TIN TỨC

Tác giả trẻ chinh phục cuộc thi Thơ Hay!

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-05-16 16:25:40
mail facebook google pos stwis
474 lượt xem

LÊ THIẾU NHƠN

Cuộc thi Thơ Hay do tạp chí Văn Nghệ TP.HCM đăng cai, vừa tổ chức buổi lễ trao giải vào sáng 16/5. Cuộc thi Thơ Hay nhận tác phẩm ứng thí từ ngày 1/5/2023 đến ngày 29/2/2024. Tổng cộng, có 577 tác giả với 2750 bài dự thi.

Kết quả công bố, cho thấy hầu hết tác giả đoạt giải đều thuộc thế hệ 8X và 9X. Đây là tín hiệu đáng mừng, chứng minh có thêm một đội ngũ cầm bút mới đang trưởng thành và bắt đầu tạo nên một dòng chảy thi ca khác biệt cho đời sống văn học Việt Nam.

Giải nhất thuộc về tác giả Nhiên Đăng (Bình Định) sinh năm 1992. Giải nhì thuộc về tác giả Trần Đức Tín (Cà Mau) sinh năm 1989 và tác giả Lệ Hằng (Đà Nẵng) sinh năm 1988. Giải ba thuộc về tác giả Nguyễn Đức Hưng (Kon Tum) sinh năm 1987 và tác giả Hoàng Thị Hiền (Cao Bằng) sinh năm 1990.


KTS Nguyễn Trường Lưu và nhà báo Trần Trọng Dũng trao giải nhất cho tác giả Nhiên Đăng.

Ngoài ra, trong 5 tác giả được trao giải khuyến khích có tác giả Bùi Việt Phương (Hòa Bình) sinh năm 1980, tác giả Lê Nhi (Hải Phòng) sinh năm 1988 và tác giả Vĩ Hạ (Bình Thuận) sinh năm 2004.


Tác giả Lệ Hằng, giải Nhì

Không có chủ đề cụ thể, nên cuộc thi Thơ Hay mở rộng biên độ tung tẩy cho các tác giả. Chính chủ trương phóng khoáng ấy, khiến các tác giả trẻ chiếm ưu thế so với các tác giả đứng tuổi, nhờ sự tìm tòi về bút pháp và sự mới mẻ về suy tư. Thơ các tác giả trẻ không bó buộc trong khuôn thước dài ngắn cố định của mỗi khổ thơ và mỗi dòng thơ, đã giúp ý tưởng của họ xóa bỏ những ngẫm ngợi nhịp nhàng theo thói quen và định kiến, để thăng hoa nhiều thi ảnh độc đáo.

Mặt khác, thơ các tác giả trẻ cũng biết khai thác những vui buồn riêng tư để bản sắc cá nhân trở nên lấp lánh, như ân tình của tác giả trẻ Trần Đức Tín “Những linh cảm trắng đầy tường bệnh viện/ từ tiếng khóc đầu tiên đến cơn đau cuối cùng/ mắt môi nào ai giấu dưới gốc đước/ chiều nay soi lên da thịt thân tôi gầy/ khi cơn đau đến vội giữa khuya/ anh chỉ kịp trở người/ nghe bóng mình buôn buốt/ may còn em/ hiền khô như đất/ lăn qua cơn đau này anh biết mình còn quê hương” hoặc bâng khuâng của tác giả trẻ Lệ Hằng “Không biến mất nhưng không ai tì thấy/ trong im lặng dưới tán cây mùa hè/ ngời lên một dáng ngồi biêng biếc/ đừng nói khi bầu trời diệp lục/ mật nắng tràn chân tóc/ tịnh vắng tràn chân mây/ cầu vồng trong mắt lá/ ánh sáng nở ra loài hoa tuế nguyệt/ thời gian hương lan xa/ trong văn bản mùa hè không còn gương mặt nữa/ chỉ một niềm cây

Nét đặc trưng của mỗi vùng miền dự phần vào sáng tác thi ca, tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của xã hội Việt Nam thời hội nhập. Công chúng dễ dàng đồng cảm với vùng cao Tây Bắc day dứt trong thơ Hoàng Thị Hiền, một tác giả trẻ của dân tộc Tày: “Người đàn ông/ ruộng bậc thang gương mặt/ sương muối đầy mớ tóc/ bát rượu cay mặc khách gật gù/ giữa đường tôi gặp/ tiếng khèn môi lơ lửng quanh đâu/ bỏng má người đàn bà ôm vết bầm ngây dại/ ma nhà người cũng khóc/ ngày cả bản mừng dâu”.

Còn cố hương xứ Nghệ thương khó cũng được phác thảo trong thơ tác giả trẻ Nguyễn Đức Hưng: “Có một ngày ta mắc kẹt trong giấc mơ buổi trưa/ ở đó có màu vàng lúa chín/ có mùi rấm trấu tuổi thơ bịn rịn/ vài cọng dây khoai vùi dưới tro hồng/ ta gặp chính ta chới với ở bờ sông/ em kéo ta lên lưng trâu rồi bật cười khanh khách/ ta gặp dáng ông ngồi trên chiếc chõng tre đầu hè đọc sách/ bà ngồi bên bỏm bẻm nhai trầu/ gặp dáng mẹ gầy mặc chiếc áo màu nâu/ đầu đội thúng chạy liêu xiêu trên triền đê mùa giáp hạt/ bố nhặt nhạnh tép tôm vật vờ trên bờ cát/ trời chợt nổi gió giông vai quẩy lưới trống đi về”.

Đáng mừng hơn, từ cuộc thi Thơ Hay, những người yêu thi ca nhận diện được nền thơ Việt Nam ở thập niên thứ ba của thế kỷ 21 đã thay đổi rõ rệt về quan niệm thẩm mỹ. Hơi thở cuộc sống được dịch chuyển mạnh mẽ trong mỗi bài thơ, buộc độc giả phải tiếp nhận bằng cảm quan năng động để có thể lĩnh hội đầy đủ chất thơ giữa đời thường.

Bất cứ một cuộc thi nào, thì mọi ánh mắt ngưỡng mộ đều đổ dồn vào người được giải cao nhất. Vậy thì, “trạng nguyên” của cuộc thi Thơ Hay gửi gắm điều gì trong chùm thơ của mình? Với quan sát tinh tế và hình ảnh sinh động, tác giả trẻ Nhiên Đăng thể hiện một phong vị làng quê nhiều màu sắc giữa nhịp sống lao động và đời sống tâm linh. Làng quê trong thơ Nhiên Đăng không còn những vần điệu đong đưa và trễ nãi nữa. Diện mạo làng quê thời hội nhập trở nên hối hả hơn và trắc ẩn hơn: “Hoa nhài thơm trong nắng/ Bầy chuồn chuồn quần thảo trên đám khổ qua/ Nhớ một người bạn đã mất, chú chó vện sống mười hai năm/ Ngả lưng vào ghế, thấy đời nhẹ tênh/ Như sông trôi, mây trôi và gió thổi/ Mười năm một chặng đường đầy những suy tư/ Vui và buồn/ Ngả lưng vào ghế, thấy mình ở đâu đó trên con đường có ánh trăng/ Giữa những đám ruộng trồng dưa hấu đỏ/ Nghe được thinh không chứa đầy tiếng côn trùng/ Tiếng cành cây mục rơi hoang”.

Cái rát bỏng của nắng gió miền Trung đi vào thơ Nhiên Đăng một cách tự nhiên, như những thước phim quay chậm từng khoảnh khắc nhớ thương. Tác giả trẻ Nhiên Đăng soi rọi từ bản thân “Theo dấu chân trâu vung roi trên cánh đồng khô hạn/ Gió thổi qua những ngọn tháp, những ô ruộng, những ngôi nhà mái lợp/ Tro tàn nơi góc vườn là ngôn ngữ đất/ Và bếp lửa là bài thơ thắp sáng ước mơ tôi”, để có cách riêng bái vọng tổ tiên: “Những linh hồn sống dậy trên cánh đồng lúa chín/ Họ gặt lúa, tát cá, ngồi che nắng và kể chuyện làng/ Những người áo vàng đi trên đường cái tháng sáu/ Cát và gió tạt qua chân họ/ Giữa những gam màu trắng như mây trôi/ Họ bay lên trời/ Để lại những ô ruộng vàng như áo họ mặc”.

Sự có mặt của tác giả trẻ Nhiên Đăng và những cây bút 8X, 9X không chỉ tự tin cất lên tiếng nói một thế hệ, mà còn hào hứng tiếp nối tình yêu thi ca vẫn được nuôi dưỡng bền bỉ trong tâm hồn người Việt Nam khao khát ấm no và hạnh phúc.


Một vài hình ảnh trao giải - Ảnh: NH.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Minh Châu và sự đổi mới tư duy trong việc phản ánh hiện thực chiến tranh cách mạng
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp văn học của ông không chỉ gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ở những năm kháng chiến mà còn gắn với những tháng năm đầy ưu tư của thời hậu chiến với bước chuyển dạ diệu kỳ, chuẩn bị cho tiến trình đổi mới đất nước về mọi phương diện, trong đó có văn học.
Xem thêm
Hữu Thỉnh và chiến sĩ xe tăng
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian nan khốc liệt của dân tộc Việt Nam trong gần một phần tư thế kỷ như một bản trường ca âm vang giai điệu trầm lắng bi hùng, đã phản ánh phẩm chất cao đẹp sáng ngời của mọi tầng lớp nhân dân ở cả ba miền. Những người tham gia vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cầm súng trực diện đấu tranh với quân thù có những chiến sĩ làm văn nghệ thuộc đủ binh chủng như: Nguyễn Thi (1928-1968), Lê Anh Xuân (1940-1968), … và Hữu Thỉnh. Trong đó, xuất thân từ một chiến sĩ xe tăng, Hữu Thỉnh được coi là một gương mặt thơ xuất sắc nổi trội trong nền văn học có lửa của giai đoạn 1954-1975.
Xem thêm
Lê Quang Sinh và nghệ thuật phê bình thơ
Bài viết của PGS.TS Hồ Thế Hà
Xem thêm
Anh nằm đây – trẻ mãi tuổi hai mươi
Bài viết về thơ Trần Ngọc Phượng
Xem thêm
Lê Tiến Vượng và hai tập lục bát liền hơi
Bài viết của nhà thơ Vũ Quần Phương về hai tập lục bát của Lê Tiến Vượng xuất bản cuối năm 2016 (Lục bát khóc cười) và cuối năm 2018 (Lục bát phố).
Xem thêm
“Gặp” lại nhà văn Lưu Thành Tựu với “Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5”
Nhà văn Lưu Thành Tựu hiện là phó ban điều hành phân hội văn học, hội văn học nghệ thuật Bình Dương. Truyện ngắn Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5 của anh là tác phẩm đạt giải tại Cuộc thi truyện ngắn Đông Nam bộ năm 2022, đã đăng trên vanvn.vn và Tạp chí Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh như một sự ra mắt sau khi tác giả được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Chất Folklore trong Lục bát khóc cười và Lục bát phố
Cầm hai tập thơ thuần thể loại lục bát quen thuộc, nghĩ đọc cũng hơi ngại bởi cứ đều đều một điệu, dễ chán. Nhưng đọc một vài bài mở đầu trong tập “Lục bát khóc cười” và “Lục bát phố” của Lê Tiến Vượng thì cảm giác ấy dần mất đi và thay vào đó là cảm giác hào hứng và thú vị.
Xem thêm
Trăn trở sự tồn tại người - Gía trị nhân bản trong thơ Văn Cao
Đọc thơ Văn Cao, ở nhiều thi phẩm như: Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Những người trên cửa biển, Khuôn mặt em, Một đêm đàn lạnh trên sông Huế, Lá, Trôi, Thời gian, Cánh cửa, Thu cô liêu, Năm buổi sáng không có trong sự thật, Ba biến khúc tuổi 65, Linh cầm tiến… bạn đọc cũng có thể thấy sự đa dạng cung bậc cảm xúc, có xôn xao, có sâu lắng bâng khuâng… nhưng dường như chủ đạo vẫn là những thì thầm tự vấn, suy tư trăn trở, đau buồn và thậm chí nhiều khi hoang mang, kinh hãi, lo âu. Phải chăng, tất cả những thể nghiệm cảm xúc nội tâm ấy bắt nguồn sâu xa từ những “chấn thương” tinh thần của tác giả bởi tác động của hoàn cảnh sống? Và dưới tầng sâu lớp ngôn từ của mỗi thi phẩm ẩn giấu bao mỹ cảm mà chúng ta cần suy ngẫm“giải mã”?
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo mà đời vẫn say, mà hồn vẫn gió
Hôm nay 12/6, Nhà lưu niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (1947-2019) được khánh thành tại đội 6, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Xem thêm
Số phận các nhân vật nữ trong tập truyện ngắn “Đảo” của Nguyễn Ngọc Tư
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, là nhà văn, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2018, cô được trao Giải thưởng Văn học Liberaturpreis 2018 do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét các bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của các tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực. Giải thưởng được trao hàng năm nhằm vinh danh các tác giả nữ đến từ châu Á, Phi, Mỹ Latin, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và vùng Caribe.
Xem thêm
Lê Khánh Mai và hành trình nhà thơ nữ bứt phá
Nhà thơ, nhà văn Lê Khánh Mai đến nay (năm 2024) đã ấn hành 12 đầu sách, trong đó có 7 tập thơ, 1 tiểu thuyết, 1 tập truyện ngắn, 1 chuyên luận văn học, 1 tập tiểu luận phê bình văn học, 1 tập tản văn và tuỳ bút. Sức sáng tạo ở một tác giả nữ như vậy là liên tục và rất mạnh mẽ. Thơ là thể loại chính của ngòi bút Lê Khánh Mai nhưng văn xuôi và lý luận, phê bình cũng đạt nhiều thành tựu. Tất cả làm nên tên tuổi của một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của tỉnh Khánh Hoà và của văn học Việt Nam hiện đại.
Xem thêm
Trần Đàm đi tìm một bản ngã
Đã ngoài tám mươi mà mỗi lần theo ông, cánh hậu sinh chúng tôi cách ông cả giáp vẫn thấy hụt hơi. Đúng là không nói ngoa cả khi leo dốc, đường trường lẫn khi viết lách, chơi bời.
Xem thêm
Đọc Người xa lạ của Albert Camus bằng chiếc gương soi của chủ nghĩa hiện sinh
Giàu Dương Nếu triết học cổ điển đề cao bản chất và dấn thân vào việc tìm kiếm những định nghĩa về bản chất, thì trào lưu hiện sinh tập trung vào sự tồn tại của bản thể, lấy đó làm điểm khởi nguyên cho mọi sự phóng chiếu vào thực tại khách quan. Người xa lạ (L’Étranger) của Albert Camus ra đời như một dấu ấn sâu sắc của triết thuyết hiện sinh ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XX. Là một triết gia, nhà văn tài hoa, Camus đã mở ra những cánh cửa để người đọc bước vào thế giới của “kẻ xa lạ” Meursault – một người đàn ông tự mình chọn lấy thế đứng bên lề của xã hội. Hành trình của Meursault không đi tìm một kết luận duy nhất của sự tồn tại mà chỉ trình bày sự tồn tại như nó vốn là.
Xem thêm
Một thế giới rất ‘đời’ trong sáng tác của Tản Đà
Nhà thơ, nhà báo Tản Đà (SN 1889), quê làng Khê Ngoại, xã Sơn Đà, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây.
Xem thêm
Cây có cội, nước có nguồn
Nguồn: Báo Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Khát vọng Dế Mèn
Sự ra đời của Giải thưởng Dế Mèn cùng với phát ngôn của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam đã chạm đến khát vọng lâu nay vẫn nằm đâu đấy trong những người yêu và hiểu rõ hiện trạng văn học thiếu nhi nước nhà…
Xem thêm