TIN TỨC

NSND, nhà thơ Lê Huy Quang: Đam mê và dị biệt

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
347 lượt xem

 Chiếc áo màu đen hoặc đỏ, vòng cổ, nhẫn bạc, vòng đeo tay bằng bạc, đôi guốc mộc, điếu thuốc luôn cháy đỏ trên tay, khói thuốc bay lên phả từng làn trắng mờ ảo bên cạnh gương mặt dạn dày với mái tóc dài nghệ sĩ. Vậy là có một bức phác họa chân dung Lê Huy Quang khá đầy đủ. Không cần quá nhiều sắc màu, “bức chân dung” ấy gây ấn tượng bởi sự hòa sắc có chiều sâu và cảm giác về một sức mạnh nội lực nào đó.

Nhà thơ Lê Huy Quang (1944 – 2023)

 

“Tôi sinh ra để yêu và làm nghệ thuật”

Cụ thân sinh của Lê Huy Quang là một nghệ nhân tuồng cổ, nghệ nhân hát ví dặm, phường vải, quê Thạch Hà (Hà Tĩnh). Mẹ ông quê Đô Lương (Nghệ An), cả đời theo chồng đi cùng các gánh hát. Lên 5, 6 tuổi, Lê Huy Quang đã thích thú xem những vở tuồng cổ như “Đào Tam Xuân loạn trào” mà người bố đóng vai vua Triệu Khuông Dẫn. Sân khấu với những sắc màu lung linh lôi cuốn cậu bé. Bao nhiêu lần cậu thầm ước mình được là một nhân vật trong vở diễn kia, hoặc được vẽ lên tấm vải phông hậu sân khấu những dòng sông, cánh đồng, những cung điện nguy nga, những bông hoa, bầu trời, mặt nước…

Tiếp nối truyền thống yêu nghệ thuật của gia đình, ba anh em ông đã vươn lên để trở thành những tên tuổi trong làng nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Anh ruột Lê Huy Hòa (1932 – 1997) là họa sỹ xuất sắc của khóa Mỹ thuật kháng chiến được đào tạo tại chiến khu Việt Bắc năm xưa, được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012.

Người em út của Lê Huy Quang – Lê Huy Hạnh, vốn là một người lính chiến trường Lào, Tây Nguyên – họa sỹ, nhà điêu khắc, nhà thơ của Hội VHNT Đà Nẵng.

Song, như Lê Huy Quang tự nhận xét về mình, “chất một gã nhà quê” trong ông “khá đậm đặc”. Đó là phẩm chất “ham học hỏi, phấn đấu đến cùng không quản khó khăn” của người Nghệ Tĩnh. Và cho dẫu đã xa quê trên nửa thế kỷ, Lê Huy Quang vẫn luôn nhớ về quê xưa: “Thấm khô cát sau đêm mưa/ bất ngờ lên xanh những miền quả chín/ gió Lào gai gai nóng…” và những giọt mưa quê luôn hằn sâu trong ký ức: “Tôi vẫn đi hoài mặc gió lắt lay/ Nhớ mưa Vinh buồn lên từng giọt trắng/ Mưa Vinh sao nhiều vị đắng/ Thương quê mưa nghèo đong đầy mắt cay”.

 

Từ năm 1976, Lê Huy Quang làm báo, bắt đầu với Tạp chí Sân khấu. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, ông đã trở thành họa sỹ thiết kế mỹ thuật Nhà hát Tuồng Việt Nam, thực hiện ước mơ thời thơ bé của mình. Dọc dài theo suốt những năm tháng cuộc đời mình, ông vẽ để giải tỏa cảm xúc, vẽ như chơi, vẽ cho chính mình. Nhưng bằng cách riêng, các bức vẽ của ông đã để lại một dấu ấn rất riêng trong lòng công chúng.  Nhà phê bình Đặng Trường Lưu từng nói về tranh của ông: “Qua những tác phẩm hội họa… cũng đủ cho ta nhận ra một bản lĩnh riêng, một mảnh hồn riêng Lê Huy Quang đằm thắm và bình thản trước ồn ào cởi mở, có khi thái quá của đời sống nghệ thuật hiện nay”.

Tuy vậy, mang lại cho Lê Huy Quang nhiều thành công hơn cả vẫn là công việc thiết kế trang trí sân khấu. Ông đã thiết kế mỹ thuật trên 300 vở diễn cho các đơn vị nghệ thuật sân khấu trong cả nước. “Hội họa cho tôi trí tuệ, lý trí; thơ cho tâm hồn bay bổng, trữ tình; sân khấu – loại hình nghệ thuật tổng hợp – cho tôi một cái nhìn đầy đủ về cuộc sống, cái đẹp, cùng những nhân vật của xã hội; công việc làm báo cho tôi tính chính xác, cẩn trọng, bình tĩnh với tư cách của một công dân. Tất cả công việc tôi làm quy tụ lại chỉ ở hai phương tiện: bút lông và bút sắt. Tôi hình như sinh ra để yêu nghệ thuật và làm nghệ thuật”- Lê Huy Quang tâm sự.

Sống và làm nghệ thuật: “Phải khác”!

Và khi đã làm nghệ thuật, Lê Huy Quang quan niệm, mỗi nghệ sỹ phải tạo ra một phong cách riêng, “phải khác” người khác. Vì thế, 108 bài thơ, tập hợp các sáng tác của ông từ năm 1968 đến năm 2008, mang cái tên “Phải khác”, không những bày tỏ quan điểm sống mà còn thể hiện quan niệm nghệ thuật ấy. Ông tâm đắc đọc cho tôi nghe hai câu thơ lấy làm đề từ cho tập thơ: “Cuộc đời. Ai nhớ. Ai quên? Nhưng mà phải khác mới nên chữ người”.

Trong nghệ thuật, ông lao động hết mình, vắt kiệt sức lực cho sáng tạo. NSND Lê Huy Quang đã đoạt nhiều giải thưởng về hội họa, bìa sách, đồ họa, trang trí sân khấu và thơ. Đặc biệt, ông đã có hơn 20 Huy chương Vàng, Bạc tại các Hội diễn sân khấu toàn quốc.

Hiện nay, Lê Huy Quang là Thư ký Tòa soạn Tạp chí Âm nhạc Việt Nam (Hội Nhạc sĩ Việt Nam); Phó Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Mỹ thuật Ứng dụng (Hội Mỹ thuật Việt Nam). Ông là hội viên Hội Mỹ thuật, Hội Nghệ sĩ Sân khấu, Hội Nhà văn, Hội Nhà báo Việt Nam; Hội viên ba Hội Mỹ thuật, sân khấu và Nhà văn Hà Nội.

Nhưng điều quan trọng nhất với Lê Huy Quang, là ông vẫn dành riêng cho mình những khoảng thời gian để viết, để vẽ… và đó chính là hạnh phúc lớn nhất, ý nghĩa nhất trong cuộc sống đầy chất “nghệ” của ông. Sau ly rượu buồn vui, sẻ chia cùng bạn hữu, Lê Huy Quang lại đắm mình vào hội họa, với bảng màu để thỏa sức sáng tạo. Lúc nào mệt, không cầm cọ, ông lại làm thơ viết báo. Mà hình như Lê Huy Quang là người quá đa đoan. Không chỉ vẽ, làm thơ, viết báo, ông còn có niềm đam mê với sân khấu, với niềm vui dường như vẫn trọn vẹn và trong vắt từ thuở ấu thơ, khi xem người cha của mình diễn tuồng cổ.

Cuộc đời NSND Lê Huy Quang giống như một vở diễn sân khấu, mà ở đó, ông sắm vai một kẻ sĩ ngang tàng như thơ ông “bốn mùa quăng quật những rong chơi”. Kẻ ngang tàng đó rong chơi khác người, rong chơi để trọng hơn cái đẹp, để yêu hơn cuộc đời, để sống hết mình với nghệ thuật, trong quỹ thời gian quá hạn hẹp. Và trên sân khấu của cuộc đời mình, Lê Huy Quang viết hai chữ “Phải khác” như tuyên ngôn cho lẽ sống và cho cả đời lao động nghệ thuật của ông!

Để kết thúc bài viết, tôi xin trích một đôi lời của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha viết về Lê Huy Quang từ những năm 90 của thế kỷ trước “Có những năm tháng dài, hành trang của Quang chỉ vỏn vẹn hai bộ quần áo. Một mặc trên người. Một trong túi vải. Kèm thêm ở túi vải còn một bàn chải và một khăn mặt. Đó là ấn tượng về một “Quang độc thân”, “Quang bụi” quăng quật rong chơi một thời.

Ngay từ khi bước vào tuổi thanh xuân, Quang đã lao vào sống, đắm chìm và mê mải, không biết sợ, không ngại đố kỵ. Vượt qua mọi rào cản, bản thảo thơ của Quang trong 1/4 thế kỷ đã lên tới cả ngàn trang. Và tuyệt nhiên không in. Duy nhất khi ấy, chỉ có một bài thơ về “Khúc hát văn” được Nguyễn Cường phổ nhạc.

Mãi tới một ngày đầy giông gió của mùa thu Hà Nội, thơ Quang mới lần đầu tiên in trên Báo Văn nghệ. Đó là năm 1988 – bài thơ tưởng niệm danh họa Bùi Xuân Phái vừa qua đời: “Những bức tranh phố/ nằm nghiêng/ cùng tôi/ người họa sĩ Phố – Phái /cùng tôi /đi/ và cùng tôi/ có-cả-đường-công-tua-đen-bức-tranh-phố-xám”… Ai hỏi Quang làm thơ thế nào, anh chỉ cười lắc lắc mái tóc dài ngang vai và đáp gọn: “Cứ em mà giã”.

Nghe có vẻ thô, nhưng ý thì rất trong. Quang muốn lấy cảm hứng thơ từ tình yêu – một tình cảm vĩnh hằng của loài người. Nói rồi Quang lại xê dịch. Một bộ quần áo chàm. Một túi thổ cẩm và một đôi guốc. Nhìn Quang những năm tháng ấy, người nghiêm túc không ai tin lại có một Nghệ sĩ Ưu tú Lê Huy Quang của ngày hôm nay bởi chất tự do phóng khoáng và bụi bặm của anh.

Cùng với thơ, học theo người anh trai – họa sĩ khóa kháng chiến Lê Huy Hòa với bức “Đồng Lộc” nổi tiếng – Lê Huy Quang đi vào hội họa tự nhiên như chính đời sống. Và hội họa đã đưa anh đến vị trí một họa sĩ trang trí sân khấu của Nhà hát Tuồng Trung ương. Anh đã được xem như “đại ca” của làng trang trí sân khấu. Vừa làm trang trí, vừa vẽ, vừa mê mãi sáng tạo. Nói đến chức danh họa sĩ của anh, thì còn nguyên trong tôi một ám ảnh bức tranh “Tam Bạc” trên khung vải của Lê Huy Quang…

Vâng. Kẻ ngang tàng đó sẽ còn dan díu mãi với nghệ thuật, còn sống còn chơi!

PHẠM QUỲNH AN

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đứa con không về | Truyện ngắn của Bích Ngân
Người sung sướng nhất hẳn là nội tôi. Thoạt đầu bà không tin người đàn ông cao lớn, để ria, mang kính cận đang ôm chầm lấy bà lại chính là thằng Sang sún, người tròn như củ khoai đã rời bà lên tàu ra Bắc khi vừa lên tám.
Xem thêm
Nguyễn Trường Thanh - Chùm thơ dự thi
Hành quân ghềnh thác cheo leoMột thời vượt suối, băng đèo, lội sôngNằm trên võng ngửa mặt trôngNhững sông cùng suối mênh mông bốn bề 
Xem thêm
Sau HIFF, TP.HCM cần cơ chế thật thoáng để điện ảnh cất cánh
Từ ngày 6 đến 13-4, Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần đầu tiên diễn ra. Tọa đàm quốc tế về phát triển điện ảnh tại TP.HCM với sự tham dự của đại sứ Mỹ, tổng lãnh sự Pháp, các nhà điện ảnh quốc tế và trong nước... rất được chú ý.
Xem thêm
Mạc Uyên Linh ra mắt tập thơ Ta như thác lũ mưa nguồn
Sáng ngày ngày 14 tháng 4 năm 2024, tại cà phê Đà Lạt Phố, số 153 đường Huỳnh Mẫn Đạt, P8, Quận 5, TPHCM, nhà thơ Mạc Uyên Linh sẽ ra mắt tập thơ “Ta như thác lũ mưa nguồn”. Đây là tập thơ thứ 7 của anh trong suốt quá trình sáng tác.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Văn Hồng làm phong phú thêm dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam
Sáng nay, 12/4/2014, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Tọa đàm về tác phẩm của Đại tá Nhà văn Nguyễn Văn Hồng, nhân dịp ông chuẩn bị sang tuổi bát tuần.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ TP. HCM công bố kết quả cuộc thi “Thơ hay năm 2023”
Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM vừa công bố kết quả cuộc thi Thơ hay năm 2023. Tác giả trẻ Nhiên Đăng đoạt giải nhất với chùm thơ “Đảnh lễ mùa màng”, “Nằm mơ giữa ngày”, “Ngả lưng vào ghế”.
Xem thêm
Phạm Đình Phú - Chùm thơ dự thi
Bao năm dằng dặc nỗi mong chờĐêm ngờ ngợ bàn tay Anh gọi cửa…Không còn tin Anh sẽ về được nữaKhăn trắng gấp điEm vẫn đợiVẫn chờ
Xem thêm
Thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”
Ngày 25 tháng 3 năm 2024, Ban tổ chức cuộc vận động vừa có thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi đến 30/6/2024, thay vì 30/4/2024. Xin được đăng toàn bộ nội dung thông báo để quý vị và các bạn cùng biết.
Xem thêm
Thương tiếc nhà thơ Lê Thanh (tức Lê Thanh Hùng)
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Hương Tràm - Chùm thơ dự thi
Con có vềnhư giọt nắng mùa khônhư đám lửa ngày đốt đồng xưa ấythiêu rạ rơm sưởi gian nhà trống trảikhói bồng bềnh, khắc khoải dáng hoàng hôn
Xem thêm
Danh nhân - Ông tổ nghề Thêu Lê Công Hành, thân thế, cuộc đời và sự nghiệp
Vừa qua, ngày 10 - 3 -2024, trong không khí trang nghiêm tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín, trước anh linh, công trạng của các bậc danh thần, danh nhân, trong đó có danh nhân Lê Công Hành
Xem thêm
Nhà thơ Lê Giang nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng
Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho nhà thơ Lê Giang và huy hiệu 45 tuổi Đảng cho nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.
Xem thêm
Lê Hoàng Anh - Chùm thơ dự thi
Biển Đông Kết chuỗi thang âmTạo thành những nốt trầm cây đàn Thạch SanhBay lên tỏa sóng bạc đầu
Xem thêm
Khởi động cuộc thi “Sách – người thầy, người bạn”
Cuộc thi “SÁCH – NGƯỜI THẦY, NGƯỜI BẠN” không chỉ đơn giản là một nơi để chia sẻ những cuốn sách hay, những câu chuyện ý nghĩa về sách mà còn là dịp để thể hiện sự trân trọng những giá trị văn hóa đọc, chia sẻ suy nghĩ, mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng đọc sách trong cộng đồng.
Xem thêm
Vĩnh Biệt GS -TS, nhà văn Mai Quốc Liên
Thông tin từ gia đình cho biết, nhà văn Mai Quốc Liên vừa qua đời lúc 1h05, ngày 10/03/2024.
Xem thêm