TIN TỨC

Ấm áp với buổi ra mắt tuyển tập Huỳnh Dũng Nhân - Cuộc đời và cây bút

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
340 lượt xem

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân không chỉ là tấm gương sáng cho thế hệ nhà báo trẻ mà những câu chuyện đầy nhân văn, nghĩa tình của ông qua những ấn phẩm đã là hành trang quý cho bạn đọc đã yêu quý sức lao động bền bỉ của một "người cầm bút" tròn 70 tuổi.


Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trao bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo Nhân Dân, do ông vẽ, tặng nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

Tối 16-3, Bảo tàng Báo chí Việt Nam và Hội Nhà báo TP HCM đã tổ chức lễ ra mắt tuyển tập "Huỳnh Dũng Nhân – Cuộc đời và cây bút" tại trụ sở Hội Nhà báo TP HCM. Đông đảo đồng nghiệp báo chí, nhà văn, nhà thơ và đọc giả đã đến chúc mừng nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.

Đến tham dự có các nhà báo nổi tiếng: Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Nguyễn Tấn Phong – Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM; nhà văn Trịnh Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM; bà Đỗ Thu Hằng – Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam…và rất nhiều văn nghệ sĩ, nhà nhiếp ảnh, nhạc sĩ đã đến chúc mừng.

Nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM - tặng hoa chúc mừng nhà báo Huỳnh Dũng Nhân

Tuyển tập "Huỳnh Dũng Nhân - Cuộc đời và cây bút" vẫn là những phóng sự đã tạo nên tên tuổi của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, người được xem là "vua phóng sự" của làng báo Việt Nam. Và ở tuổi 70, với ấn phẩm đầy ý nghĩa này, ông tâm sự dù bệnh tật nhưng vẫn "hiên ngang" dấn bước, ông đã đi 48 tỉnh, thành trong 2 năm vượt qua căn bệnh tai biến, tổ chức 2 cuộc triển lãm tranh và viết 5 đầu sách. Quả là nghị lực phi thường và chính niềm đam mê được viết đã cho ông động lực để vượt qua những trở ngại.

Bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, tặng hoa chúc mừng nhà báo Huỳnh Dũng Nhân

Tuyển tập có hơn 200 trang, được chia thành 7 phần, tương ứng với tuổi 70 của ông. Nhà báo Lê Quốc Minh chia sẻ: "Thành quả, công lao đóng góp của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho làng báo rất lớn. Anh luôn nói có lẽ tuyển tập này là cuối cùng nhưng tôi tin anh sẽ tiếp tục viết và truyền ngọn lửa yêu nghề báo đến thế hệ nhà báo trẻ là học trò, là những người đang công tác tại các cơ quan báo chí trong cả nước. Tôi cũng chúc mừng anh có được người bạn đồng hành rất đáng quý, đó là bà xã của anh, đã luôn chăm lo để anh hoàn thành tốt công việc và vượt qua bệnh tật để cống hiến cho nghề báo".

Nhà báo Nguyễn Tấn Phong, Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM, nói về nhà báo Huỳnh Dũng Nhân

Nhà báo Nguyễn Tấn Phong cho rằng tuyển tập của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân ra mắt trong thời điểm Hội Báo toàn quốc được tổ chức tại TP HCM rất ý nghĩa. Dù mang dấu ấn cá nhân nhưng tuyển tập lại là một hoạt động hết sức tinh tế, chứng tỏ năng lực đi, viết và truyền dạy cho thế hệ làm báo trẻ niềm đam mê và tri ân cuộc đời của nhiều thế hệ nhà báo đã cầm bút và viết những bài báo đầy thuyết phục, mang tính nhân văn sâu sắc.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tặng sách cho Hội Nhà báo TP HCM

Riêng nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, ông cho rằng bản thân sinh ra ở Bến Tre, lớn lên, đi học, làm thơ, viết văn, làm báo, đi dạy, vẽ tranh chân dung…, hiện nay nhìn lại thì đã bước vào tuổi 70. Suốt hành trình trong một thời đạn bom, một thời hoà bình đầy ý nghĩa, có biết bao vui buồn, thành công, thăng trầm nhưng ông vẫn gắn bó với cây bút. "Cây bút nói lên tình yêu con người, tình yêu cuộc sống của tôi. Bỏ cây bút ra là tôi thất nghiệp, vô dụng" - nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ.

Và ông nói, tuyển tập này như một lời cảm ơn cây bút đã đem đến cho ông tất cả những gì tốt đẹp nhất để được sống, được viết và truyền năng lượng đến thế hệ trẻ. Dù đã kinh qua một chặng đường làm báo đáng nể, từ một phóng viên giỏi nghiệp vụ, một cây phóng sự tài hoa, trở thành một Tổng Biên tập tạp chí Nghề báo (Hội Nhà báo TP HCM), rồi đảm nhiệm các vị trí công tác hội, trở thành Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM, ông vẫn tích cực tham gia công tác đào tạo báo chí, truyền lửa nghề cho các bạn phóng viên trẻ.

"Cuốn sách này là một kỷ niệm cuộc đời cầm bút của tôi, gửi tặng gia đình và bạn bè, đồng nghiệp" - ông Huỳnh Dũng Nhân bày tỏ.

Nhà văn Trịnh Bích Ngân cho rằng sự tận hiến của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã được đền đáp trước tình cảm của rất nhiều nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng có mặt tại buổi lễ ra mắt tuyển tập.

Nhà báo Lê Quốc Minh phát biểu tại lễ ra mắt tuyển tập "Huỳnh Dũng Nhân - Cuộc đời và cây bút"

Bà cảm phục ông bởi năm 2020, khi bị tai biến trên đường đi xuyên Việt song đã kiên trì tập luyện, không chỉ chiến thắng bệnh tật mà còn dấn thân vào con đường mới, đó là vẽ tranh cổ động và tranh chân dung, sáng tác nhiều bài thơ hay, nhiều khúc nhạc lay động lòng người.

Ở tuổi "cổ lai hy" ông vẫn hăng hái như thanh niên, đi, viết, giảng dạy, truyền cảm hứng sáng tạo, năng lượng sống đẹp, và đã thực hiện cuộc xuyên Việt thứ ba.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân (sinh ngày 3-3-1955) là nhà báo nổi tiếng chuyên về thể loại phóng sự. Những tác phẩm báo chí của ông thể hiện trăn trở về xã hội, thân phận con người qua ngòi bút giàu chất trữ tình, hóm hỉnh mà sâu sắc.

Ông là tác giả của 30 đầu sách nổi bật ở các thể loại phóng sự, truyện ngắn, thơ, hồi ký, truyện thiếu nhi và giáo trình, như: "Tôi đi bán tôi" (Nhà xuất bản Văn Nghệ TP HCM), "Ăn Tết trong rừng chó sói" (Nhà xuất bản Lao Động), "Từ hầm lò Mông Dương đến nóc nhà thế giới Tây Tạng" (in chung với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Nhà xuất bản Tổng hợp)…

Nguồn: THANH HIỆP (Báo Người Lao động).

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm
Nơi sâu thẳm trái tim vị tướng
Bài viết của Trung tướng, PGS-TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Xem thêm
Đan Thanh - nghệ sĩ kết nối thi ca và hội họa
Với hiểu biết khiêm tốn của một nhà giáo hâm mộ văn học nghệ thuật, tôi được biết thầy giáo - nhà văn Nguyễn Thanh. Thầy Nguyễn Thanh tên thật là Nguyễn Tấn Thành sinh ra tại xã Tân Quới, quận Bình Minh, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Khi làm văn nghệ, thầy Nguyễn Thanh còn dùng những bút danh khác để viết cho nhiều thể loại bài khác nhau : Thanh Huyền, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Minh Khuê, Minh Văn, Lan Đình, Chàng Văn… Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Cử nhân Văn khoa và đã qua 3 năm chưong trình Cao học Văn chương và Ngoại ngữ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1975).
Xem thêm
Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.
Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm