TIN TỨC

Nhà văn Mai Sơn lặng lẽ cùng ‘Sự quyến rũ của chữ’

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-12-26 15:57:48
mail facebook google pos stwis
454 lượt xem

Nhà văn, dịch giả Mai Sơn sinh năm 1956 tại Quảng Ngãi, sống và làm việc ở TP.HCM. Ông có hơn 30 năm sống bằng nghề viết văn, dịch và biên tập sách báo. Vì bạo bệnh, ông đã qua đời lúc 0h ngày 25.12.2023 tại nhà riêng ở Long An hưởng thọ 68 tuổi. Tưởng nhớ nhà văn Mai Sơn, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Trần Nhã Thụy về ông.

 

Không chỉ là nhà văn, dịch giả Mai Sơn còn là một người đọc lặng lẽ với “sự quyến rũ của chữ” đến tận cùng.

Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2021, nhà văn Mai Sơn biết mình mắc bệnh nan y nên đã rời căn hộ ở Sài Gòn, quay về sống ở căn nhà tại Đức Hòa – Long An, phần vì muốn có thời gian để điều trị theo phác đồ của bác sĩ, phần vì có không gian sống yên tĩnh.

Chúng tôi từ Sài Gòn xuống ghé thăm anh, lúc này trông anh tiều tụy lắm, dường như chỉ còn da bọc xương, trong người đau đớn nhưng lúc nào cũng ráng pha trò, cười vui. Nụ cười nhẹ, nhưng mỗi khi cười lại làm sáng gương mặt Mai Sơn. Trong cuộc trò chuyện (bằng một sự cố gắng) anh nói nhỏ với tôi: “Thực ra thì mình không phải là người ham sáng tạo lắm đâu Thụy à, mà mình ham sống, ham sống lắm”.

Nhà văn, dịch giả Mai Sơn (1956-2023)

Tôi nghe mà lặng đi. Lúc ấy, tôi không biết nói gì, bèn quay mặt nhìn ra trước sân nhà, thực ra đó không phải là một mảnh sân, mà là một đám ruộng khô mọc đầy cỏ dại. Chợt một cơn mưa đổ xuống. Mưa trưa. Mưa trong nắng chang chang.

Ra về, tôi cứ nhớ mãi những lời anh Mai Sơn tâm sự. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại gọi điện, nhắn tin và thăm anh khi anh về căn hộ chung cư ở Sài Gòn. Nhưng giờ thì anh ra đi thật rồi. Lần này là vĩnh viễn. Lần này, tôi lại sẽ về căn nhà ở Đức Hòa để tiễn anh.

Tôi quý mến Mai Sơn, không chỉ vì anh là nhà văn – dịch giả, mà anh còn là một người đọc đáng nể. Nhà văn bây giờ, ít ai đồng thời là người đọc. Đọc càng nhiều thì càng khiêm tốn và minh triết. Mai Sơn khiêm tốn nhưng cũng có cái ngạo nghễ riêng, vì anh đọc và thấu nhiều tư tưởng lớn từ những nhà triết học vĩ đại. Nhưng tựu trung, Mai Sơn vẫn là người ham viết, cao hơn ham viết là ham sống như một người bình thường. Yêu sách vở. Yêu cuộc sống. Không cao sang gì, có khi chỉ là vài chai bia lạnh trên vỉa hè Pasteur – đoạn trước cổng Đại học Mỹ thuật TP HCM, để ngồi nói chuyện cuộc đời, về đàn bà, và quanh đi quẩn lại vẫn không thoát ra được câu chuyện văn chương và triết học.

Mai Sơn mê triết và văn, nhưng để kiếm sống, anh phải đi làm báo, nhận làm thêm công việc dịch thuật, dịch nhiều thứ ngoài văn chương. Đó là mâu thuẫn của anh. Từ đó cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, như tính cách có khi hiền từ cũng có khi phẫn nộ. Có khi rất hài hước nhưng cũng lắm lúc cực đoan. Đoạn đời mà tôi nghĩ phù hợp nhất của Mai Sơn là khi anh làm Trưởng ban Tu thư của Đại học Hoa Sen. Ở đó, anh được làm việc mình thích là xuất bản những cuốn sách công cụ hữu ích. Chỉ tiếc khoảng thời gian này cũng không dài.

Bìa sách “Sự quyến rũ của chữ” của tác giả Mai Sơn phát hành năm 2017

Mai Sơn là người rất có lòng với văn nghệ Sài Gòn, anh từng lập ra trang web văn chương có tên miền là bungbinhsaigon, với tham vọng “số hóa” những tác phẩm văn chương, triết học giá trị. Nhưng rồi sự đơn độc và gánh nặng “cơm áo gạo tiền” khiến anh bỏ cuộc, không duy trì được lâu dài. Nhiều dự án dịch thuật của anh cũng dở dang.

Thôi thì, mỗi chúng ta đều có những giới hạn của mình, và bước qua giới hạn đó là một cuộc đi dài, có lẽ là cũng không ân hận điều gì, vì đã sống hết mình.

Tạm biệt nhà văn Mai Sơn – người lặng lẽ và tha thiết cùng “Sự quyến rũ của chữ” đến tận cùng.

Nhà văn Mai Sơn sinh năm 1956, từng tham gia viết văn, dịch thuật, viết điểm sách, có hơn 30 năm sống bằng nghề viết, dịch và biên tập sách báo. Ông xuất bản 12 tên sách thuộc nhiều thể loại văn xuôi, biên soạn, dịch thuật, trong đó có 101 triết gia (2007), Vật lạ ở trên đầu (tập truyện, 1997), Hư cấu (tập truyện, 2003), Vũ trụ trong một nguyên tử (2008), Câu chuyện triết học (2005), hay cuốn Sự quyến rũ của chữ với gần 300 trang tập hợp những bài phê bình, cảm nhận của Mai Sơn về các tác giả, tác phẩm trong và nước ngoài. Ông từng tham dự Liên hoan văn học Á – Phi lần thứ nhất, năm 2007 tại Hàn Quốc.

Bộ ba sách triết của triết gia Bertrand Russell do Viện IRED xuất bản từ đầu năm 2019 có công lớn của nhà văn Mai Sơn

Được tin tác giả Mai Sơn qua đời, nhà văn Nhật Chiêu cho biết ông bàng hoàng dù biết đồng nghiệp mang bệnh từ lâu. Sinh thời, Mai Sơn từng viết lời bạt cho tập truyện Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu (Chỉ có gió để ăn/Chỉ có chữ để hy vọng).

“Anh là một trong những người viết tử tế với nghề nhất tôi từng biết”, Nhật Chiêu nói. Dịp này, ông cảm tác bài thơ khóc Mai Sơn:

“Mai Sơn ơi
Ra đi từ biệt nỗi đời
Ra đi từ biệt những lời chưa đi
Những vô ngôn
Những thầm thì
Còn tôi ăn gió mà nghi ngút buồn
Gió và chữ
Bụi và sương
Nợ nhau là chữ là thương nỗi người
Mai Sơn ơi”

TRẦN NHÃ THỤY

Bài viết liên quan

Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm
Nơi sâu thẳm trái tim vị tướng
Bài viết của Trung tướng, PGS-TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Xem thêm
Đan Thanh - nghệ sĩ kết nối thi ca và hội họa
Với hiểu biết khiêm tốn của một nhà giáo hâm mộ văn học nghệ thuật, tôi được biết thầy giáo - nhà văn Nguyễn Thanh. Thầy Nguyễn Thanh tên thật là Nguyễn Tấn Thành sinh ra tại xã Tân Quới, quận Bình Minh, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Khi làm văn nghệ, thầy Nguyễn Thanh còn dùng những bút danh khác để viết cho nhiều thể loại bài khác nhau : Thanh Huyền, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Minh Khuê, Minh Văn, Lan Đình, Chàng Văn… Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Cử nhân Văn khoa và đã qua 3 năm chưong trình Cao học Văn chương và Ngoại ngữ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1975).
Xem thêm
Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.
Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm