TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Từ ánh trăng đến cánh diều – Những hình ảnh thơ ấm áp của Phan Thanh Tâm

Từ ánh trăng đến cánh diều – Những hình ảnh thơ ấm áp của Phan Thanh Tâm

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-02-04 09:42:00
mail facebook google pos stwis
142 lượt xem

Tập thơ "Mẹ có nghe trăng hát" của Phan Thanh Tâm là một bản giao hưởng nhẹ nhàng của tuổi thơ, tình thân và những ký ức ngọt ngào về gia đình. Với lối viết trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc, tác giả đã mở ra một thế giới thơ ca đong đầy yêu thương, nơi những câu chuyện đời thường đã trở thành những dòng thơ bay bổng như cánh diều và lấp lánh như ánh trăng.

Tập thơ mang một màu sắc khá rõ với những nét Hồn nhiên, trong sáng (Ngôn từ giản dị, gần gũi với trẻ thơ, gợi nhớ về những ngày tháng hồn nhiên); Đậm chất liệu dân gian (Hình ảnh bà, cha, mẹ, cánh đồng, con sông, cánh diều, trăng sao xuất hiện trong thơ như những biểu tượng của quê hương và ký ức tuổi thơ); Sự hòa quyện giữa hiện thực và mộng mơ (Những điều giản đơn trong cuộc sống được nhà thơ thổi hồn, trở thành những câu chuyện đầy cảm xúc).

Tập thơ "Mẹ có nghe trăng hát" là một món quà tinh thần đầy cảm xúc, giúp người đọc trở về với những ký ức ngọt ngào của tuổi thơ. Mỗi bài thơ là một thước phim nhỏ, đưa ta đến với những ngày tháng yên bình bên người thân yêu. Với giọng thơ trong sáng, nhẹ nhàng nhưng đầy chiều sâu, Phan Thanh Tâm đã tạo nên một tác phẩm thơ thiếu nhi đậm chất nhân văn và giàu cảm xúc, xứng đáng để được trân trọng và lan tỏa. Văn chương TP. Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu chùm 5 bài thơ rút ra từ tập sách nói trên.

Nguyên Hùng chọn và giới thiệu.

 

Mẹ có nghe trăng hát

 

Mẹ ơi trăng sáng quá

Thong dong ngang đỉnh nhà

Mọng tròn như chiếc bánh

Mẹ thức làm đêm qua

 

Mẹ ơi con cua bể

Gắp một miếng trăng vàng

Rủ cá ngoi mặt nước

Hớp ngàn hạt trăng tan

 

Mẹ ơi con ếch ộp

Đang gọi trăng xuống chơi

Mẹ có nghe trăng hát

Xung quanh chỗ Mẹ ngồi?

 


 

Mời bà cùng ngắm trăng

 

Trời trong, sao đi vắng

Trăng treo đỉnh bút chì

Ruộm vàng như bánh rán

Bà cho đêm học thi

 

Bà ơi cháu nhấc ghế

Mời bà cùng ngắm trăng

Cháu sợ sương khuya lạnh

Quàng thêm bà tấm khăn

 

Bà trông: anh còng gió

Cõng trăng ngoi lên bờ

Gọi cá lên mặt nước

Cùng gieo vần làm thơ

 

Cháu vẽ thêm nét nữa

Trăng trôi qua tóc bà

Bà có nghe trong gió

Mùi bánh rán đêm qua?


 

Bà ru em ngủ

 

Bà ru em ngủ

Trầm trầm à ơi

Có con cá lội

Theo thuyền ra khơi

 

Có nàng thiếu phụ

Hoá đá chờ chồng

Nghìn năm son sắt

Một màu thuỷ chung.

 

Có ông Từ Thức

Lạc vào cõi tiên

Không quên tông tổ

U hoài niềm riêng

 

 

Nương theo cánh gió

Từng câu dặt dìu

Chim sâu ngái ngủ

Mèo nằm mơ phiêu

 

Em theo cơn ngủ

Êm trong tay bà

Đong đưa nhịp võng

Lời bà mênh mông


 

Cha chở trăng về nhà

 

Cha chở trăng về nhà

trên chiếc xe đạp nhẹ tênh

những hôm bán hết hàng về muộn

Trăng lấp loá trên lưng áo phổng

 

Gió cuộn vào trăng quạt mát cho cha.

Mỗi buổi sáng cha chở trăng đi bán

Từng chiếc bánh cam ruộm vàng

tròn như trăng treo ngày giữa tháng

Thơm vị mè rang trong cả giấc mơ tôi.

 

Cha chở trăng về nhà

Luồng óng ánh tơ rung len vào ngõ vắng

Trăng theo cha về nửa khuya

không có vị mè rang

như sớm ngày cha mang đi bán

Mà ngàn mùi thơm cứ quyện hòa bát ngát

Hương của yêu thương?

 

Trăng theo cha về

Treo nhẹ tênh trần nhà

Sáng từng ngóc ngách

Soi bừng chân trời lên từng trang sách

Mang vị mồ hôi của cha, của mẹ

Vẫn lóng lánh ước mơ

Trăng tràn ngón đếm

Và…

Tôi ngưng học bài để uống ánh trăng trong…


 

Cánh diều chở nắng

 

Cánh diều chở nắng nửa chiều

Chở vần thơ ngát, chở điều ước em

Vòng dây em nối dài thêm

Diều no căng gió hát trên lưng trời

Quê mình đẹp quá diều ơi

Sông miên man giữa núi đồi bao quanh

Vàng mơ hương lúa ngọt lành

Câu hò neo mạn thuyền chành vấn vương

Bao chân mây, bấy con đường

Giấc em sóng sánh theo lườn dây lên

Lạ lùng diều giấy nhẹ tênh

Mà kéo vạt nắng, chao nghiêng cả chiều.
 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Sbooks mang câu chuyện của những đứa trẻ đồng bào Raglai đến Đường sách Tết
Giấc mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai được tái hiện trong “Đóa hoa sương núi”
Xem thêm
Hồ Sơn Đài với “Nhân chứng và lịch sử”
Nhà thơ Trần Thế Tuyển viết về cuốn sách “Nhân chứng lịch sử”
Xem thêm
Một giọng thơ nghĩa tình, khí khái
Đọc Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Thưởng, NXB Hội Nhà văn, 2024
Xem thêm
Nuôi hồn thơ bằng kí ức
Bài viết về tập thơ “Như vừa hôm qua” của nhà giáo, nhà thơ Lê Bá Duy
Xem thêm
“Điển tích văn học”- Cuốn sách cần cho người làm văn học
Nguồn: Văn nghệ Online; Gặp gỡ những vùng văn học
Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm