TIN TỨC

Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống rồi mới viết

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-10-03 23:16:31
mail facebook google pos stwis
1102 lượt xem

Trong lớp nhà văn cao tuổi hiện nay, có một người tôi luôn chờ đợi đọc những sáng tác mới của ông. Đó là nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật Đinh Trọng Đoàn). Chỉ có điều thời gian gần đây tuổi cao đã khiến ông không viết đều, viết nhiều như trước. Thế nhưng, thi thoảng vẫn được đọc những truyện ngắn mới của ông, hay những bài báo gửi gắm trăn trở, suy tư.

Nhà văn Ma Văn Kháng

Ma Văn Kháng cũng là nhà văn có nhiều tác phẩm độc giả thích đọc lại nhiều lần. Những tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đồng bạc trắng hoa xòe”, “Mưa mùa hạ”, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, “Một mình một ngựa”… hay những tập truyện ngắn của ông, giờ đọc lại vẫn thích vì không chỉ có chuyện mà còn có văn.

Cái hơi văn trong sáng tác của Ma Văn Kháng có lẽ là cái khiến người ta thích thú, nó giống như một thỏi nam châm giữ người đọc ở lại với những trang sách, để đi vào khám phá những câu chuyện mà nhà văn dựng lên, chất chứa nhiều suy tư, suy nghiệm, thậm chí day dứt, buồn đau về kiếp nhân sinh…

Không chỉ viết tiểu thuyết, truyện ngắn, nhà văn Ma Văn Kháng còn viết tiểu luận văn chương và hồi ký. Những “Phút giây huyền diệu”, “Nhà văn, anh là ai?”, hay hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương” cho người đọc tiếp cận gần hơn với những suy nghĩ về nghề văn và con đường văn chương của tác giả.

Nó mở ra cho người đọc, cho những người muốn tìm hiểu, nghiên cứu sáng tác của Ma Văn Kháng những quan niệm sống, quan niệm viết, cũng như cho thấy góc nhìn của ông về người và nghề. Dưới đây là một số tâm sự của nhà văn Ma Văn Kháng.

* Tôi mang ơn những năm tháng sống và làm việc tại tỉnh miền núi Lào Cai. Tôi mang ơn những công việc tôi đã làm. Cuộc sống là người thầy lớn. Sống rồi mới viết. Tôi đã viết được khoảng ba chục truyện ngắn ghi chép lại những mảnh đời cuộc sống con người miền núi Lào Cai. Tôi đã viết được các tiểu thuyết: “Đồng bạc trắng hoa xòe” (1979), “Vùng biên ải” (1974), “Chim én liệng trời cao” (2019), phản ánh cuộc đấu tranh để giải phóng đồng bào các dân tộc khỏi ách đế quốc phong kiến thổ ty. Công cuộc xây dựng  cuộc sống mới của bà con miền núi được tôi mô tả trong các tiểu thuyết: “Một mảnh trăng rừng” (1989), “Con của nhà trời” (2018).

Không có cuộc sống thì không có văn chương. Nhưng Albert Camus trong diễn văn nhận giải Nobel có một câu viết rất hay: Nghệ thuật sẽ không là gì nếu không có hiện thực. Nhưng hiện thực cũng sẽ chẳng có mấy giá trị nếu không có nghệ thuật.

* Sống thế nào đây lúc này? Với tôi, chỉ còn một cách là cắn răng lại nhịn nhường. Nhịn nhường người thân thì có gì là xấu. Và cắn răng lại để làm việc, để kiên trì nhẫn nại từng bước một đi tới. Tôi không nói ngoa.

Vì quả thật những truyện ngắn và những cuốn tiểu thuyết dài hơi, chính những mơ ước, dự định về chúng đã nuôi dưỡng niềm vui sống của tôi, để tôi vượt qua tất cả thử thách cay nghiệt trong thời gian này.

Tôi vẫn viết. Ngồi trong căn buồng chật hẹp mùa hè như cái lò thiêu, tôi viết, được trang nào lại dúi xuống cất giấu ở dưới gầm giường cùng lũ nồi niêu soong chảo nhọ nhem. Cuộc sống vốn dĩ có đâu là dễ dãi. Phải biết sống cả những khi tưởng như không chịu đựng được nữa.

* Mỗi cuốn tiểu thuyết của tôi thường ứng với một quãng đời thật.

* Nghề văn cũng như bất cứ nghề nào khác, điều quan trọng nhất là ta được làm một việc mà ta yêu thích.

* Thời sung sức của tôi có thể nói là giai đoạn tôi viết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy giá thú”, “Côi cút giữa mảnh đời”, “Một mình một ngựa”… Những tác phẩm sau này tôi vẫn cố giữ được ngọn lửa nhiệt tình và cảm hứng nghệ thuật rất dồi dào của bản thân nhưng vẫn thấy được dần dần sức cảm nhận, bút lực đã tan loãng đi. Đó là hiện thực mà không nhà văn nào có thể chống lại được. Đó là quy luật tất yếu của tuổi tác.

* Nhân vật trong tiểu thuyết, truyện ngắn ít nhiều đều là phân thân của tác giả, ít nhất thì chúng cũng phản ánh quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ của nhà văn, cha đẻ ra chúng. Đó gần như là quy tắc của nghệ thuật. Các nhân vật của tôi cũng vậy. Chúng vừa là tôi vừa không phải là tôi. Nói cách khác, tôi vừa sống trong bóng hình họ vừa tách ra khỏi họ để phân tích, lý giải, mở đường cho họ. Khắc khoải, trăn trở, đau đớn nhưng lại phải đứng cao hơn bi kịch thì mới có ích cho cuộc sống. Nói chung, mô hình nhân vật của tôi phản ánh quan niệm thẩm mỹ của tôi: Cái đẹp thật sự là cái đẹp khi ra đời trong bi tráng, trong đớn đau, thiệt thòi với tâm thức ngạo nghễ, ngẩng cao đầu!

* Nhà văn là một giá trị tự thân, là kẻ tự xuất hiện, tự lựa chọn và tự gánh vác lấy trách nhiệm phụng sự lợi ích của con người và nhân dân mình. Và công việc của anh là đem lại cái gọi là văn cho cuộc đời. Nó do tài năng nhà văn tạo nên…

* Ký ức con người – điều kỳ diệu. Và văn chương chính là điều kỳ diệu tiếp theo. Đó là nơi ghi lại toàn bộ cuộc sống của con người, từ hình ảnh đến những trạng thái tinh thần tế vi nhất của con người ở mỗi thời đoạn mà không một máy móc, một phương tiện nào có thể sánh được! Và như vậy hệ luận quan trọng sẽ là: Hãy cố gắng nuôi dưỡng ký ức sáng tươi của con người và tuyệt đối không được để mất văn chương. Văn chương, nơi lưu giữ bóng hình cuộc sống một cách trung thực nhất, đầy đủ nhất. Văn chương, nơi phóng chiếu ảnh hình một thời đại!

Tôi đọc rất nhiều nhưng không có một niềm yêu thích đặc biệt với một nhà văn nào hay tác phẩm nào. Đối với tôi, phải đọc rất nhiều, đọc vô tư, đọc hồn nhiên giống như việc sống vậy, cũng phải hồn nhiên; để nó ngấm vào mình ở thể vô ngôn và đến một lúc nào đó nó sẽ tỏa ra giống như ong hút mật cần cù, rồi lại tự mình làm ra mật.

* Viết văn là một công việc quá khó khăn, ở ngoài sự cố gắng, ở trên sức người. Từ truyện ngắn “Phố cụt” đầu tay in trên tờ Văn học tháng 3.1961 tới nay đã mấy chục năm trong nghề, vậy mà bây giờ, hễ cứ cầm bút viết là lại thấy bồi hồi, run rẩy như trẻ nhỏ tập đi những bước đầu; thật hoang mang và lo sợ.

* Tôi là một người dễ dãi, tôi đọc rất nhiều nhưng không có một niềm yêu thích đặc biệt với một nhà văn nào hay tác phẩm nào. Đối với tôi, phải đọc rất nhiều, đọc vô tư, đọc hồn nhiên giống như việc sống vậy, cũng phải hồn nhiên; để nó ngấm vào mình ở thể vô ngôn và đến một lúc nào đó nó sẽ tỏa ra giống như ong hút mật cần cù, rồi lại tự mình làm ra mật.

* Tôi viết văn không theo quy tắc gì cả. Tôi chỉ viết khi mình cảm thấy thích, cảm thấy muốn viết. Khi bắt đầu viết thì hào hứng và thăng hoa. Viết xong rã rời đến mức không thể nói chuyện được với ai. Có một điều đặc biệt là tôi không bao giờ sáng tác lúc ban đêm. Nhưng, tôi là một người dễ dãi… đáng yêu trong văn chương.

* Viết, phải viết! Và để chuẩn bị cho những tác phẩm dài hơn thì phải ghi chép kịp thời những ấn tượng của cuộc sống hôm nay, của đời sống lúc này, ở ngay nơi mình sinh sống, ở cơ quan…

* Tác phẩm một khi đã ra đời, hiện hữu bằng hình sắc cụ thể, thì đến lượt nó lên tiếng, nó đòi hỏi một sự đánh giá. Và đây, phần thưởng anh được nhận, một sự đánh giá công bằng, hoặc  đôi khi có thể còn cao hơn cả sự công bằng thì cũng là rất tốt,  vì bao hàm trong đó đã có cả sự khích lệ, mong mỏi nữa ở anh.

* Hãy đọc thật nhiều để những gì mình đọc ngấm vào chính mình và trở thành “vốn liếng” của bản thân. Hãy làm những gì mình yêu thích và đam mê.

* Tự học, đọc sách là con đường lớn mỗi người nhất thiết phải qua nếu muốn tiến kịp yêu cầu của cuộc sống hôm nay.

* Hãy nhìn từ cửa sổ gia đình mình nhìn ra cuộc đời. Và từ cuộc đời hãy chiếu rọi ánh sáng vào mỗi căn nhà, như thế mọi điều sẽ sáng tỏ.

* Tôi đặt nhiều sự quan tâm vào giai đoạn lịch sử, đưa ra những vấn đề mang tính sử thi. Tôi quan niệm không có sử thi thì không có nền văn học dân tộc. Văn học phải có những tác phẩm khắc họa bước đi lớn của đất nước.

* Nhà văn giống như người chiến sĩ vào trận. Anh có nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh. Sử dụng hỏa lực nào với đối tượng nào là điều cần nghĩ đến và xử lý thích đáng.

* Không thể kể hết những gì đã trải qua, những ngẫu nhiên nữa, đã góp phần đưa mình vào con đường văn chương. Đường đời là không thể định trước và mọi việc đều không thể rạch ròi, kể cả khi nó đã hoàn thành.

Theo Nhật Đăng/ Báo Đại Đoàn Kết

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm