TIN TỨC

Trường ca “Mặt trận gần phía trước”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
87 lượt xem

“Tôi mang thơ đến trường Sơn

Chép lên mây trắng cội ngưồn của tôi”

Nhà thơ NGUYỄN VŨ QUỲNH

Tác phẩm Trường ca MẶT TRẬN GẦN PHÍA TRƯỚC của Cựu chiến binh, nhà thơ Trần Trí Thông, ta sẽ bắt gặp thi phẩm này như một bộ phim truyền hình nhiều tập về đề tài chiến tranh, với lời bình bằng thơ của người lính trên đường ra trận. Trần Trí Thông đã dẫn chúng ta đi từ thời kỳ không quân Mỹ mang bom đạn, tạo ra cuộc chiến tranh leo phá hoại miền Bắc.

Nhân dân ta đã đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, và làm lên một ‘’Điện Biên Phủ trên không’’, để Hà Nội không “trở về thời kỳ đồ đá” như tổng thống Ních-xơn từng tuyên bố. Ngược lại, hơn bốn nghìn máy bay của không lực Hoa Kỳ. Hàng trăm phi công ‘’bất đắc dĩ’’phải vào làm khách trong khách sạn Hin-tơn.  Nhà thơ Trần Trí Thông đã lưu lại dấu vết chiến tranh đẫm máu và ác liệt bằng không quân Mỹ với những câu thơ đau xót, mất mát… một thời đánh Mỹ trên bầu trời miền Bắc:

 ‘’Cả Hà Nội nghẹn ngào trong nước mắt/ Tội ác tày trời Mỹ hủy diệt Khâm Thiên/ Lấy bom đạn đè người giọng đế quốc đảo điên/ Đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá/ Xóa miền Bắc Việt Nam ra khỏi bản đồ’’...

Những câu thơ trong Trường ca Mặt trận gần phía trước của Trần Trí Thông đã vạch mặt tội ác của kẻ thù xâm lược:

 ‘’Bất kể ngày đêm giặc lẻn vào bắn phá/ Mặt đất quê hương rách hơn mặt Chí Phèo/ Hàng phi lao nức nở đứng cuối đầu/ Mảnh bom cắm phập vào tiếng gà gọi sáng’’...

Mặt đất quê hương khi bom Mỹ dội xuống “rách hơn mặt Chí Phèo/ Mảnh bom cắm phập vào tiếng gà gọi sáng” bởi sự dã man của không lực Hoa Kỳ, bởi sự đê hèn của tự do kiểu Mỹ. Chỉ nhóm từ “rách hơn” và “cắm phập vào” đã gây nên sự căm giận tột cùng của lương tri yêu chuộng hòa bình trong mỗi chúng ta.

Trần Trí Thông hồi còn chưa đủ lớn mà đã vấp chịu và chứng kiến nỗi đau chiến tranh và dữ dội của bom đạn. Thuở trường làng, trường xã, thời hạt gạo làng ta phải gửi ra tiền tuyến, sách giáo khoa ba em một cuốn. Chân đất, đầu trần đến trường, bụng đói mềm túi sách đựng đầy trăng… thế mà vẫn là những học sinh giỏi, trò ngoan. “Chiều về nhà thực thụ một canh nông… “Những câu thơ ở cái tuổi con gái, con trai học trò mới lớn đã được gợi lên vô tư trong sáng đáng yêu:

 ‘’Vẫn ngập ngừng khoảng cách vô tư/ Đêm phụ đạo lối về ngang đồng lúa/ Trong mắt em trời sao non rực rỡ/ Đom đóm… giật mình xóa khoảng cách ngây thơ’’ đẹp lắm và đáng yêu biết mấy

Bây giờ xa lắm rồi nhưng vẫn ám ảnh thời bom rơi đạn phá. Thành phố cảng quê anh đã hứng chịu sự tàn phá ác liệt của bon đạn Mỹ. Chính cái đau thương mất mát ấy đã in vào tâm trí không thể nào quên, để bây giờ câu thơ còn khắc họa đủ đầy tội ác chiến tranh:

 ‘’Bom lao vào giấc ngủ giữa đêm khuya/ Đất cảng Hải Phòng khu An Dương đổ nát/ Lán Bè tan hoang hàng trăm người chết/ Chùm phượng đầu mùa ủ rủ xõa khăn tang’’…

Cũng nơi thành phố hoa phượng đỏ quê anh, nhà thơ Bùi Phan Thảo sau này khi kết thúc chiến tranh đã viết khi tuổi đôi mươi: “Sắc phượng đỏ làm anh chợt nhớ/ Môi em cười tươi tắn cả đường trưa”. Giá trị của hòa bình là thế!  Thời chiến trong thơ của Trần Trí Thông, chùm hoa phượng đầu mùa cũng xót xa ứa nước mắt khi người dân đất cảng quê anh bị tổn thất sau trận bom hủy diệt: “Chùm phượng đầu mùa ủ rủ xõa khăn tang…” Câu thơ đã tạo nên hiệu ứng ra trận của lớp thanh niên bấy giờ, biến đau thương thành hành động của tuổi trẻ đương thời:

 ‘’Thành phố anh hùng của nhạc và thơ/ Hàng ngàn đơn xin lên đường nhập ngũ/ Những con đường lá ngụy trang thay màu áo thợ/ Ôi Hải Phòng thành phố quê hương’’…

Nhà thơ đã đưa người đọc về lại ngày anh và các bạn chia tay tuổi học trò với những vần thơ chất đầy kỷ niệm đẹp, đáng yêu qua những dòng lục bát trữ tình trong sáng vô tư mà đẹp của thời thơ trẻ:

 ‘’Gửi tuổi thơ nắng trưa hè/ Gửi con diều giấy thả về chiêm bao/ Gửi nhọ chiều khúc đồng dao/ Mục đồng rút nắng nhặt sao đếm trời’’…

Ở chương này nhà thơ dùng hẳn thể thơ lục bát để ru lại ngày chia xa, trở về ký ức đẹp mà chỉ thơ lục bát mới êm dịu ngọt ngào. Trần Trí Thông đã đánh thức ngày xưa bằng những vần thơ mà lâu lắm rồi vẫn trẻ đến hôm nay:

 ‘’ Gửi võng tre tiếng ru hời/ Quạt mo bà phẩy thay lời gió nam/ Gửi trời mây trắng lang thang/ Bóng đa gửi nắng tán bàng gửi mưa’’…

Chất thơ lục bát là tiềm năng dồi dào trong Trần Trí Thông, khi đã được khơi dậy, gợi lên cả chiều thương nhớ. “Tiếng ru hời/ thay lời gió nam”. Sao mà tinh tế thế nhà thơ ơi! Màu thời gian xa xưa trôi vào dòng thơ để “bóng đa gửi nắng, bóng bàng gửi mưa’’....  sự cách điệu và một điệp từ gửi, sao mà lay động tâm hồn người đọc, gọi tuổi thơ của mình trở lại hôm nay.

Qua tuổi thơ yêu dấu, đến con đường ra trận, nhất là đường mòn Hồ chí Minh gập ghềnh, chênh vênh đầy nguy hiểm: “Ngồi trên xe như lên xới vật’’… hay ‘’Ngồi bên này quăng sang phía bên kia’’… Từ quê hương đất cảng anh hùng, bước chân người lính trẻ đã qua những ngày huấn luyện. Giờ đang chảy theo nhịp hành quân, lạc quan là sức mạnh của người lính qua những vần thơ đậm chất anh giải phóng quân. Trên đỉnh Trường Sơn vẫn ngân nga hát, đầy chất lãng mạn của thi ca của những thế hệ một thời đi đánh Mỹ. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết: ”Đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”, còn Trần Trí Thông: ‘’Trăng nghiêng lên bóng rừng già/ Trường Sơn vang khúc quân ca chiến trường’’…

Tuổi ấy, giọng thơ như vậy là đẹp, gợi nên bình thản lãng mạn, đời sau đọc vẫn thấy trẻ trung. Chiến tranh mà vẫn vang khúc hát quân hành. Đến kẻ thù sau này vẫn “Không hiểu nổi tại sao chiến tranh Việt Nam ác liệt như vây mà người lính Việt cộng vẫn yêu thơ, yêu nhạc, vẫn làm thơ, vẫn say sưa hát và hò hẹn trở về”. Có một điều mà người Mỹ không hiểu nổi? Đó chính là tình yêu Tổ quốc, yêu đất nước quê hương và tình yêu con người với tâm hồn đẹp đẽ, đã làm nên một sức mạnh Việt Nam mà không nơi nào có được.

 ‘’Đêm chiến trường bỗng thao thức nhớ quê/ Hình dáng mẹ cha chập chờn trong giấc ngủ/ Mười tám đôi mươi tình yêu vùa chớm nở/ Làn môi thơm con gái chửa một lần’’…

Ngày ấy với chúng tôi, những người lính trẻ, nụ hôn đep là hiếm lắm, cao quý vô cùng: ‘Làn môi thơm con gái chửa một lần’… Vô tư và trong sáng quá, chưa mà thành chửa mới thơ và chỉ có thơ mới minh họa được nụ hôn thiêng liêng đến vậy, chửa mà chưa, tiếc quá và nếu như mà…có được. Dấu chân người lính bước đi trên dải Trường Sơn: “Giữa hủy diệt rừng vẫn đầy sự sống /Tiếng đàn Ta lư vọng từ bản Vân Kiều”. Sự sống nảy mầm từ đất chết mà nhà thơ đã bao quát được sức sống mãnh liệt con người, nơi ác liệt đạn bom đi qua:

 ‘’Xe đến giữa ngầm* chợt có tiếng máy bay/ Chúng lượn trên đầu một bầy rình rập/Mặc kệ nó, chẳng có gì phải sợ”/ Lính cựu lái xe truyền bản lĩnh chiến trường’’…đó là khí phách người lính! Lời thơ chân chất mà nhẹ nhàng rất thơ.

Trường Sơn đi vào thơ như là huyền thoại, ở đây kẻ thù không thể chặn bước hành quân, không thể giết hết sự sống của rừng, mà sự sống cứ tuôn trào trong mỗi con tim người lính. Hàng nghìn bài thơ viết về Trường Sơn đã xuất hiện trên từng bước hành quân của nhiều người ra trận, Trần Trí Thông cũng trải lòng mình nuôi cảm xúc tâm hồn thăng hoa như vậy:

‘‘Trường Sơn thơ tuổi hai mươi/ Có trong buồng lái, nụ cười, nhánh hoa/ Rừng khuya chênh chếch tiếng gà/ Tài hoa của lính, trường ca của đời’’…

Và rồi ta hãy cảm nhận Trần Trí Thông những câu thơ trong trường ca này bằng hai từ Trường Sơn thôi mà sâu lắng. Câu thơ cứ mênh mang giữa đại ngàn hùng vĩ. Đây nhé, ta hãy chiêm nghiệm những dòng chữ nghĩa, ăn ở, dan díu với thơ ở Trường Sơn của Trần Trí Thông: ‘’Trường Sơn thơ của tao phùng/ Đêm qua suối nhớ cung đường Đăk Tô/ Trăng và em bỗng lẳng lơ/ Để trang bản thảo câu thơ giật mình’’…

Anh chiến sĩ Trần Trí Thông viết tiếp trên dải trường ca bằng lốí thơ tự do; trước nay Trần Trí Thông ít viết về thể loại thơ tự do nhưng lần này trong Trường ca Mặt trận gần phía trước anh chuyển tải tới gần hai phần ba của tập thơ mà rất sâu sắc: “Nơi các anh chị nằm! Nặng trĩu cà Trường Sơn”: Lời thơ như vậy là đắt lắm, quý giá vô cùng.

 “Dải Trường Sơn có tự thuở hồng hoang/ Chiếc đòn gánh, gánh hai đầu nỗi nhớ/ Nhớ Đông Trường Sơn bốn mùa hoa nở/ Thương sườn Tây nắng bạc gió Lào… Mỗi cung đường một nghĩa trang liệt sỹ/ Nơi các anh chị nằm! Nặng trĩu cả Trường Sơn”.    

Và đây: ’’Thư thăm nhà viết trên nóc ba lô/ Quân bưu Trường Sơn chuyển về hậu tuyến/ Có những lá thư chậm hơn tin báo tử/ Bao gốc hòe già dàn dụa khóc đầu xanh’’… Chỉ trích qua những dòng này thôi là đủ thấy một Trần Trí Thông trải nghiệm bước đường thơ tự do từ khi còn là cậu học trò, nuôi nấng cảm xúc tự bao giờ, để hóa thân vào câu chữ, nâng tâm hồn thơ đầy chất lạc quan, lãng mạn cách mạng. Trần Trí Thông đã dẫn bước ta đi về một thời mà: ‘’Thế hệ chúng tôi vừa đánh giặc vừa làm thơ’’… và không thể nào quên. Tôi có vinh dự được đứng trong đội ngũ những người cầm súng làm nên hòa bình, cùng hành quân đi vào chiến trường trên con đường Trường Sơn đông, Trường Sơn tây huyền thoại đã chứng minh điều ấy. ‘’Chúng tôi hành quân trên đất cao nguyên/ Khối thực binh rẽ vào ĐăkLăk/ Bí mật chiến trường lính sao hiểu được/ Mệnh lệnh tấn công đến bất cứ lúc nào / Tháng Ba Tây nguyên trời nắng gắt gao/ Những đàn ong rừng mới đi kiếm mật/ Con suối đầu nguồn đang còn khát nước/Nấm mối chưa về gọi những cơn mưa’’…

Và: ‘’Nhận lệnh mở chiến dịch Tây nguyên/ Quân ta giải phóng hoàn toàn Buôn Mê Thuột/ Giăc tan tác chạy trong cơn hoảng loạn/ Chiến thắng Ban Mê đẹp như một ván cờ’’…

Giải quyết xong Ban Mê Thuột, bộ đội ta tập trung sức mạnh như vũ bão các cánh quân đổ xuống tấn công đánh chiếm Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi đến Bình Định - Khánh Hòa… và miền Đông Nam bộ. Từ Ban Mê Thuột thọc xuống Quảng Đức, Bình Phước, Thủ Dầu Một… quân ta tiến tới đâu, địch rút lui bỏ chạy, tử thủ Xuân Lộc thành cửa tử của ngụy quyền Sài Gòn. Nhà thơ Trần Trí Thông đã khắc họa trận mạc lên trang thơ toàn thắng ắt về ta:

‘’Những trận đánh từ hướng Bắc, hướng Nam/ Các cánh quân Đông Tây bất ngờ táo bạo/Địch không kịp trở tay, ta hoàn toàn làm chủ/ Thế tiến công ba mươi năm dồn lại bây giờ’’…

Bước chân thơ của anh giải phóng quân Trần Trí Thông dạt dào cảm xúc như tiếng kèn xung trận đã cùng đồng đội ào ạt tiến lên, từ biên biên giới hướng Long An, vòng tập hậu Sài Gòn cùng các cánh quân tiến vào thành phố để:

 ‘’11 giờ 30 ngày 30/4/ 1975 đi vào lịch sử/ Cả bốn cánh quân cùng hội nhập Sài Gòn/“Phủ đầu rồng”đầu hàng vô điều kiện/ Một hồi còi hòa bình báo kết thúc chiến tranh’’…  

Lời thơ của chương này là niềm vui, là niềm hân hoan của cả dân tộc ta và toàn thế giới yêu chuộng hòa bình. Anh đã khắc họa minh chứng nét vàng son cao quý ấy bằng những vần thơ trong trường ca Mặt trận gần phía trước để đến bây giờ nhìn lại bước chân giải phóng hy sinh gian khổ, nhưng chất chứa vinh quang. Nhà thơ không bao giờ ân hận, khi Tổ quốc gọi tên mình ra trận, chiến đấu chống quân thù xâm lược: Mặc dù cuộc chiến cuộc chiến tranh đã qua 50 năm. Những anh bộ đội ngày ấy góp phần nhỏ bé của mình cùng dân tộc làm nên cuộc sống hòa bình, đất nước thống nhất, giờ còn sống gặp nhau trong trường ca này ở phần kết mà bình dị lạ thường hóm hỉnh:

 ‘’Cái vạm vỡ đôi mươi trả về ký ức/ Bạn tôi cười mà thấy nắng nhăn nheo/ Năm mươi năm giờ mới gặp được đây/ U bảy mươi còn yêu đời nhuộm tóc/ Gắp miếng thịt gà bạn kêu dai lắm/ Cho tao miếng mỡ nó mềm’’… Sao mà yêu đến thế!

Và rồi dáng cha, dáng mẹ lại hiện lên trên những trang cuối đã đưa ta về buổi gặp mặt đoàn tụ bằng sự gặp gỡ đặc biệt nơi quê nhà bằng lời thơ trân trọng kính yêu và thương cảm:

‘’Tôi từ trận mạc về đây/ Câu thơ in dấu đường cày của cha/ Rét từ trong ruột rét ra/ Cha khom lưng nắng trùm qua lưng gầy’’….

… Cái chất thơ huyền dịu trong những dòng lục bát của anh trăn trở, đầy rung cảm “Tôi từ trận mạc về đây/ Câu thơ in dấu tháng ngày mẹ mong/ Lạnh lùng từng vạt gió đông/ Nhưng bao lời mẹ ấm lòng đời con”. Nỗi niềm làm cho người đọc thấm thía nghĩa ân tình. Trần Trí Thông đã cho chúng ta gặp lại những người cha kính yêu, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã sinh ra những người lính bình thường mà anh dũng, giản dị khi trở lại đời thường, đã góp phần làm nên cuộc kháng chiến vĩ đại cả toàn dân tộc. Nâng tầm mỗi bước quân hành của Anh Giải Phóng Quân trên dải Trường Sơn thành huyền thoại không thể nào quên. Xin cảm ơi nhà thơ Trần Trí Thông đã viết nên Trường ca Mặt trận gần phía trước.

Qua trường ca này, tôi như gặp lại tôi ngày trước, gặp lại các thế hệ đồng đội của chúng tôi trên: ‘’… Đường ra trận mùa này đẹp lắm’’… đến tận hôm nay. Ngày ấy  “Trên đỉnh trường Sơn ta hát’’. Ngày nay trở lại Trường Sơn bằng với con đường ngắn nhất, đẹp lắm từ Trường ca Mặt trận gần phía trước của nhà thơ Trần Trí Thông.  Chiến tranh tàn ác đến lạnh lùng đã qua, chúng ta khép lại quá khứ đau thương nhưng cũng nhắc nhở tương lai không được quên vinh quang và cay đắng đã qua để làm nên hôm nay tươi đẹp gấp nhiểu lần ngày xưa. Xin chúc mừng nhà thơ Cựu chiến binh Trần Trí Thông.

Tp Hồ Chí Minh những ngày cuối tháng 8/2024

N.V.Q

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm
Món quà ý nghĩa tặng trẻ thơ
Một tuyển tập thơ thiếu nhi vừa được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt đúng dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Tuyển tập này bao gồm những bài thơ hay của đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi tại thành phố trong suốt nửa thế kỷ qua.
Xem thêm
Một vị độc giả đặc biệt
Tôi không nghĩ mẹ tôi khi bước sang tuổi tám mươi ba cụ vẫn rất chăm đọc sách. Cụ còn nhận xét rất tinh về các tác phẩm đã đọc. Sau khi cụ ông mất trong đêm noel năm 2023, dù rất tiếc thương, song cụ bà đã lập tức trở về cuộc sống đời thường của mình. Cụ ở một mình. Tuy nhiên, con cháu ngay sát cạnh ngày đêm các cháu, các chắt vẫn tới để cụ chăm. Gia đình tôi ở Long Biên - Hà Nội, tuy gần Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên, song chỉ thứ bảy chủ nhật mới về với cụ. Tôi bận mải công việc, khá lơ đãng việc về quê. Mỗi khi thời tiết tốt, vợ tôi đón cụ ra Long Biên, lên kế hoạch dẫn cụ đi các đình, đền, chùa, danh thắng, siêu thị, hệ thống tàu cao tốc chụp ảnh đưa face rôm rả. Khi ấy tôi mới có dịp quan sát đấng sinh thành của mình và rất mê cách tổ chức cuộc sống của cụ.
Xem thêm
Từ cầu chữ Y đến Landmark 81
Lời tựa cho tuyển thơ “Sài Gòn của em” (gồm 50 tác giả TPHCM)
Xem thêm
“Đời, có yêu tôi?” – Tự truyện của nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều
Tác phẩm “Đời, có yêu tôi?” của tác giả – nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều. Đây là tự truyện về cuộc đời đầy chông chênh trên sợi dây số phận của cậu bé Lưu Đình Triều cho đến vai trò nhà báo có tiếng trong làng báo.
Xem thêm
Tố Hoài “mang bão giông khát vọng cuộn về em”
Bài viết của nhà thơ Xuân Trường về tập thơ mới của Tố Hoài
Xem thêm
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Xem thêm
Người chiến sĩ ấy - Tập truyện ngắn hay về người lính Bộ đội Cụ Hồ. 
Mỗi tập sách dày trên dưới 700 trang (khổ 16 x24cm), tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa trình làng hai tập truyện ngắn hay mang tên Người chiến sĩ ấy (*) Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí VNQĐ - chủ biên bộ sách này “ Đây là công trình nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND VN và ngày truyền thống Tổng cục Chính trị ( 22/12/1944-22/12/2024)”. 
Xem thêm