TIN TỨC

Cảm nhận thơ Nguyễn Hồng Linh qua tập Giấu nhớ vào anh

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
841 lượt xem

Kể từ thi hào Nguyễn Du thắp ngọn đuốc lục bát soi sáng linh hồn thi ca Việt đầy chất triết lý của đời sống nhân gian Việt tính, ngọn đuốc ấy soi đến tận ngõ ngách từ làng quê đến thị thành Việt Nam mang làn điệu dân ca. Nó đem lại cho những thi nhân hậu bối nhiều cảm hứng, từ ấy những tên tuổi trong văn chương Việt cũng cũng xuất hiện nhiều hơn với thể loại lục bát như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bính, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Duy… Tuy ngôn ngữ thơ những thi nhân này bình dị, dân dã nhưng đã thổi hồn quê vào từng con chữ mặn mòi đầy thâm trầm của triết lý Việt tính.

Bìa tập thơ Giấu nhớ vào anh

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu Viết:

Kinh luân đã sẵn trong tay/ Thung dung dưới thế vui say trong trời

Hay:

Quán rằng ghét việc tầm phào/ Ghét cay, ghét đắng ghét vào tới tâm/ Ghét thời Kiệt, Trụ mê dâm/ Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang/ Ghét đời U, Lệ đa đoan/ Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần…

(Lục vân Tiên)

 

Nhà thơ Nguyễn Bính với ngôn ngữ thật bình dân nhưng đã đi vào tâm hồn người Việt một cách len lén, nhẹ nhàng nhưng không kém phần lịch thiệp :

Hoa chanh nở giữa vườn chanh/ Thầy u mình với chúng mình chân quê/ Hôm qua em đi tỉnh về hương đồng cỏ nội bay đi ít nhiều (Nguyễn Bính).

 

Hay thi sĩ Phạm Thiên Thư với Động hoa vàng hoặc Đoạn trường vô thanh ngôn ngữ thăng hoa bay bỗng hơn, thấm đẫm thiền vị trong từng câu thơ:

“Rằng xưa có gả từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau”

Hay “Chim ơi, chết dưới cội hoa/Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao/ Mai ta chết dưới cội đào/ Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu”… và còn rất nhiều, biết bao thi nhân  trong vòm trời văn chương bát ngát của thi ca Việt Nam nữa, chúng ta không thể đo đếm hết sự yêu mến dòng lục bát đầy chất Việt tính này.

 

Sở dĩ tôi hơi dài dòng với dòng lục bát truyền thống của dân tộc Việt bởi nó cứ man mác đi vào lòng người ảo diệu như ca dao của dân tộc ta đã có từ rất lâu thấm đẫm trong hồn người Việt từ thuở còn nằm nôi đến lúc trưởng thành để cảm nhận được hương vị  ngọt ngào ấy. Tôi tin rằng sẽ tồn tại mãi với dân tộc và tổ quốc tôi..

Mới đây, tôi nhận bản thảo tập thơ LỤC BÁT TÌNH của Nguyễn Hồng Linh, một người Việt sinh ra ở Bình Thuận, lớn lên ở Đồng Nai và hiện đang sinh sống và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức. Yêu thơ và làm thơ từ khi còn ngồi ghế nhà trường, nhưng vì công việc mưu sinh nên cả một thời gian dài Hồng Linh ít xuất hiện trên văn đàn. Và có lẽ khi đã ở tuổi ngoài 50 cũng là lúc cuộc sống nơi xứ người đi vào ổn định thì tình yêu thơ trong chị lại thêm lần trỗi dậy. Từ đó thơ chị bắt đầu xuất trên các báo đài và các trang mạng văn chương uy tín. Và chỉ trong vòng vài năm chị đã xuất bản liên tục 2 tập thơ và lần này là tập thơ thứ 3 chị gửi cho tôi.

Nhà thơ Nguyễn Hồng Linh

Tập thơ xuyên suốt với 80 bài lục bát chững chạc,mượt mà. Tuy chưa phải là kỳ hoa dị thảo nhưng tình tự da diết, tiếng buồn u hoài một thời đã xa còn vọng lại bên cầu thời đại. Với tôi ai xuất bản nguyên tập thơ lục bát đều bản lĩnh cả, bởi thơ lục bát là thể loại dễ làm nhưng rất khó hay, không khéo trở thành hò vè, có lẽ trước khi in tập thơ thứ 3, chính tác giả cũng cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này.  

Các bạn hãy nghe nhà thơ Hồng Linh diễn bày:

 

Thu chưa? Sao lá đã vàng

Khúc huyền âm cũ hoang mang giữa dòng

(Ngẫu Khúc)

Người xưa hay cố nhân ấy với nhà thơ đầy kỷ niệm sâu lắng ngọt ngào, tha thiết bất chợt vuột khỏi vòng tay mình còn lại với bao xao xuyến luyến lưu trong tâm tư hoài vọng khúc huyền âm một thời hạnh phúc lên ngôi còn đâu nữa nên mãi hoang mang giữa dòng trôi của cuộc sống, chính vì trạng thái không an lòng ấy nên mùa thu đã đến tự bao giờ nhưng tác giả thảng thốt, bất chợt hỏi “Thu Chưa?”.

Thì ra “Mật hương ngày ấy xa rồi/ áo xưa ngày đó vàng trôi lưng đồi”.

Hay: “Chiếu chăn phai lạt cuộc yêu/ người đi tỉnh giấc cô liêu…ngậm ngùi”

(Chén sầu).

 

Dấu xưa mất hút trên dòng sông đời mình, nghìn trùng cách xa đành phải chấp nhận một thực tại dù có khi cũng ray rức đến cô liêu, thương mình đứng nép bên đời buồn như cánh vạc dò dẫm trước mù sương mịt mùng. Chỉ vài câu thơ thôi nói lên tâm tư buồn đến cô đơn, người đọc rất dễ cảm thông cho thân phận nữ nhi trước biển đời trùng trùng vây quanh một bóng hồng với thao thức ngồn ngộn trong hành trình đi của tháng ngày đa gian nan.

“Vườn khuya sương khói mịt mùng/ dấu xưa còn đó nghìn trùng cách xa…

Buồn – như cánh vạc trong tôi/ cô liêu đứng đợi bóng đôi sau rèm”.

(Dấu Xưa)

Đôi lúc, bước hăm hở trên đường đầy nắng gió, nhớ lại kỷ niệm xưa một thuở, ngày vẫn có anh bên đời, cảm xúc tràn dâng, sóng tình trong lòng ngân nga chưa lỗi nhịp khi “Tóc mây buông xoã an nhiên”, hoài niệm bật dậy tác giả hồn nhiên nhớ lại những bộn bề khi có nhau, như Jean Jacques Rousseau đã từng nói: “Tình yêu chân thật tràn đầy lòng nhiệt thành, bởi trong trí tưởng tượng luôn tồn tại bóng hình hoàn mỹ dù là thực hay hư”. Và đọc những câu thơ này, lòng tôi chợt lay đọng và cảm thấy điều gì như đã vấn vương:

Chiều đông, buốt giá chiều đông

Tiếng cô đơn gọi cuối sông vọng về

Ngàn lau trắng xóa đêm mê

Bếp tình thắp sáng cho bề bộn nhau.

(Gọi miền nắng xưa)

Có lẽ tư thân tác giả cũng hiểu rằng “Tình yêu là thứ bạn không thể đo đếm. Chẳng gì tồn tại mãi mãi. Tất cả những gì ta có nằm giữa lời chào và lời tạm biệt” dẫu biết “ngàn con sóng vỗ vọng về/ vạn lời sóng hát não nề lòng đau” (Đa đoan). Giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và hư cứ bồng bềnh trong tâm hồn thi nhân làm cho người đọc có chút suy tư nỗi buồn xa cách nhưng không ủy mị, rên rỉ khổ đau. Đây thực sự là điều thú vị trong thi tập của nhà thơ nữ Nguyễn Hồng Linh.

Và khi giai điệu “nhớ” trong hồn thi nhân lại hiển hiện lại màu nhớ thương xưa, ngày ấy giai điệu tình bỗng trầm du dương theo tiếng nhạc lung linh mơ hồ, không gợn chút muộn phiền. Thời gian đi qua, còn chăng nỗi nhớ bên đời? người thơ hoài niệm với vần thơ cung trầm buồn:

Nguyệt cầm thổn thức... ngoài sân

Phím buồn vương mãi cố nhân đâu rồi?

(Cung trầm nốt bỗng)

Và nỗi ngậm ngùi thương nhớ lòng chợt thương mình với bờ vai lạnh, điểm tô son phấn chỉ là nuối tiếc bâng khuâng:

 

“Thương bờ

vai lạnh héo hon/ Còn đâu thuở ấy môi son đợi chờ”

Có một bài thể loại song thất lục bát với cung cách như khoán thủ của thể Đường luật, đây là một cách chơi rất ít người làm, bởi nó bị bó buộc trong từ ngữ định sẵn.

Bài thơ rất chuẩn mực về thể cách, mượn hai câu lục bát để hoàn thành bài thơ:

 

“Hạ về phượng nở ru tình/ Ve sầu vọng khúc hương trinh đón chờ”.

 

Tuy nhiên, bài thơ vẫn mượt mà đây là cái giỏi của người làm thơ Nguyễn Hồng Linh.

Cuối cùng ta vẫn tìm thấy: “Giấc mộng hoa” đã làm cho nhà thơ hân hoan hơn trong nỗi lòng chị, dấy lên niềm vui hưng chấn dù chỉ là giấc mộng để chị tiếp tục sáng tác những dòng thơ đẹp hơn trong hành trình còn lại với thời gian:

Mộng vàng bay bổng trời mây

Lạc vườn thượng uyển tình say ngút ngàn

Cùng chàng dạo bước trần gian

Ngân vang thánh thoát cung đàn lãng du

(Giấc mộng hoa)

   

Còn rất nhiều câu thơ hay trong 80 bài mà nhà thơ bày biện trong tập thơ này. Tôi nghĩ, sự cảm nhận không chỉ riêng tôi mà còn có cả độc giả của chị.

Nói tóm lại, tập thơ “Lục bát tình” của nhà thơ Nguyễn Hồng Linh như tôi nói ở trên chưa phải là kỳ hoa dị thảo nhưng sẽ ghi được dấu ấn trong lòng người đọc và nếu như chị “khó tính” hơn chút nữa với ngôn ngữ thơ mình thì tôi tin rằng chị sẽ có những câu từ đắt giá làm cho bạn đọc có lúc phải dừng lại mà suy ngẫm về thơ chị.

Tuy xuyên suốt tập thơ tương đối đạt về chất, nhưng tiếc rằng ngôn ngữ trong thơ chị còn có nhiều cụm từ khá cổ. Có lẽ do chị bị ảnh hưởng khi đọc nhiều thơ cũ và cũng chính vì ở nơi xa xôi, ít có dịp tiếp cận và giao lưu với phong trào thơ đương đại nên đó là mà chị đang bị thiệt thòi về tiếng Việt. Nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, với tình yêu thơ mãnh liệt như chị thì sự sáng tạo sẽ không bao giờ ngơi nghỉ.

Hân hoan giới thiệu với độc giả yêu thơ bốn phương, nhất là người yêu thể loại lục bát thấm đẫm chất ngọt ngào, Việt tính của nhà thơ Nguyễn Hồng Linh.

Phùng Hiệu - Ngọc Dũ

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm
Nguyễn Ngọc Hạnh - Hồn thơ reo mãi phía làng
Bài viết của Hoàng Thụy Anh và phóng sự ảnh của Nguyên Hùng
Xem thêm
‘Bút chiến’ thời Tự Lực Văn Đoàn
Trước khi được giải Lý luận phê bình của Hội Nhà văn năm nay thì “Tự chủ văn chương và sứ mệnh tự do” đã được chú ý trong cộng đồng đọc. “Câu chuyện cũ nhưng cách tiếp cận mới, khảo tả công phu, chưa kể những dẫn chứng “đấu đá” hậu trường văn chương, đọc rất vui”, độc giả bình luận.
Xem thêm
Khối đa diện “Mộng đế vương”
Nhà văn Nguyễn Trường chọn xứ đạo ở Cồn Phụng của ông Nguyễn Thành Nam, đạo vừa vừa, gọi là Đạo Dừa
Xem thêm
Hồn quê trong một sắc thơ miệt vườn
Nhà thơ Kiên Giang (1929-2014) - đúng ra năm sinh: 1927 - tên thật Trương Khương Trinh (bút danh khác: Hà Huy Hà, Ngân Hà, Trinh Ngọc, Cửu Long Giang…, gốc người làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay là Kiên Giang).
Xem thêm