TIN TỨC

Nhà văn trẻ và cuộc trinh thám từ dấu vết muội tro

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1032 lượt xem

Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất vừa đóng góp tác phẩm mới có tên gọi "Muội tro" vào dòng văn học trinh thám.

Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất

Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất sinh năm 1993, hiện nay vẫn là hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn TP.HCM. Võ Chí Nhất từng được công chúng biết đến qua các tác phẩm Hoàng cung in năm 2016, Khiếu ăn mày in năm 2018, Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình in năm 2020.

Với kiến thức chuyên môn được đào tạo, nhà văn trẻ Võ Chí Nhất quyết định theo đuổi dòng văn học trinh thám bằng tác phẩm Muội tro vừa được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành. Tác phẩm Muội tro gồm 10 truyện ngắn, với nhân vật xuyên suốt là nữ cảnh sát hình sự Hà “Ớt”.

Văn phong nhẹ nhàng và hóm hỉnh, nhà văn trẻ Võ Chí Nhất tạo ra những tình tiết gay cấn và bất ngờ trong tác phẩm Muội tro. Thích thú với văn học trinh thám, nhà văn trẻ Võ Chí Nhất không giấu giếm mong muốn tạo ra một thám tử Sherlock Holmes hoặc một thanh tra Maigret có phong cách Việt Nam.

Tác phẩm Muội tro của nhà văn trẻ Võ Chí Nhất nhanh chóng nhận được sự đồng cảm từ những tác giả tiền bối. Phó Giáo sư Tiến sĩ Đặng Anh Đào đánh giá: “Những câu chuyện trong cuốn sách này như một chuỗi hình sin cứ lên tới cao trào rồi lại xuống, đó cũng là đặc điểm của truyện trinh thám”.

Văn học trinh thám không đơn thuần là những câu chuyện vụ án. Văn học Việt Nam thế kỷ 20 từng có nhiều nhà văn nhúng bút vào thể loại này như Phạm Cao Củng với Vết tay trên trần hoặc Chiếc tất nhuộm bùn, Thế Lữ với Vàng và máu hoặc Thám tử Lê Phong, Bùi Huy Phồn với Mối thù truyền kiếp hoặc Gan dạ đàn bà...

Gần đây, văn học trinh thám tiếp nối với sự xuất hiện của vài cây bút đương sung sức, như trường hợp Di Li pha trộn trinh thám và kinh dị trong tiểu thuyết Trại hoa đỏ, như trường hợp Nguyễn Xuân Thủy kết hợp trinh thám và hình sự trong tiểu thuyết Sát thủ online.

Tác phẩm Muội tro của nhà văn trẻ Võ Chí Nhất có thể xem như một tín hiệu mới trong dòng văn học trinh thám. Sự có mặt của nhà văn trẻ Võ Chí Nhất cũng như vài tác giả trẻ khác đang mở ra nhiều hy vọng cho dòng văn học trinh thám.

Làm sao để có nhiều nhà văn trẻ dự phần sáng tác văn học trinh thám? Tại buổi tọa đàm “Văn học trinh thám hiện đại: Giao lưu Đông và Tây”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều với tư cách Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã nhấn mạnh: “Tôi cho rằng, người Việt Nam hầu hết đều thích những câu truyện trinh thám. Tôi nhớ khi xưa còn nhỏ, tôi rất thích nghe chương trình 'Kể chuyện cảnh giác' chứa đựng trong đó tinh thần của truyện trinh thám. Ở Việt Nam, số lượng sách văn học trinh thám quá ít ỏi, lực lượng người viết cũng còn rất ít. Tới đây, có thể Hội Nhà văn Việt Nam sẽ kết hợp với một số cơ quan, đơn vị tổ chức một cuộc thi văn học trinh thám”.

Phạm Tuấn

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm