TIN TỨC

Trắng tay mình những cánh ngọc lan tang

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
802 lượt xem

BÙI PHAN THẢO
(Đọc “Người về trong hương” của nhà thơ Huệ Triệu)

Những ngày tháng Bảy âm lịch lại về, một mùa Vu Lan đầy nhớ thương, khắc khoải khi không ít con hẻm, khu phố ở TP Hồ Chí Minh nhiều nhà cùng làm đám giỗ vì người thân mất vì đại dịch COVID-19. Nhà thơ Huệ Triệu, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Nhà vặn nữ, Hội Nhà văn TP HCM cũng là người chịu đại tang khi chị mất đi người chồng, con trai mất đi người cha vì đại dịch trong những ngày tháng 8-2021.

Đã 2 năm trôi qua mà vẫn như mới đây thôi, dù ai cũng cố quên đi song vẫn phải nhớ một đoạn đời với ký ức đau buồn. Những ngày đó, vợ chồng nhà thơ Huệ Triệu cùng mắc COVID-19. Nhà thơ may mắn vượt qua được nhưng anh Nhân, chồng chị đã bị đại dịch cướp đi mạng sống. Một mất mát quá lớn, nỗi đau tột cùng, vô tận. Nghĩa vợ chồng sâu nặng, mất đi người chồng là cú sốc cực lớn với nhà thơ thời điểm đó. Những buổi họp Ban Chấp hành sau khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới, chúng tôi đọc được trong mắt Huệ Triệu sự thảng thốt, chị không tin điều đó là sự thật. Nhìn chị như người mất hồn, mà phải thôi, mất đi một phần quan trọng, quý giá nhất của đời người thì ai không điên dại, đớn đau. Nhất là khi gia đình còn bao dự định, bao việc còn dang dở: nhà đang xây, vườn đang tạo lập, nhà sắp đón con dâu…

Dĩ nhiên những nhớ thương rồi cũng phải nén lại, tạm nguôi ngoai để sống tiếp trên cõi đời này. Ở trong sâu thẳm, nỗi nhớ thương dồn nén lại, luôn chực chờ để tuôn trào. Huệ Triệu nén tất cả cảm xúc, yêu thương trong tình yêu cuộc sống, nghĩa tình chồng vợ, gia đình thân thuộc… để viết trường ca “Người về trong hương”, NXB Hội Nhà văn, 2023, xuất bản trong mùa Vu Lan để tưởng nhớ những người đã vĩnh viễn rời xa cuộc sống, những người vẫn ở mãi trong tâm tưởng yêu thương của người thân.

Ở đây, người đọc cùng nhà thơ hòa vào dòng ký ức cùng những cảm xúc nghẹn ngào, đau đớn…Bắt đầu từ góc vườn xanh, từ mùi ngọc lan thơm ngát: “Từng cánh trắng rơi cỏ vườn lặng lẽ/ em gom vào từng nắm dịu dàng hoa”.

Trên lối về vườn xanh đó, cây trái trong vườn vẫn nhớ một bóng hình: “Cái áo cũ sờn gom ngày nắng ngày mưa/ dáng cao gầy thấp thoáng bóng trưa/ anh bảo trồng lên bóng mát cho người”.

Ký ức đưa người đọc về thuở thanh xuân hai vợ chồng nhà thơ vào Nam lập nghiệp. Những nhọc nhằn trôi qua nhường chỗ cho tóc trắng đời người:

Háo hức phương Nam giấc mơ tuổi trẻ/ chẳng biết đâu những đuổi dồn dâu bể/ người xông xênh, kẻ khốn khó cơ hàn/ giờ giống nhau cả thôi một mái đầu sương muối/ nhìn con lớn biết mình luống tuổi”.

Có ai ngờ, đại dịch tràn qua nhân loại, gây ra bao cảnh hoang tàn. TP Hồ Chí Minh lại là một trong những địa phương thiệt hại nặng nề nhất vì đại dịch, từ con số nhân mạng lìa đời đến ảnh hưởng mọi mặt kinh tế - xã hội:

Tan hoang hơn cả tan hoang/ như sóng tràn/ như bão quét/ đại dịch bùng phát lần thứ tư/ còn hơn trúng cơn gió độc/ người chao đảo đất trời chao đảo”

Giữa trùng trùng tai ương bủa vây, nhà thơ thảng thốt bật lên câu hỏi: “Trên đời này có gì quý hơn mạng sống/ còn gì bất hạnh hơn là mất đi quyền được sống?

Câu hỏi của đau thương, dằn vặt, câu hỏi nhói lòng bởi khăn tang đã trắng nhiều hẻm nhỏ, các bệnh viện đầy chật người, những hồi xe cứu thương rú liên hồi trên nhiều ngả đường thành phố; con số những người tử vong vì virus Corona cứ đầy lên các trang báo mỗi ngày. Nhất là những con hẻm nhỏ của quận 4, quận 6, quận 8, quận 10…, từng chùm ca bệnh, từng người theo nhau từ giã cõi đời: “căn nhà chật giờ phía nào cũng trống/ tiếng nấc tủi buồn mẹ bỏ con đi/ nghi ngút khói hương chồng gọi vợ về”. Đã có gia đình 8 người đều mất, bác sĩ sững sờ không gọi được cho ai, chỉ có hồi âm sau tiếng chuông là im lặng bao trùm…

Nhưng với ý chí, tấm lòng nhân hậu, đầy nghĩa tình của người phương Nam và sự tiếp sức, hỗ trợ của cả nước, TP Hồ Chí Minh đã vượt qua đại dịch, trở lại hồi sinh sau những tang thương, mất mát.

Không ai, không điều gì có thể lãng quên, Huệ Triệu lại thảng thốt nhớ những ngày đầy biến cố nghiệt ngã của gia đình, tháng 8-2021. Cả hai vợ chồng phải vào bệnh viện. Anh Nhân chồng chị tình trạng bệnh nặng hơn:

Gương mặt người thương lả gối trong đêm/ em run người trước dự cảm không tên/ sự sống mong manh còn hơn tơ nhện/ em nắm chặt tay anh như níu chặt đời mình”.

24 ngày chống chọi trong khu hồi sức, có lúc tưởng anh khỏe lại qua những dòng tin nhắn mừng vợ sắp được về nhà, khoe ăn được cháo, cả nhà mừng như cơn bão sắp qua. Nhưng rồi bệnh anh trở nặng:

“Cuối chiều anh bắt đầu thở máy/ những chữ những từ lần đầu em thấy/ tai đã ù đi trong dự cảm không lành/ tay run lên em cố nhắn động viên chồng/ biết anh không đọc được nữa đâu/ em nói dối anh mà dối lòng mình sao được”.

Nhưng anh Nhân đã không qua khỏi:

“Ba kiếp nỗi đau cộng lại/ không đau bằng phút giây này em vĩnh viễn mất anh/ hồn thiêng anh hỡi về đây/ để em ôm một vòng tay gió đầy

Những ngày đó chúng tôi biết Huệ Triệu và con trai phải rất kiên cường mới có thể đi qua buồn đau, để hương hồn anh Nhân siêu thoát. Thời gian trôi qua như chớp mắt nhưng buồn đau dài suốt đời người. Trong không gian yêu thương luôn có hình bóng của người chồng, người cha, cỏ cây cũng ngơ ngẩn hồn hoa:

“Mưa tả tơi cành ngọc lan muốt đất/ em trắng tay mình những cánh ngọc lan tang/ thành phố hồi sinh nhưng thiếu mặt bao người/ thành phố hồi sinh mà em mất anh rồi/ nén nhang thơm cả tàn cong im lặng/ đất đón anh tay mẹ cỏ xanh mềm”.

Những ngày tháng Bảy nghi ngút khói hương. Những nỗi đau lại nén chặt, vỡ òa trong nước mắt. Trong khói hương, thấp thoáng bóng người về:

Hôm nay rằm nguyệt quế lại muốt bông/ các con cắm bình hoa ly cánh trắng/ hình như nụ cười ba thoáng nắng/ người về trong hương”.

 (B.P.T)

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm