ là cần / Lòng người thước thẳng cán cân đã thừa / Một mười một chin cũng vừa / Chợ mà như thể bán mua chữ tình”. Tiếng gạch đá cựa mình trong cõi tháp như hờn dỗi thời gian, âm thầm trầm mặc đã bất chợt khơi gợi Tố Hoài vào cái ngàn năm xưa cũ mà hát ca “Tháp anh độc tôn: “Linh ga vũ trụ / Gia bảo truyền tin/ Đúc móng trường tồn”. Ngồi bên những nỗi đau xưa của thi sĩ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử, Tố Hòai đã nghe như đất nóng lên một hồn thơ còn tươi nguyên đâu đây những rỉ máu hãi hùng “Lắng trong ‘thi huyết’ tôi tìm / Máu hồng chảy tự con tim đại ngàn/ Rất riêng muôn ánh Trăng Hàn / Tưới vào hạ giới ngăn tràn nỗi đau”. Người em nào đây đã thấp thoáng Tố Hoài vào những nghịch lý dễ thương của một thời mơ mộng, chính lúc xa em lại là lúc gần em “Em xa rồi anh mới thấy gần nhau / Anh lặng lẽ đếm thời gian ở lại” và rồi vì đâu mà vụt tầm tay để bây giờ dụ mị “Gánh cô đơn trĩu vai làm sao mà thấy được /Khi ngẩng lên đã chạm phải chân trời” ,

Những câu thơ đầy ắp chất sử thi, đã đưa ta ngược miền ký ức 400 năm trước. Có lẽ Ông Tổ của anh (Nguyễn Hoàng), đã chờ đợi anh ở Phú Yên, trong lần anh dự trại sáng tác ở đấy. Trong cuộc trùng phùng thú vị này Nguyễn Hoàng đã ứng vào anh những câu thơ lên đồng nóng bỏng hành trình mở cõi, đầy rẩy những gian lao, chất chồng những nguy hiễm, hãi hùng. “Mài lưỡi gươm bằng gió Lào nắng lửa / Hạt giống lên xanh bên bờ cát lở bồi / …/ Ta không phải vì ta, vì Tổ quốc trường tồn/ Dân yên giấc, ấm lòng không cài then đóng cửa /Mảnh vườn nhà thêm màu xanh thêm nữa / Bốn trăm năm rồi con cháu hiểu lòng ta?” (400 năm nhớ lại). Bốn trăm năm Tuy Hòa Phú Yên đã thành máu thịt của Tố Hoài, nay gặp lại anh giật mình, giang sơn đã là gấm vóc, quê hương đã nẩy cành xanh lá, nuôi nấng Tuy Hòa những bể cả sông sâu. Lang thang trong chiều cổ tháp anh đã bước trùng lên dấu chân của Nguyễn Hoàng “Nguyễn Hoàng tới đây/ Người ngắm biển này không/ Lúc ấy biển có còn dữ dội?/ Mà nay Tuy Hòa biển lại là tiếng gọi / Sóng cứ nao nao ngày tháng xô bờ/ …/ Phú Yên ơi từ thuở gọi là quê / Ngót nửa nghìn năm bước chân trần mở cõi!/ Sóng Tuy Hòa vẫn ân tình tiếng gọi/ Vỗ rì rào có âm sắc Nguyễn Hoàng” (Tuy Hoa từ thuở gọi là quê). Tố Hoài là con cháu đời thư 14 của Hạo Quân Công Nguyễn Phúc Diễn, người đã phù Lê mang quân đi dẹp loạn, xẻ sông, nuốt sóng, sức vóc nghê kình, nhưng lòng thì luôn luôn hướng về chữ tâm trước cái thời loạn lac, nhà thơ đã thấy cái tinh khiết trong sạch của Tổ Tiên mình “Những mũi tên chạm tay Người ta hiểu/ Mở lòng yêu Người mở lối xanh tươi/ Vết đau này chỉ một mình ta chịu / Còn những nỗi đau chưa biết mặt bao người!”.

Những câu thơ viết trên những ngọn rau thiện nguyện, viết cho màu áo trắng tuyến đầu, viết cho những trái tim hướng nhịp đâp về nhau. Tôi rất tâm đắc với liên khúc thơ chống dịch của Tố Hoài vì anh là Bác Sĩ có tham gia chống dịch nên những tình tiết anh phát hiện trong quá trình gây cái chết tàn khốc của loài vi rut Vũ Hán đối với con người. Có người cho rằng hôm nay ta không cần viết về corona nữa vì nó đã yếu đi và sắp biến mất rồi. Không phải như vậy đâu vì rằng không có đại dich nào mà sau đó con người không tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của vi rút cả. Ngay lúc đầu nó bùng ra ở Vũ Hán, nhà văn Phương Phương vào cuộc, bác sĩ Lý Lương cảnh báo rồi cả hai phải chịu đối xử bất công của chính quyền. Trong khi những cái chết đang đầy lên trong trái tim văn chương, thì Giáo sư Diêm Liên Khoa của Trường Đại học Hồng Kông đã kêu gọi các học trò của ông hãy vào cuộc, hãy viết đi viết để sau này ta có ký ức cá nhân của riêng ta để bảo vệ lập luận của mình, không để ký ức quốc gia, ký ức cộng đồng lấn áp “không có ký ức là ta đã quên đi khả năng cày ruộng”. Nhân loại sẽ hân hoan vui mừng trên thành quả chống dịch và rồi câu hỏi corona từ đâu ra vẫn còn bỏ ngỏ, nếu vậy thì con người mù mờ về đại dich và nhân loại sẽ sa vào cõi tối tăm. Thơ đã xuất hiện trên thi đàn còn văn cần đến nhân vật, cốt truyện nhưng gần đây cũng đã có nhiều tác phẩm văn chương ra mắt độc giả, ký ức đã chụp hình lại quá trình đau thương của nhân loại. Tố Hoài đã chup lại những tình tiết gây tội ác của loài vi rút này “Vùng châu Á đã nhiều nước mắc / Cách trùng khơi châu Úc đâu tha /Quái thai Vũ Hán tinh ma / Dù bịt mặt dấu gian tà giấu sao?!”. Những câu thơ kết nối trái tim đến trái tim, người dân tự nguyện lo cho nhau “Biển kết đoàn dâng lên thành sóng / Tấm lòng dân chuyển động từng giờ/ Cơm thiện nguyện dọc đường, chờ/ Gạo cây-từ- thiện căn cơ khắp miền/ Tuổi thơ cũng góp tiền lợn đất / Từ bữa ăn sẻn nhặt từng đồng / Qúy bao hạt cát ven sông / Làm nên, bờ, bãi, nên dòng chảy xa!/ Vốn tư duy nhân hòa thân ái / Trị bệnh không sót lại một người / Ngàn năm lịch sử đắp bồi/ Thương yêu tồn tại giống nòi Việt Nam”. Những câu thơ khơi gợi nơi ẩn náu của vi rút corona “Dã tâm độc ác con người / Ghép thân con sar trong nôi bạo tàn! / Mưu bày đặt luận bàn ấp ủ / “giấc mộng…” bá chủ hoàn cầu / (Đạn bom mất thế trước sau/ Vũ khí sinh học là đầu chiến tranh)”. Ở tập thơ này Tố Hoài đã dùng thể thơ song thất lục bát và phú nhiều hơn để đưa chúng ta đằm sâu về quá khứ mà biết ơn, mà trân trọng, để chúng ta lắng vào nhau như nước chìm vào trong cát mà yêu thương, mà khơi gợi nguồn cội giống nòi mỗi lúc có hiểm nguy rập rình. Anh cẩn trọng chỉn chu trong câu chữ, chấm, phảy, ngắt câu và những khoảng lặng, không thừa ý dãn tứ, với cách nói nhẹ nhàng gần gũi, dễ nghe, lay gợi lòng người. Anh đã chọn nhịp điệu phù họp với hành trình thơ từ chậm đều, đi về quá khứ dần dần khẩn trương cho liên khúc chống dịch tại thành phố đông dân này, tôi thật sự đã chìm đắm vào song thất lúc bát của anh. Tố Hoài luôn luôn không chịu dễ dãi với thơ mình. Thơ Tố Hoài đang mở ra và hướng tới với sức viết vẫn còn sung mãn lắm. Có lẽ trời Nam đất Bắc đã làm nên một Tố Hoài có sức bền đi cùng năm tháng thi ca trong dặm dài cơm áo đa đoan. Không thể nói hết những gì muốn nói cho thơ Tố Hoài mà tôi đã hẹn anh bao năm nay. Khép lại trang viết này, xin chúc anh “gừng càng già càng cay” và quý vị độc giả hãy yêu thương “Mưa hạ ở Sài Gòn” một thông điệp bình yên đang đến giữa chúng ta.  

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Xem thêm
Người chiến sĩ ấy - Tập truyện ngắn hay về người lính Bộ đội Cụ Hồ. 
Mỗi tập sách dày trên dưới 700 trang (khổ 16 x24cm), tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa trình làng hai tập truyện ngắn hay mang tên Người chiến sĩ ấy (*) Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí VNQĐ - chủ biên bộ sách này “ Đây là công trình nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND VN và ngày truyền thống Tổng cục Chính trị ( 22/12/1944-22/12/2024)”. 
Xem thêm
Nhà thơ Thiên Hương sắp ra mắt tập thơ “Đoá sen hồng an nhiên”
Nhà thơ Thiên Hương sẽ ra mắt tập thơ mới “Đoá sen hồng an nhiên” vào 17h, ngày 21/01/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM.
Xem thêm
Như lòng thành dâng Mẹ - dâng Tổ tiên và những vùng đất thiêng
Đọc “Đường thơ… lặng bước” của nhà thơ xứ Đoài - Đào Ngọc Chung
Xem thêm
Long lanh một dải sông Hàn dưới góc nhìn của tâm thức văn hóa
Long lanh một dải sông Hàn được viết bắt nguồn từ một tình yêu nguồn cội đến cháy lòng và niềm hy vọng đối với Đà Nẵng - điều luôn làm tác giả Tần Hoài Dạ Vũ cảm thấy nhẹ nhàng, hãnh diện.
Xem thêm
Những điều phi thường trong Thế giới bình thường
Bộ tiểu thuyết 3 tập Thế giới bình thường lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt...
Xem thêm
Tính vô thường trong “Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc
Khi cảm xúc được trần tình không che giấu, cái Tôi trữ tình sẽ tràn dâng, réo đuổi mãnh liệt nơi hồn. Ở đó, ta bắt gặp một thế giới nội tâm vật vã với tiếng lòng thổn thức. Ở đó, những lạc lõng, cô đơn, nhỏ bé…của kiếp người như được trải ra, dài ra, vô tận. Nhân sinh chìm nổi, vạn vật vô thường vốn thuộc về qui luật, và có lẽ vì cảm thấu sâu sắc điều này nên nhà thơ đã thẩm mĩ hoá cuộc sống bằng những vần thơ khắc khoải, da diết, đậm tính vô thường.“Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc là một trong những tập thơ mang màu sắc ấy.
Xem thêm
Giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền của nữ nhà văn Tạ Lăng Khiết
Hội nhà văn TP.HCM và Công ty Cổ phần Văn hóa Chi giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền Tạ Lăng Khiết
Xem thêm
Viết bằng trái tim nồng ấm và chan chứa nhân văn…
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật
Xem thêm
Những cuộc du lịch chữ…*
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Văn nghệ số 47/2023
Xem thêm
Lời giới thiệu tập “Thơ tình Trịnh Duy Sơn”
Bài giới thiệu của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
“Vỗ dọc mùa đêm trắng”
Một mảnh trăng vênh lưng lửng sáng/ Một hồn thương lạc mọc bên thềm/ Bóng suông ngồi xé đêm thành sợi/ Có một khúc vui đã qua đời..
Xem thêm
“Trên mỗi nẻo đường” – hành trình kết nối tình người
Vũ Trọng Thái đam mê đi và đam mê viết. Hầu như mỗi vùng đất anh đi qua đều được ghi chép bằng tất cả năng lượng và yêu thương mà anh dành cho nơi ấy.
Xem thêm
Thơ tình liệu còn có tình yêu từ bạn đọc?
Về Tuyển tập “Tình thơ một thuở”
Xem thêm
Tiểu thuyết ‘Trong vô tận’ đạt Giải thưởng Văn học ASEAN
Tác phẩm ‘Trong vô tận’ của nhà văn Vĩnh Quyền đã đạt Giải thưởng Văn học ASEAN 2021.
Xem thêm
Hoàng Anh – Một giọng thơ triết luận, dịu dàng và giàu nữ tính
Nguyên Khôi là tập thơ thứ 3 của nhà thơ Hoàng Anh. Tập sách được chị dành nhiều thời gian, tâm sức chắt chiu, tỉ mẩn để hoàn thành nó. Vì thế, Nguyên Khôi mới có có được sự đầy đặn và chỉn chu như thế.
Xem thêm