TIN TỨC

Cuộc gặp chiều cuối năm

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-02 13:01:07
mail facebook google pos stwis
1181 lượt xem

BÍCH NGÂN

Hơn 3 giờ, với sự tâm huyết và tinh thần trách nhiệm của các đồng chí đứng đầu Thành ủy - UBND TPHCM, chúng tôi hoàn toàn có thể mong mỏi vào một giai đoạn mới khi nền văn học nghệ thuật TPHCM đi nhanh và bắt kịp cùng đời sống thành phố.


Chiều muộn ngày cuối cùng của năm 2022, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM và đồng chí Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM đã có buổi gặp gỡ với 5 văn nghệ sĩ: GS-TS, nhà văn Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển phương Đông; KTS Nguyễn Trường Lưu, Bí thư Đảng đoàn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM; nhà biên kịch Dương Cẩm Thúy, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM; nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM và nghệ sĩ múa Lê Nguyên Hiều, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM.
 


Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cùng 5 văn nghệ sĩ


Như lời đồng chí Bí thư Thành ủy TPHCM nói với chúng tôi, cuộc gặp với mục đích để lãnh đạo thành phố lắng nghe những tiếng nói thẳng thắn, chân tình về thực trạng văn học nghệ thuật TPHCM hiện nay.

Ngay đầu buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Văn Nên nói: “Năm cũ chỉ còn mấy giờ nữa, với buổi gặp ít người, gọn nhỏ này, tôi mong các anh chị nói sâu, nói thẳng… Chúng ta sẽ làm việc trong 2 giờ”.

Tuy vậy, phần trình bày “nói sâu, nói thẳng” của chúng tôi kéo dài gần 3 giờ về thành tựu văn học nghệ thuật TP cùng những hạn chế, vướng mắc cần được khắc phục và tháo gỡ. Trong đó, nhà văn Trình Quang Phú có ý kiến: “Nhân dịp Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, đề xuất lãnh đạo TP nghiên cứu để kịp thời ra một nghị quyết về văn học nghệ thuật cho TPHCM, đồng thời nghiên cứu cơ chế chính sách cho phù hợp để văn học nghệ thuật phát triển đúng tầm với Thành phố mang tên Bác”.

Lắng nghe ý kiến của chúng tôi, đồng chí Phan Văn Mãi chốt lại những kế hoạch cụ thể cho nhiều hoạt động văn học nghệ thuật tại TP, trong đó có việc cụ thể hóa cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động văn học nghệ thuật, chuẩn bị cho kế hoạch sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…

Đồng chí Phan Văn Mãi gửi gắm niềm tin: “Với đội ngũ văn nghệ sĩ có tài năng và tâm huyết, tôi tin thành phố không thể không có được những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị”.

Đồng chí Nguyễn Văn Nên bày tỏ trăn trở, thời gian qua, đầu tàu văn học nghệ thuật bị chậm lại. Vậy phải làm sao để đi nhanh hơn, phải bắt nhịp cùng đời sống, thậm chí phải vượt lên trước đời sống, phải góp phần huy động được nguồn lực tinh thần cho thành phố?

Đồng chí Nguyễn Văn Nên chỉ rõ thực trạng văn học nghệ thuật TP chưa đáp ứng được đòi hòi của thực tiễn, trong đó có trách nhiệm của lãnh đạo thành phố. Người làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo và làm công tác quản lý văn học nghệ thuật còn ít am tường về lĩnh vực đặc biệt này nên lãnh đạo, chỉ đạo thiếu sâu sát. Với vai trò chức năng của mình, tổ chức Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật hoạt động còn nhiều hạn chế, chưa xứng tầm với thành phố lớn, chưa quy tụ được đội ngũ sáng tạo tài năng tâm huyết sáng tạo văn học nghệ thuật…

Đồng chí Nguyễn Văn Nên nhắc lại tinh thần Nghị quyết 23: “Văn học nghệ thuật là lĩnh vực quan trọng đặc biệt tinh tế, là động lực to lớn góp phần xây dựng nền tảng tinh thần xã hội và sự phát triển toàn diện của con người” và nhấn mạnh: “Văn học nghệ thuật có sứ mệnh huy động xã hội đoàn kết lại vì dân vì nước”. Lãnh đạo TP thấy rằng, TPHCM cần phải xây dựng không gian văn học nghệ thuật xứng tầm với vai trò vị trí của thành phố mang tên Bác.

Nhắn nhủ với chúng tôi, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nói: “Chúng ta tiếp cận sứ mệnh đối với lịch sử, đừng để thế hệ con cháu trách các thế hệ đi trước không để lại tác phẩm giá trị cho thế hệ sau. Bởi lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước được ghi lại bằng tác phẩm văn học nghệ thuật là lịch sử sinh động và dễ khắc vào tâm trí nhất”.

Hơn 3 giờ, với sự tâm huyết và tinh thần trách nhiệm của các đồng chí đứng đầu Thành ủy - UBND TPHCM, chúng tôi hoàn toàn có thể mong mỏi vào một giai đoạn mới khi nền văn học nghệ thuật TPHCM đi nhanh và bắt kịp cùng đời sống thành phố.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Giá trị bất biến của báo chí cách mạng
Nguồn: Báo Văn nghệ số ra ngày 22/6/24
Xem thêm
Tiếng nói nhà văn: Chợ nổi đang có nguy cơ… chìm
Bài đăng báo Văn nghệ số 22, ngày 01/6/2024
Xem thêm
Một đòi hỏi cấp thiết của đời sống văn học
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 10/2024
Xem thêm
Nghĩ về chuyện “làm gương” và “nêu gương”
Bài viết nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2024)
Xem thêm
Khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ
Lễ kỷ niệm do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức ngày 25/7 tại Nhà hát lớn, Hà Nội.
Xem thêm
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư về đội ngũ văn nghệ sỹ
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023)
Xem thêm
Xây dựng lối sống đẹp trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh
Bài viết tham luận tại Hội thảo khoa học về Không gian văn hóa Hồ Chí Minh do Ban Tuyện giáo tổ chức vào ngày 6/6/2023
Xem thêm
Nhà văn Trình Quang Phú và những sáng tác về Bác Hồ
Chuyên đề Những câu chuyện đẹp của HTV
Xem thêm
Hậu trường đối ngoại văn chương
Tự can đảm bước ra khỏi cái giếng cạn
Xem thêm
Khi nhà nước chưa thể ra tay, thì nhân dân làm
Câu chuyện quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài đã được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay.
Xem thêm
“Ngựa thồ văn hóa” và câu chuyện quảng bá văn chương Việt ra thế giới
Trong những năm qua, sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đất nước đã tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy việc giới thiệu, quảng bá văn học - nghệ thuật nước ta ra thế giới. 
Xem thêm
Trở về Trường Sơn || Ký của Võ Thu Hương
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 50, ngày 17/11/22
Xem thêm
Lời chúc hòa bình từ các nhà văn
Trường Đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình giao lưu văn hóa “Lời chúc hòa bình” nhân kỷ niệm 27 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Xem thêm
Khi giáo viên các trường phổ thông kêu cứu…
Các giáo viên lẽ ra “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhưng thực ra mỗi ngày đến trường là một ngày lo đối phó, thậm chí là sợ hãi, dẫn đến tình trạng họ chọn cách làm việc thúc thủ, giao việc gì làm việc ấy, miễn làm sao được coi là hoàn thành công việc để không bị ai “động” vào, để yên thân… Khi giáo viên mất động lực làm việc, như người mất sinh khí, dẫn đến tình trạng dạy, học và các hoạt động khác của nhà trường như người ngái ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, chán nản…
Xem thêm