TIN TỨC

Sự trỗi dậy của sách nói

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-09-27 07:32:37
mail facebook google pos stwis
1666 lượt xem

Y NGUYÊN

Sách nói tăng trưởng mạnh ở nhiều quốc gia, trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất với doanh thu cao. Trung Quốc cũng có nhiều người sử dụng sách nói.

Sách nói ra đời từ năm 1932 tại Mỹ, dành cho người khiếm thị. Trong nhiều thập niên sau đó, sách nói được xem như bạn của người cao tuổi khi đôi mắt của họ không còn tốt để đọc sách in. Giờ đây, với sự phát triển của công nghệ, Internet, sách nói ngày càng phổ biến và được nhiều người trẻ sử dụng.

Ngày càng nhiều người trẻ sử dụng sách nói. Ảnh minh họa: Freepik.

Tăng trưởng ngoạn mục
 

Sách nói đã phát triển trong khoảng ba năm gần đây và trỗi dậy ngoạn mục từ năm 2020. Omdia, công ty nghiên cứu thị trường viễn thông, công nghệ có trụ sở ở Anh, đã đưa ra một bản báo cáo cho thấy doanh thu sách nói toàn cầu đạt 4 tỷ USD năm 2020, ước đạt 4,8 tỷ USD trong năm nay.

Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những nơi có văn hóa đọc phát triển, sách nói đạt tăng trưởng cao.

Tại Mỹ, hơn 71.000 sách nói được xuất bản trong năm 2020, tăng 39% về số đầu sách so với năm 2019. Đây là mức tăng trưởng cao nhất được ghi nhận từ năm 2015.

Theo Hiệp hội các nhà xuất bản sách nói Mỹ (Audio Publishers Association), doanh thu sách nói ở quốc gia này đạt 1,3 tỷ USD năm 2020. Năm nay, sách nói tiếp tục phát triển. Hai tháng đầu năm, doanh thu sách nói tăng 23,7%, đạt 131,6 triệu USD.

Tại Anh, tờ The Guardian bình luận sách nói “tăng trưởng ngoạn mục”. Doanh số sách nói trong năm 2019 đạt 132,3 triệu USD, sáu tháng đầu năm 2020 đạt 76,4 triệu USD.

Tại Nga, theo Sergey Anuryev, Tổng giám đốc LitRes (nhà xuất bản chiếm 70% thị phần sách nói ở Nga), sách nói ở Nga tăng trưởng với tốc độ cao hơn đáng kể so với sách điện tử. Quý I năm nay, doanh thu của sách nói ở Nga đạt khoảng 10 triệu USD. Dự báo đến cuối năm 2021, con số này vượt quá 40 triệu USD.

Sách nói cũng tăng mạnh tại Đức. Theo Hiệp hội các nhà xuất bản và bán sách Đức, doanh thu sách nói năm 2020 tăng 24,5% so với 2019, lượng đăng ký cố định của sách điện tử và sách nói tăng 28,4%.

Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng với lượng người dùng sách nói đông đảo. Ximalaya là một trong ba “ông lớn” của thị trường Trung Quốc, có doanh số tăng vọt trong ba năm trở lại đây. Quý I năm nay, Ximalaya thu 176 triệu USD, tăng 65,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2020, doanh thu của Ximalaya là 626 triệu USD, tăng 51,3% so với 2019.

Ở thị trường tiếng Tây Ban Nha, sách nói cũng phát triển mạnh. Theo Dosdoce, năm 2018 có 8.000 sách nói. Con số này tăng lên 10.000 năm 2019 và đạt 14.000 năm 2020. Tại Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh, doanh thu phát hành sách nói tiếng Tây Ban Nha năm 2020 tăng tới 137%.

Dự báo về thị trường sách nói
 

Dựa trên số liệu, phân tích, các công ty nghiên cứu thị trường chỉ ra bức tranh tươi sáng của tương lai sách nói.

Omdia đã phân tích thị trường sách nói toàn cầu và nghiên cứu chi tiết 20 quốc gia để đưa ra dự báo về tương lai của sách nói. Đơn vị này dự báo đến năm 2026, doanh thu toàn cầu tăng lên 9,3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 13,9%, hơn 337 triệu người dùng sách nói hàng tháng.

Thị trường sách nói hiện nay thường phân chia theo hai kênh phân phối: Tải xuống và đăng ký. Grand View Research, công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở ở Mỹ, cho biết trong thị trường sách nói, phân khúc tải xuống chiếm doanh thu cao, khoảng 55% vào năm 2019.

Người nghe thích mua luôn một cuốn sách chất lượng cao, vì vậy, các công ty liên tục giảm giá sách và đưa ra các gói giá đặc biệt để thu hút người dùng.

Tuy vậy, kênh phân phối dựa trên đăng ký sẽ mở rộng với tốc độ tăng là 25,6% từ năm 2020 đến năm 2027. Người tiêu dùng thích mua các gói đăng ký hơn là tải xuống một lần vì chúng cung cấp quyền truy cập vào nhiều loại đầu sách, chi phí ít tốn kém hơn.

Năm 2019, Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng doanh thu sách nói lớn nhất, gần 45%. Doanh thu của Mỹ chiếm 40% tổng thị trường vào năm 2019. Đây là quốc gia sớm áp dụng công nghệ, và được dự đoán sẽ giữ vững vị trí số một của mình trong những năm tới.

Châu Á Thái Bình Dương cũng được dự đoán sẽ giữ tỷ trọng doanh thu đáng kể, Trung Quốc, Nhật Bản tăng trưởng mạnh. Các nhà xuất bản toàn cầu đang tập trung vào việc nâng cấp phương tiện âm thanh, thuê nhiều người lồng tiếng cho các bản ghi âm để tạo lợi thế cạnh tranh cho các đối thủ trong khu vực tiếng Trung Quốc.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của sách nói, các “ông lớn” trong làng sách nói phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt khi ngày càng có thêm nhiều người tham gia sân chơi. Tuy vậy, các công ty toàn cầu vẫn có lợi thế trên thị trường khi họ nâng cấp nhiều nội dung trong kho sách của mình.

Trên thị trường hiện nay, một số doanh nghiệp sách nói chủ chốt là Audible (thuộc Amazon), Rbmedia (công ty Mỹ, mua lại nhiều công ty sách nói độc lập khác), Playster, Apple Books, Storytel (công ty Thụy Điển, có trụ sở ở 20 quốc gia)…

Nguồn: https://zingnews.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Vỗ dọc mùa đêm trắng”
Một mảnh trăng vênh lưng lửng sáng/ Một hồn thương lạc mọc bên thềm/ Bóng suông ngồi xé đêm thành sợi/ Có một khúc vui đã qua đời..
Xem thêm
“Trên mỗi nẻo đường” – hành trình kết nối tình người
Vũ Trọng Thái đam mê đi và đam mê viết. Hầu như mỗi vùng đất anh đi qua đều được ghi chép bằng tất cả năng lượng và yêu thương mà anh dành cho nơi ấy.
Xem thêm
Thơ tình liệu còn có tình yêu từ bạn đọc?
Về Tuyển tập “Tình thơ một thuở”
Xem thêm
Tiểu thuyết ‘Trong vô tận’ đạt Giải thưởng Văn học ASEAN
Tác phẩm ‘Trong vô tận’ của nhà văn Vĩnh Quyền đã đạt Giải thưởng Văn học ASEAN 2021.
Xem thêm
Hoàng Anh – Một giọng thơ triết luận, dịu dàng và giàu nữ tính
Nguyên Khôi là tập thơ thứ 3 của nhà thơ Hoàng Anh. Tập sách được chị dành nhiều thời gian, tâm sức chắt chiu, tỉ mẩn để hoàn thành nó. Vì thế, Nguyên Khôi mới có có được sự đầy đặn và chỉn chu như thế.
Xem thêm
Đọc “Hoa ở chốt” của Phan Nhật Tiến
Bài viết của nhà thơ Trần Trí Thông
Xem thêm
Phát hành tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi”
Nhà văn Thu Trân vừa phát hành tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi” trên hai kênh thuộc các nhà sách của hệ thống phát hành Phương Nam và FAHASA.
Xem thêm
Tọa đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh
Sáng ngày 27-6-2023, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Nhà xuất bản Phụ nữ, Tạp chí Sông Lam và Chi hội Văn học nghệ thuật thị xã Cửa Lò đã phối hợp tổ chức buổi toạ đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh.
Xem thêm
Cảm xúc thành lời
Bài viết về tập truyện HỒN MA FB của nhà thơ Đỗ Anh Thư.
Xem thêm
Nhịp thời gian – nhịp thở tâm hồn
Bài viết về tập thơ Nhịp thời gian của Hoàng Đình Hòa
Xem thêm
Cổ tích mới thời thế giới phẳng
Về tập truyện Hồn ma Facebook của Đỗ Anh Thư
Xem thêm
Cổ tích cảnh sát - Ánh sáng từ những ngôi sao trên công an hàm!
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại và phát triển, nên sẽ dễ ngạc nhiên và tò mò khi nghe cái tên tác phẩm này. “Cổ tích cảnh sát”? Chuyện cổ tích dành cho cảnh sát giới hay chuyện cổ tích về cảnh sát?
Xem thêm
Những con người trong CƠN MƯA DÀI khát khao hạnh phúc
Nhân đọc tập truyện vừa của nhà văn Lệ Hồng
Xem thêm
Nước mắt và niềm vui - một góc bảo tàng tư liệu đặc biệt
“Nước mắt và niềm vui”- NXB Hội Nhà văn- 2022- Hồi ký của cựu chiến binh, Trung tá Vũ Thanh Trung, là một trong những tác phẩm nằm trong dòng hồi ký chiến trận,
Xem thêm
Đôi dòng cảm nhận về tập thơ MẶT NẠ HƯƠNG của Nguyễn Thánh Ngã
Phải chăng MẶT NẠ HƯƠNG là dung mạo của hương vô hình vô tướng, là sắc của không, là không của sắc, tức không là cái gì cả. Theo thi sĩ Hoang, tôi không chắc là tôi, tôi về đâu trong cõi vô định
Xem thêm
Hơi thở cuộc đời và nỗi trăn trở từ hồi ký Nước mắt và niềm vui
Nghe Mười Trung kể tới đó, tôi đề nghị: Mình nên về Mỹ Tho, thăm gia đình anh Trần Văn Bảnh?!.
Xem thêm
Đọc “Nước mắt và niềm vui...” của đại tá Vũ Thành Trung
Tham luận của nhà văn Kim Quyên tại buổi ra mắt sách của Đại tá Vũ Thành Trung
Xem thêm