TIN TỨC

Một trong hai tùy bút quan trọng của văn chương Nhật Bản thời trung cổ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1227 lượt xem

Cùng với Phương trượng ký của thiền sư Gokuraku Shujo, Đồ nhiên thảo của thiền sư Urabe Kenko được đánh giá là hai tập tùy bút quan trọng bậc nhất của văn chương Nhật Bản thời trung cổ. Ở đó, Đồ nhiên thảo không đơn thuần chỉ là sự “buồn buồn phóng bút” của một nhà sư, mà hơn cả, đấy còn là sự cảm tác của một thiền sư có đạo hạnh trước nghệ thuật, nhân tình thế thái, đạo đức làm người, và cả thời cuộc suy vi.

Đồ nhiên thảo và bức tranh nước Nhật thời trung cổ

Là một nhà sư ở ẩn, lánh đời nhưng dường như, thiền sư Urabe Kenko dù ở ẩn về thể xác nhưng tâm của ông lại chẳng hề ẩn dật. Ông vẫn một lòng hướng về thời cuộc, về nước Nhật “kinh qua nhiều cuộc biến loạn quân sự lẫn chính trị.” Và cái tâm ấy, đã được thể hiện rất rõ trong 243 đoạn văn Đồ nhiên thảo, ngỡ rằng được viết chỉ như một sự “buồn buồn phóng bút” nhưng thẳm sâu, là những chắt lọc tình cảm qua quá trình quan sát tinh tế của Kenko về bức tranh toàn cảnh Nhật Bản thời trung cổ.

Nước Nhật ngày ấy, trải dài theo ánh nhìn của cuộc đời Kenko từ cuối thế kỉ XIII tới giữa thế kỉ XIV, đã đi qua đủ thăng trầm, phát triển thịnh trị dưới vương triều thiên hoàng Go Nijo. Nhưng khi Thiên hoàng tại thế, quyền lực liên tục chuyển giao cũng là lúc, sự suy vi dần manh nha và càng ngày càng hiển hiện rõ rệt. “Mang sẵn tư tưởng yếm thế” (chữ dùng của dịch giả Nguyễn Nam Trân), đứng trước đổi thay của bánh răng lịch sử cùng những đổi thay trong chính cuộc đời ông, Kenko không khỏi cảm tác nhân tình, thế thái.

Rằng, “trong thời buổi tàn mạt của thế gian như ngày nay”, thời cuộc dần lụi tàn, lòng người cũng loạn lạc, nhìn hôm nay lại nhớ khi xưa mà không khỏi cảm khái trước bao nét đẹp những tưởng đã trở thành truyền thống, ăn sâu vào nếp nghĩ, hành động con người lại dần mai một. Con người theo đó, cũng trở nên tùy tiện, và bản thân Kenko cùng lớp người như ông, đứng trước đổi thay xã hội, bỗng trở nên lạc lõng và tự thấy xa lạ khi đối diện cuộc đời, người đời. “[…] tất cả đều là kẻ bỏ rơi tập quán cố hữu của mình để chạy theo người lạ. Cảnh tượng như thế trông thật bực mắt.”

Và như một vòng lặp không có điểm dừng, càng đau xót, hụt hẫng trước thực tại bao nhiêu, Kenko lại càng hoài cổ bấy nhiêu. Ông viết về lối sống của người đời trước, ông dẫn điển tích trong các sách Tứ thư, Ngũ Kinh, Đạo đức kinh…, ông viện đến những danh nhân đời xưa hay cùng thời với ông,… Tất cả tạo nên sự tương phản giữa vàng son một thủa với thực tại lụi tàn.

Nhưng dẫu là quá khứ hay hiện tại Kenko sinh sống, thì tới tận cùng, những gì ông viết trên trang văn Đồ nhiên thảo vẫn mang tính khảo cứu, tư liệu đầy quý báu về phong tục, tập quán xã hội, lịch sử, con người của một thời quá vãng. Nhưng đề cập đến sự suy vi, Kenko hướng tới sự hoài cổ cùng khát vọng phục cổ nhiều hơn là cảm xúc cay nghiệt thời cuộc. Có lẽ, “tâm” của một thiền sư khiến ông tĩnh lặng, dù Kenko luôn dõi ánh nhìn theo từng thời gian đổi thay.

Và dù chứa đựng đủ đầy mâu thuẫn của xã hội Nhật Bản cuối thế kỉ XIII, giữa thế kỉ XIV song tùy bút Đồ nhiên thảo lại được viết bằng bút pháp rất mực trong sáng, vừa trung dung, vừa thể hiện được “cái tôi” của một thiền sư có đạo hạnh ở một thể loại thể hiện rất rõ cá tính người viết. Và tái hiện bức tranh Nhật Bản thời trung cổ, bản thân Kenko cũng như tái hiện chính ông, con người có ở ẩn thì tâm vẫn hướng tới cuộc đời, đồng thời luôn tự ý thức, bản thân cũng chỉ là một phần của bức tranh thời đại xoay vần ấy mà thôi.

Nước Nhật đổi thay. Kenko hoài cổ và cũng đầy bất lực trước thay đổi chẳng thể cưỡng cầu đó.

Đồ nhiên thảo và quan niệm về cách làm người của Kenko

Bên cạnh việc bày tỏ quan điểm về thời cuộc, Đồ nhiên thảo còn chứa đựng những quan niệm của Kenko về con người và cách làm người. Không thể nói là không có những mâu thuẫn hay có triết lí nhân sinh phù hợp với thời đại Kenko song đến hiện tại, nhận định đó đã không còn thích hợp trong xã hội hiện đại. Nhưng tựu trung, Đồ nhiên thảo vẫn là một cuốn sách chứa đựng nhiều điều răn dạy hết sức thực tế, thậm chí đến mức nghiệt ngã, để con người ngày càng hoàn thiện mà hướng tới chân giá trị của cuộc đời.

Như trong đoạn 131, ông nhắc tới vấn đề Người nghèo đem của tặng, bên cạnh cái nhìn khách quan rằng, “đó là lễ nghĩa”; Kenko cũng không quên đánh giá câu chuyện trên nhiều khía cạnh để phát hiện: lễ nghĩa, lòng tốt phải gắn liền với hoàn cảnh thực tế của con người. “Còn như không phân biệt hơn thiệt mà cứ tận tụy (tặng/giúp) cho bằng được thì đó là lỗi của người đi tặng hay giúp vậy. Nghèo mà không hiểu điều đó sẽ sinh ra trộm cắp. Giàu mà không hiểu điều đó, sẽ mất sức, đau ốm.”

Hay bản thân Kenko luôn đề cao chữ “tinh” trong nghề nghiệp. Bất kể người đó làm nghề nghiệp gì, chỉ cần đạt tới độ “tinh nghệ”, đều được ông trân trọng. Và quan điểm này của Kenko rất gần gũi với quan điểm “nhất hồ tinh bất quý hồ đa”, “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” của người Việt ta.

Đặc biệt, Đồ nhiên thảo là tập tùy bút của một nhà sư – thiền sư có đạo hạnh, nên tác phẩm này còn chứa đựng những tư tưởng “thiền” hết sức sâu sắc. Về thế giới vô thường và sự tồn tại của con người giữa đời vô thường này. “Con người ta dù biết mình phải chết nhưng chưa kịp suy nghĩ điều đó một cách nghiêm túc thì cái chết đã bất chợt đến bên. Cũng như đang nhìn thấy bãi cạn còn lộ ra đến mãi ngoài khơi, thế mà không biết tự lúc nào thủy triều đã dâng lên bờ và liếm tới gót chân.” Và bởi như nhìn thấu tính “vô thường” của kiếp đời phù du, Kenko vừa khuyên răn mỗi người tu tập sao cho đúng đạo làm người, vừa răn người ta sống sao cho trọn từng giây, từng phút. Những điều này, ngỡ rằng mâu thuẫn mà thực ra lại hết sức nhất quán, bởi đời người là vô thường, ngắn ngủi nên sống để không hoài phí một kiếp gá víu nơi trần thế, cũng là cách, để con người đạt tới sự vẹn toàn.

Tuy nhiên, trước khi là một thiền sư, Kenko đã là một võ quan của triều đình Nhật Bản. Nên bên cạnh tính thiền, quan niệm làm người của Kenko còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ quy củ, đạo lí, tư tưởng của giới võ sĩ đạo. Và quyện hòa chất thiền bình lặng cùng chất võ sĩ trọng nghĩa khí trong con người Kenko đã làm nên tính linh hoạt cùng ánh nhìn đa chiều của ông khi đứng trước con người giữa thời cuộc đầy biến động.

Đồ nhiên thảo và quan niệm “cái đẹp” của Kenko.

Cùng quan niệm xã hội, con người; quan niệm cái đẹp, nghệ thuật là vấn đề lớn được Kenko đặc biệt chú trọng trong tập tùy bút Đồ nhiên thảo.

Tập sách có nhiều câu văn rất thơ hay những lập luận sắc sảo được vị thiền sư “lánh đục tìm trong” này gợi mở. Nhưng đặc biệt, nhiều đoạn Kenko đã trực tiếp thể hiện, bày tỏ quan điểm của chính ông về nghệ thuật, cái đẹp trên cuộc đời.

Cái đẹp dưới con mắt Kenko giản dị mà cũng rất mực quy củ, truyền thống, và đặc biệt, mang đậm nét thiền Á Đông. “Muôn sự muôn vật nếu đáng cho ta lưu tâm thì cũng là vì chúng có bắt đầu và khi chấm dứt.” Vì thế, với Kenko, vạn vật đều có sức sống, cái đẹp có thể tồn tại ở bất cứ đâu, kể cả khi bắt đầu hay đã kết thúc, bởi ông quan niệm, “vô thường nên mới đẹp”.

Cho nên “anh đào mãn khai” hay “trăng rằm gợn bóng mây” trong nhận định của Kenko cũng đều chứa đựng vẻ đẹp riêng: vẻ đẹp của tâm hồn, sự sống. “Hoa anh đào tàn rụng lả tả ngoài vườn xui chạnh niềm hoài cảm.” “Ngắm vầng trăng tròn vằng vặc không một gợn mây tỏa ra đến ngoài ngàn dặm không thú vị bằng nhìn mộ vầng trăng mới hé lộ khi về sáng sau bao nhiêu đợi chờ của ta. Nó càng thêm thi vị nếu là bóng trăng vương sắc xanh lạnh lẽo trong núi sâu và ta thấy lấp ló trên những ngọn tuyết tùng sắp thành hàng…”

Bản thân Kenko là người hoài cổ, nhất là hoài cổ những nghi thức của người đời xưa mà thời nay đã mai một. Nhưng chính ông, lại luôn hướng tới cái đẹp không tô vẽ hay sắp đặt hoa mĩ. “Thơ người xưa trung thực, không làm cho ra vẻ, mà hình thức lại đẹp và tình ý nồng đượm.”

Kenko định nghĩa, cái đẹp tồn tại ở vạn vật, và cái đẹp cũng tồn tại ở mỗi người, bất kể là người tu hành hay kẻ võ sĩ. Chỉ cần “con người đàng hoàng không bao giờ buông thả trong đam mê, dẫu có thừa hứng thì cũng chỉ là cái hứng thanh đạm”, chỉ cần người đã sống trọn kiếp đời và sẵn sàng đối mặt với cái chết như một lẽ tất yếu của cuộc đời “vô thường.”

“Vì vô thường nên mới đẹp”, nên cái đẹp và nghệ thuật với Kenko rất mực đa hình, đa dạng. Không nhất thiết phải cực đoan mới là đẹp bởi vốn sự sống trên cõi đời này, đã mang nét đẹp riêng của dòng thời gian chảy trôi “sinh, lão, bệnh, tử” chẳng thể đoán biết. Đây cũng là tư tưởng hết sức hiện đại của một thiền sư – tác giả sống vào những năm cuối thế kỉ XIII, giữa thế kỉ XIV; nhưng quan điểm đã vượt thoát khỏi những quy phạm khắc nghiệt trong định nghĩa chữ “mĩ” thời trung cổ.

Theo Mọt Mọt/VNQĐ

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Quá trình trưởng thành đầy sóng gió của nhà thơ đoạt giải TS Eliot
Lớn lên ở Jamaica, từng nghĩ bà ngoại là mẹ mình, khi bà đã dạy anh học chữ viết trên hiên nhà với bảng đen. Bây giờ Jason Allen-Paisant dự định bay tới Ethiopia để gặp cha lần đầu tiên.
Xem thêm
Chùm thơ Oleg Ananyev (Cộng hòa Belarus)
Nhà thơ Ananyev Oleg Valentinovich, sinh ngày 12/9/1955, tại thị trấn Mordovo, vùng Tambov (Nga). Sống tại thành phố Gomel (thành phố lớn thứ hai của Belarus) từ năm 1957. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường đại học tổng hợp Francysk Skaryna, Gomel. Oleg Ananyev từng là nhà thiết kế đồ họa, người đề xướng trong Hội Tri thức Belarus, giáo viên văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật thế giới, giám đốc phòng trưng bày nghệ thuật của BSH, phó giám đốc Thư viện khu vực Gomel. Ông là hội viên Hội Nhà văn Belarus, Hội Nghệ sĩ Belarus, Liên đoàn Nhà văn và Nghệ sĩ quốc tế; đồng thời là nhà phê bình nghệ thuật, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch, nhà sử học địa phương. Oleg Ananyev là tác giả của một số tập thơ, người khởi xướng và tuyển chọn cuốn sách Исповедь в красках (tạm dịch: “Lời thú nhận trong màu sắc”, gồm 86 chương viết về các nghệ sĩ ở thành phố Gomel), Золотые купола (tạm dịch: Những mái vòm vàng. Viết về các nhà thờ ở Gomel); người khởi xướng và đồng tác giả dự án văn học nghệ thuật của Thư viện khu vực Gomel nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng vĩ đại Живая память моей семьи (tạm dịch: “Ký ức sống động của gia đình tôi”), đồng tác giả của tuyển tập vở kịch Последователи Макаёнка (tạm dịch: “Những người theo dõi Makayonka”). Đạt giải trong hơn 10 cuộc thi văn học ở các hạng mục “thơ” và “văn xuôi” (trong đó có hai lần mang tên Kirill Turovsky – “báo chí”). Ông đã được Bộ Văn hóa Cộng hòa Belarus trao tặng Huy hiệu Danh dự “Vì những đóng góp cho sự phát triển văn hóa Belarus”.
Xem thêm
Giới thiệu thơ Tetyana Hrytsan-Chonka (Ucraina)
Tetyana Vasylivna Hrytsan-Chonka - là nhà văn, nhà giáo dục người Ukraina. Bà sinh ngày 29 tháng 4 năm 1964 tại làng Vilkhivtsi, hiện đang cư trú tại Zakarpattia, phía tây nam của Ukraina. Bà là hội viên của Liên minh Nhà văn quốc gia Ukraina, thành viên Học viện Văn học, Nghệ thuật và Truyền thông quốc tế Gloria (Đức) và Tổ chức Công cộng Ukraina Kobzar. Tác giả của 12 tập thơ, tiểu thuyết và tiểu luận Những cánh cửa sống, hay tôi là quả táo mù của nhiều thế kỷ. Tôi là đàn bà.... Là đồng tác giả của 77 tuyển tập và niên giám, cả ấn phẩm của Ukraina và quốc tế, bao gồm Article - Tel Aviv, Soul (tuyển thơ Nhật Bản), Brzegi ognia I Wody (niên lịch Ba Lan), tạp chí văn học nghệ thuật TextOver; tuyển tập thơ quốc tế Lili Marleen (tiếng Hy Lạp); tuyển tập thơ Trung Quốc Thơ thế giới; có mặt trong tuyển tập thơ chống chiến tranh bằng tiếng Anh Những bài thơ cho nhân dân Ukraina; đồng tác giả cuốn sách giáo khoa dành cho học sinh Ukraina lớp 5 & 7 “Văn học hiện đại quê hương”. Là tác giả của tập thơ Azerbaijan-Ukraina Quả táo vàng, cùng những tập thơ khác. Các tác phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Ba Lan, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, tiếng Anh, tiếng Azerbaijan và các ngôn ngữ khác. Bà là người Ukraina duy nhất tham gia tuyển tập Anatolian Wind IV - International Anthology (xuất bản ở Thổ Nhĩ Kỳ). Là người duy nhất tham gia dự án Tạp chí quốc tế “Thần đồng” (Hoa Kỳ) tháng 10 năm 2023 trong chu kỳ “Thức tỉnh. Bà là người giữ kỷ lục, người tham gia tuyển tập quốc tế “HYPERPOEM” với 2000 người tham gia, đã được ghi vào kỷ lục của sách Guinness. Là đồng tác giả văn học thế giới trên báo quốc tế “Quốc gia toàn cầu” (Bangladesh). Các tác phẩm của bà được xuất bản trên các ấn phẩm quốc tế. Bà tham gia vào nhiều diễn đàn quốc tế Các nhà thơ của thế giới vì hòa bình ở Ukraina ở Ý, Đức, Anh, Trung Quốc, Canada, Mỹ, Bangladesh và Đức. Giải thưởng Văn học Hòa bình quốc tế (Đức-Ukraina). Là người đoạt các giải thưởng quốc tế và Ukraina, đồng thời là người chiến thắng trong nhiều cuộc thi, trong đó, đoạt Giải thưởng Văn học và Nghệ thuật quốc tế mang tên Panteleimon Kulish (2020) cho cuốn sách văn xuôi Những cánh cửa sống, hay tôi là một quả táo mù của nhiều thế kỷ. Tôi là phụ nữ, đoạt giải Franz Kafka quốc tế (Frankfurt-Vienna-Prague), đoạt giải Chiếc lông vàng quốc tế tại Azerbaijan, được trao bằng tốt nghiệp của Cộng đồng Nhân vật Văn học và Nghệ thuật Gloria, và được liệt kê trong bảng xếp hạng năm 2022 Người sáng tạo và Người giám hộ. Bà còn đoạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật quốc tế danh dự mang tên Heinrich Böll (2022); đoạt giải Cuộc thi Văn học Nghệ thuật quốc tế Ernest Hemingway tại Đức năm 2022, đoạt giải “Ngoại giao Văn hóa” quốc tế; được trao tặng danh hiệu Trật tự thế giới “Sao vàng ngoại giao văn hóa” (2023); đoạt Giải Văn học quốc tế mang tên Robert Burns (Scotland-Mỹ, Los Angeles) năm 2023; đoạt Giải Văn học Nghệ thuật mang tên Vasyl Yuhymovych (2023); được tờ báo nổi tiếng thế giới The Daily Global Nation Independent, Dhaka, Bangladesh vinh danh “Đại sứ hòa bình quốc tế” (Đức-Mỹ, 2023); giải “Cây cầu vàng” của Quỹ Văn học quốc tế ở Kyrgyzstan, đoạt giải thưởng quốc tế mang tên Dka de Rishelle ở hạng mục “Sách của năm” cho cuốn sách “Thời đại khác nhau” (Đức-Ukraina, 2023); giải thưởng của Quỹ Rahim Karimov (2023) ); Chủ tịch Quỹ Văn học quốc tế; đoạt Giải thưởng Văn học quốc tế mang tên Theodore Dreiser (Art Marathon, Bồ Đào Nha, 2023) và một số giải thưởng khác.
Xem thêm
Cuộc đời vẫn đẹp
Buổi sáng tôi thường dậy sớm để đi làm. Tôi thích nghe tiếng chim hót nên trên đường hay ngước mắt dõi theo những cánh chim dang rộng bay đi bắt côn trùng. Những chú chim sẻ ấy là các bạn đồng hành, giúp tôi thư giãn trước khi đến quảng trường nơi có thư viện mà tôi làm việc.
Xem thêm
Chùm thơ Trương Chí
Nhà thơ Trương Chí (张智, tên tiếng Anh: Zhang Zhi), sinh năm 1965 tại thị trấn Phượng Hoàng, huyện Đan Ba thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ông là nhà thơ, nhà phê bình văn học, nhà xuất bản, dịch giả uy tín của văn học Trung Quốc đương đại. Trương Chí là tiến sĩ văn học. Hiện là chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu và Dịch thuật quốc tế. Tổng biên tập Tạp chí Xuất bản Thơ quốc tế hàng quý (đa ngôn ngữ) và ấn bản tiếng Anh của Niên giám Thơ thế giới, đồng thời là cố vấn cho Trung tâm Toàn cầu hóa Thơ Trung Quốc bằng các ngôn ngữ quốc tế. Từ năm 1986, ông bắt đầu công bố tác phẩm văn học và dịch thuật của mình. Tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng quốc tế. Trương Chí từng đoạt giải thưởng Văn học của Hy Lạp, Brazil, Mỹ, Israel, Pháp, Ấn Độ, Ý, Áo, Lebanon, Macedonia, Nga, Nhật Bản, Ai Cập, Bỉ, Armenia và Kyrgyzstan. Các tác phẩm chính của ông bao gồm các tuyển tập thơ: Receita (tạm dịch: Mùa thu hoạch - Tiếng Bồ Đào Nha-Anh-Trung), Selected Poems of Diablo (tạm dịch: Những bài thơ chọn lọc của Diablo - Tiếng Anh), Poetry by Zhang Zhi (tạm dịch: Thơ Trương Chí - Tiếng Đức-Anh-Bồ Đào Nha), Những bài thơ chọn lọc của Diablo (tiếng Trung-Anh), A Jigsaw Picture of the World (tạm dịch Bức tranh ghép hình thế giới - Tiếng Albania), Feu Follet On Paper (tạm dịch: Làm yêu tinh trên giấy - Tiếng Ả Rập), Poison (tạm dịch: Chất độc - Tiếng Ả Rập) và The Mirror Image of Ghost City (tạm dịch: Hình phản chiếu của thành phố ma - Tiếng Serbia), Tuyển tập phê bình thơ có tựa đề Loạt bài tiểu luận về các nhà thơ Trung Quốc tiên phong, và bản dịch thơ A & 1 is the Founder (tạm dịch: A & 1 người sáng lập - Tiếng Anh-Trung), Tuyển tập các bài thơ của Tareq Samin (tiếng Anh-Trung), My Secret Lover, You (tạm dịch: Em, người tình bí mật của anh - Tiếng Trung), và dịch tiểu thuyết Назови имя бога của Savitskaya Svetlana Vasilievna, LB Nga (tạm dịch: Xưng danh Thiên Chúa - Tiếng Nga-Trung), v.v. Ngoài ra, ông còn biên tập cuốn sách Thơ chọn lọc của các nhà thơ quốc tế đương đại (tiếng Anh-Trung), Thơ Trung Quốc chọn lọc thế kỷ 20 (tiếng Trung-Anh), Từ điển các nhà thơ quốc tế đương đại (đa ngôn ngữ), Sách giáo khoa Trung-Anh: 300 bài thơ Trung Quốc đổi mới (1917 - 2012), và Kinh điển thế kỷ: 300 bài thơ Trung Quốc đổi mới (1917 - 2016), v.v.
Xem thêm
Mở vòng tay tình yêu | Chùm thơ Bill Wolak (Mỹ)
Bill Wolak là nhà thơ, nghệ sĩ tranh cắt dán kiêm nhiếp ảnh gia. Ông sinh sống tại New Jersey (Mỹ) và đã xuất bản 18 tập thơ.
Xem thêm
Quyền năng biến đổi của Ruth- truyện ngắn Suchen Christine Lim
Suchen Christine Lim sinh năm 1948 ở Malaysia. Bà lớn lên ở cả hai phía của eo biển ngăn cách Malaysia khỏi Singapore. Bà đến Singapore năm 14 tuổi, học ở Tu viện của trường Holy Infant Jesus, và sau đó là Đại học Quốc gia Singapore. Bà dạy ở một trường cao đẳng và làm chuyên viên thiết kế chương trình giảng dạy ở Bộ Giáo dục. Suchen nghỉ việc vào năm 2003 để dành toàn thời gian cho viết lách.
Xem thêm
Thơ Isaac Cohen (Israel)
Nhà thơ quốc tế, người Israel.
Xem thêm
Luận về thơ của Yi-Soo Byeon (Hàn Quốc)
Thơ là điều gì đó xảy ra ngay khi bạn thức dậy sau giấc ngủ. Giống như việc bạn mở mắt ra, đi trên mặt nước và ném mình vào một thứ gì đó.
Xem thêm
Gió rì rào trò chuyện - chùm thơ Soad Al-Kuwari (Qatar)
Tác giả là Cố vấn Văn hóa tại Bộ Văn hóa Qatar Điều phối viên Phong trào Thơ Quốc tế tại Qatar
Xem thêm
Chùm thơ Khasanboy Kholmirzaevich Gayubov (Cộng hòa Tajikistan)
Gốc cây thuở ấy lắng ngheNơi tôi thường vẫn đi về ngày xưaVà em, chuyện thật như đùaBây giờ chỉ đến trong mơ một lần.
Xem thêm
Du khách kiên định trong vũ trụ thi ca
Đó là cách người ta nói về Rodica Marian – tác giả cuốn thơ “Khoảnh khắc can đảm”.
Xem thêm
Chùm thơ Rida K Liamsi
Nhà thơ Rida K Liamsi sinh ngày 17/7/1943 tại Dabosingkep, thuộc quần đảo Lingga, tỉnh Đảo Riau, Cộng hòa Indonesia. Ông đã xuất bản 6 tập thơ: ODEX (1971), Tempuling (2003), Kelekatu (2007), ROSE (2003), Secangkir Kopi Sekanak (2017) và Sungai Rindu (2020). Thơ của ông được in trong nhiều tuyển tập cùng với các nhà văn, nhà thơ khác. Cuốn sách có tựa ROSE đã nhận được giải thưởng của Viện Ngôn ngữ quốc gia Indonesia năm 2018. Rida cũng là tiểu thuyết gia, đã xuất bản một số cuốn sách: Bulang Cahaya (2007), Megat (2016)...
Xem thêm
Chùm thơ Abdukakhor Kosim (Cộng hòa Tajikistan)
Nhà thơ Abdukakhor Kosim (tên đầy đủ: Abdukakhor Sattorovich Kosimov), sinh ngày 27/1/1965, tại trang trại bang Kuibyshev, thuộc vùng Vakhsh, Cộng hòa Tajikistan, trong một gia đình làm nghề thợ rèn. Ông đồng thời là nhạc sĩ, nhà báo uy tín của Tajikistan.
Xem thêm
Yevgeny Chigrin (LB Nga) - Mai Văn Phấn dịch từ tiếng Nga
Yevgeny Chigrin là một trong những nhà thơ đương đại uy tín của LB Nga
Xem thêm
Chùm thơ của Mahmoud Drwwish, nhà thơ lớn của Palestine
Mahmoud Darwish là một nhà thơ người Palestine và là một trong những nghệ sĩ hàng đầu của thế giới Ả Rậ
Xem thêm
Chùm thơ Rodica Marian (Rumani)
Là một tiến sĩ Ngôn ngữ học, thành viên của Hiệp hội Nhà văn Romania, bà là cộng tác viên khoa học cấp cao của Viện Ngôn ngữ học và Lịch sử Văn học Sextil Pușcariu ở Cluj Napoca.
Xem thêm
Chùm thơ của Yang Geum-Hee’s – Hàn Quốc
Nữ sĩ Yang Geum-Hee sinh năm 1967 tại Jeju, Hàn Quốc
Xem thêm