TIN TỨC

Sức bền của ngòi bút

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-03-29 16:57:07
mail facebook google pos stwis
1971 lượt xem

BÙI VIỆT THẮNG

(Nghĩ từ Mây hồng, tập truyện ngắn của Nguyễn Trường, Nxb Thanh niên, 2023)


Duyên văn, hay là sức bền của ngòi bút

Nhà văn Nguyễn Trường đoạt ngôi Khôi nguyên Cuộc thi truyện ngắn 2015-2017 báo Văn nghệ với chùm truyện Vương quốc mộng mơ, Quà tặng tương lai, Mùa thanh long. Giải thưởng văn chương như là một thứ “vương miện” của nghệ thuật ngôn từ, một cuộc vượt vũ môn ngoạn mục trong nghề chữ. Nhưng bằng trải nghiệm văn chương, những độc giả tinh tường sẽ không thỏa mãn với “mức xà” mà nhà văn mình yêu thích vừa vượt qua, trái lại luôn hồi hộp đón chờ và kỳ vọng vào những thành tích mới, kỷ lục mới của người đó trong tương lai gần và xa. Tính đến năm 2023, nhà văn Nguyễn Trường đã làm chủ một “văn sản” không hẳn đã đầy đặn về số lượng nhưng rõ ràng tiệm tiến chất lượng nghệ thuật, hay nói cách khác là thặng dư hàm lượng văn hóa: bốn tiểu thuyết (Hơn cả tình yêu, Mộng đế vương,  Đi qua thời áo trắng, Tâm linh) và ba tập truyện ngắn (Thiên nhãn, Khai khẩu, Mây hồng), chưa kể đến một tập tiểu luận - phê bình viết chắc tay Văn học - Một hướng nhìn. Riêng viết truyện ngắn, kể từ Đêm chiến tranh in vào đầu những năm chín mươi thế kỷ trước đến nay, nhà văn đã có một “pho” chừng khoảng bốn chục “cái”. Nói duyên văn hay dấu ấn Nguyễn Trường trên văn đàn đương đại, hẳn là nhờ vào truyện ngắn. Tôi nghĩ, sau Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Bảo Ninh có Sương Nguyệt Minh, Trần Thùy Mai, Nguyễn Trường, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thi Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư đã góp công tôn cao cái nền vững chắc của truyện ngắn dân tộc thờì nay.

 Cổ nhân hay nói đến chữ “duyên” áp vào mỗi số phận con người, nếu vận vào lĩnh vực văn học nghệ thuật lại càng sát thực. Thi sĩ Xuân Diệu có bài Thơ duyên rất hay, càng đọc càng thấy ý vị (cái duyên tạo nên sự hấp dẫn của thơ ca cũng như cái duyên tạo nên sự hấp dẫn của một cô gái dẫu nhan sắc chưa đến độ “nghiêng nước nghiêng thành”). Đọc rồi vận vào chuyện viết lách của giới văn chương  càng thấm thía. Theo cách diễn đạt của giới lý luận - phê bình thì đó là năng lực “neo chữ” của người viết khiến cho chữ được “neo” vào ký ức độc giả. Không nhiều nhà văn như Nguyễn Trường trong bốn năm liền được chọn Top 10 truyện ngắn hay báo Văn nghệ (2016, 2017, 2018, 2020). Đặc biệt hơn, báo Văn nghệ đã ưu ái dành hẳn một trang đăng ý kiến của độc giả và nhà văn về thiên truyện Khai khẩu (đăng báo Văn nghệ số 35+36, ra ngày 1/9/2018), đây là  một trong những “cái ngắn” đậm đà phong cách Nguyễn Trường (tâm lý - triết lý - trữ tình). Trên báo Văn nghệ số Tết Giáp Thìn, nhà văn Nguyễn Trường đứng chân truyện ngắn Tác phẩm còn lại. Với “cái ngắn” này, tôi nghĩ, số báo Văn nghệ Tết càng thêm “bắt mắt”, thậm chí nhiều bạn văn còn nói có thể còn tăng tirage (số lượng in) nữa.
 

 Đi tìm sự thật trong những mảnh vỡ của số phận

Mây hồng là tập truyện ngắn thứ ba của nhà văn Nguyễn Trường, gồm 12 truyện (Di cảo của cha, Người từ nước Mỹ trở về, Người của đảo, Bữa cơm chiều ba mươi tết, Người trong cõi mộng, Đồi Phượng Hoàng, Minh châu tỏa sáng, Mây hồng, Chuyện trên biển Cần Giờ,  Người viết sử, Điểm gặp lịch sử, Quà tặng tương lai). Mỗi truyện, trừ truyện Mây hồng được dùng làm đặt tên cho cả tập, tôi hình dung, như là những “mảnh vỡ” của số phận, của kiếp người, như là những “góc khuất” của đời sống xã hội và con người trong cõi nhân gian lắm cuộc bể dâu, tang thương ngẫu lục. Có thể thấy chủ đề xuyên suốt nhiều truyện trong Mây hồng là nỗi niềm và khát vọng của con người trên hành trình đi tìm sự thật, cao hơn và cuối cùng là chân lý. Di cảo của cha là một thiên truyện cô đặc được chủ đề trung tâm và quan  trọng này - sự thật mang tính khách quan hay mang tính chủ quan, luôn luôn là một câu hỏi lớn và khó với con người mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi thế hệ. Sau bao biến cố thăng trầm, sau nhiều trải nghiệm người con mới ngộ ra “Nhưng Cha ơi, việc của đời xưa từng mơ hồ, lẫn lộn, phải tìm ra sự thật mới được vinh danh”. Truyện Người từ nước Mỹ trở về, theo tôi, là một “biến tấu chữ” trong cách viết của Nguyễn Trường, nếu có thể nói thì nó hao hao dạng thức “xã hội ba đào ký” trước 1945 do nhà văn Nguyễn Công Hoan cầm trịch trên báo chí từng làm sôi động văn đàn. Người Việt có lắm giấc mộng nào là thành đế vương, nào là thành triệu phú, nào là thành nhân tài, thành “sao”,....Nhưng đa số lại thiếu hẳn cái căn cơ là tinh thần thực tiễn nên mới ăn quả đắng như nhân vật anh chàng Thắng trong truyện, như lời nhận xét của cô bạn gái có cảm tình  với anh chàng đi tìm miền đất hứa “Tại bạn không cố gắng. Sống được trên nước Mỹ yêu cầu người ta phải có nghị lực ghê gớm vì đó là cả một cuộc cạnh tranh khốc liệt để làm giàu, còn bạn vẫn không thoát ra khỏi những chiến thắng hư ảo”.

 Trong Mây hồng, ngòi bút của nhà văn hướng tới một mạch (dòng chảy) đời sống khác - nơi những con người bình thường nhưng tử tế trú ngụ, tỏa sáng, giữ tròn thiên lương, bảo tồn nhân cách trong bất kỳ tình huống nào của đời sống. Theo tôi, nước ta hiện không thiếu những người thông minh (cứ xem số lượng mấy chục nghìn tiến sĩ thì rõ), song le đáng tiếc ta còn thiếu những người tử tế. Nên đời sống cứ loanh quanh, eo xèo, đôi khi như là bế tắc, kiểu như “mảnh đất lắm người nhiều ma” vậy. Đi tìm con người tử tế, nâng cao vị thế của nó trong nghệ thuật ngôn từ, với nhà văn Nguyễn Trường, theo tôi là một niềm say mê có tính bẩm sinh cốt cách từ trong máu huyết, sau đó hiện hình trên từng trang văn ngày càng rõ ràng như dưới thanh thiên bạch nhật. Quà tặng tương lai (một trong ba truyện ngắn được giải thưởng báo Văn nghệ 2017, như đã nói ở trên) đã làm phát lộ phương diện quan trọng của sự viết văn - đề cao tình nghĩa của con người tử tế trong lối sống, văn hóa ứng xử. Nhân vật người Mẹ trong truyện hiện lên như một liệt nữ. Viết theo hướng này thực sự nhà văn đã thể hiện cái ý thức chắt chiu cái đẹp. Người Mẹ trong truyện không bao giờ phản bội lý tưởng về cái đẹp của mình, dẫu có thể là bản năng và tự phát, vì suốt đời bà đã trung thành tuyệt đối với nhân nghĩa. Bà Mẹ là một mẫu mực của con người bảo lưu  được ký ức lương thiện. Các nhân vật ấn tượng nổi bật khác như Danh Tốt trong Người của đảo, Mỹ Hương trong Chuyện trên biển Cần Giờ,...đều là những con người bình thường, thậm chí đôi khi bị khuất lấp giữa dòng đời được nhà văn đặc biệt quan tâm với nhiệt hứng khích lệ, cổ vũ, thậm chí có sự phóng đại (khuyếch đại) thẩm mỹ cái tốt và cái đẹp, theo sự dẫn dắt của nguyên lý tối thượng “cái đẹp chính là đời sống’.

Nhân vật được ghi vào sử sách trong truyện ngắn Nguyễn Trường có cái đặc tính “hòa âm” giữa bản năng và lý trí, giữa khả năng thích nghi thời cuộc, tầm nhìn lịch sử và tinh thần tiết tháo kẻ sĩ, tiêu biểu như nhân vật Đại tướng Dương Văn Minh - trên ngôi vị Tổng thống cuối cùng (chỉ trong ba ngày) của Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn) trong truyện Điểm gặp lịch sử. Đồng ý rằng đã là truyện đều hư cấu, song Điểm gặp lịch sử gây ấn tượng với độc giả như thể một phóng sự văn học thú vị “Dương Văn Minh cầm tấm ảnh mà ông đạo Dừa đã trả lại ngẫm nghĩ “Chỉ có con đường thuận theo lòng dân là thắng”; ông đã thẳng thắn trả lời Francoiis Vanussème - Tướng tình báo ở Đại sứ quán Pháp tại Sài Gòn “Tôi từng làm việc cho Pháp, rồi cho Mỹ, đã quá đủ rồi, bây giờ không dại gì sa vào bẫy của nước lớn”. Lời nhận xét của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt về Đại tướng Dương Văn Minh quả là nhân ái và công tâm “Còn ông đã góp phần cứu Sài Gòn này không bị đổ nát, cứu sinh mạng hàng vạn con người. Nhất là không đưa đất nước lại rơi vào vòng xoáy chiến tranh”. Chắc hẳn nhiều người đã thích thú đọc sách Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng của Chính quyền Sài Gòn của nhà báo - nhà văn Nguyễn Trần Thiết. Nhưng nếu cần một ấn tượng duy nhất và ám ảnh thì có thể đọc thiên truyện Điểm gặp lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường, cũng có thể đủ đầy.
 

Những biến tấu chữ hay là sự linh hoạt bút pháp

Trong các bài viết trực tiếp hay có liên quan đến nhà văn Nguyễn Trường, tôi từng khẳng định rằng, dường như “ông” này hoàn toàn xa lạ với các chủ nghĩa (ism) thời thượng đang như một cơn sốt từ nhẹ chuyển sang nặng trong văn giới nước nhà, rõ nhất ở thế hệ F+ (7X, 8X, 9X) - nào là Hậu hiện đại, Hậu thực dân, Nữ quyền luận, nào là Phi lý, Phân tâm học, Sinh thái học,... đang như nấm mọc mùa xuân. Những động thái này biểu hiện sự xa rời hay cắt đứt với truyền thống dân tộc trong sự nỗ lực (hay là nôn nóng thì đúng hơn) hiện đại hóa nghệ thuật ngôn từ nhưng đáng tiếc thiếu sự chính cương, thiếu sự hợp lý hợp tình, hẳn vì nghệ thuật không phải là thời trang.

Đọc văn Nguyễn Trường (tiểu thuyết, truyện ngắn) tôi thấy nhà văn dường như thể cứ đủng đỉnh, tự tại, tự tin “lối cũ ta về” khi viết. Cốt cách này lần nữa hiện hình rất đậm đà trong tập truyện ngắn thứ ba có tựa Mây hồng. Tính truyền thống của các thiên truyện chính là nương tựa (dựa hẳn) vào các “tích trò”, “sự tích”, “chuyện” hiện tồn trong thực tế, hoặc giả trở thành như là những giả định về đức tin của tâm linh. Những thiên truyện như Di cảo của cha, Quà tặng tương lai gần với mô hình cổ tích, nhưng là cổ tích thời hiện đại; lại có những “cái ngắn” gần với tích tuồng như Người từ nước Mỹ trở về;  có cái ngắn gần với thể truyền kỳ như Người trong cõi mộng, Mây hồng,...

Nếu nói phong cách văn xuôi Nguyễn Trường được xác nhận trong khung khổ “tâm lý - triết lý - trữ tình” thì quả thực tập truyện Mây hồng đã thực thi được cái gọi là “neo chữ”, cũng bởi sự biến ảo của bút pháp. Mười hai truyện trong tập nương theo những mạch cảm hứng khác nhau kiến tạo nên những bút pháp linh hoạt: lúc hoạt kê (Người từ nước Mỹ trở về), lúc huyền kỳ (Người trong cõi mộng), lúc tân văn (Điểm gặp lịch sử), lúc trữ tình (Quà tặng tương lai), lúc triết luận (Di cảo của cha), lúc tâm lý (Đồi phượng hoàng),...

Nguyễn Trường có hai truyện viết rất kỹ và thú vị về nghề văn: Di cảo của chaTác phẩm còn lại (in trên báo Văn nghệ số Tết Giáp Thìn). Hai thiên truyện này, theo tôi, có yếu tố tự truyện. Đọc hai thiên này tôi liên hệ tới bài viết hàm súc và sâu sắc của Nguyễn Minh Châu, có tựa Nam Cao “Thật thế, cuối cùng, ta có thể nói rằng cả một đời cầm bút của Nam Cao cứ đau đáu nhìn vào cái nhân cách. (....). Văn chương Nam Cao làm người ta “mệt” vì thế, vì những dòng văn xuôi của ông như một sợi dây thừng cứ bện lấy chúng ta, không cho phép một ai trong chúng ta  rời khỏi chính mình, quay lưng lại với phần lương tâm nhân cách của chính mình, hoặc tự nhìn mình bằng con mắt bông phèng hoặc nửa vời, để có thể sống vô trách nhiệm, buông thả” (Nguyễn Minh Châu toàn tập, năm tập, tập V, Nxb Văn học, 2001).

Mây hồng của nhà văn Nguyễn Trường dĩ nhiên chưa phải là một cái gì toàn bích, dễ hiểu vì tất cả chỉ là tương đối. Nhưng có thể khẳng định, tác phẩm góp một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ, đầy trách nhiệm về xây dựng và bảo vệ nhân cách như một hoạt động tinh thần mang ý nghĩa văn hóa. Vì tột cùng văn hóa là con người.

Hà Nội, 2-2024/B.V.T

Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Kẻ cày mây thu và gieo trồng muôn dặm sao
Bài viết của Tuần Trần về tập thơ “Những đám mây mùa thu” của Trần Quang Khánh
Xem thêm