TIN TỨC

Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-04-30 21:19:37
mail facebook google pos stwis
860 lượt xem

MAI NAM THẮNG


 

HOA LOA KÈN


Người nép bên hoa đã thành vĩnh cửu

Người chia tay hoa đã hóa vô danh

Hoa cánh rừng sốt rét tái xanh…

Hoa vầng trăng hạ tuần ối đỏ!

 

Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ

Trắng kiêu sa lộng lẫy Hà Thành

Trắng tinh khôi lời hẹn hò thứ nhất

Trắng dịu dàng năm cánh mỏng xinh...

 

Và tháng Tư hồi âm

Mùa hoa nâng những bước chân thần tốc

Mùa hoa dâng bản hùng ca náo nức

Riêng những nốt trầm tê tái rụng về hoa...

 

Sớm mai này tháng Tư

Chị lặng lẽ thắp hoa

Sau hương khói nụ cười nhói trắng.
 

                    4/2005



Lời bình của nhà thơ PHẠM ĐÌNH ÂN (đăng Tuần báo Văn nghệ)

Từ nhiều năm qua, sự kiện đại thắng mùa xuân năm 1975 đưa đến kết thúc vẻ vang cuộc chống Mỹ, cứu nước, giành lại sự toàn vẹn non sông Tổ quốc, trong đó, có một ngày cuối cùng, ngày 30 tháng Tư chói lọi, mở đầu một mùa hè mới rực rỡ nắng, cờ đỏ sao vàng và hoa, đã trở thành một đề tài lớn, với nội dung rất phong phú, lôi cuốn giới sáng tác văn học, nghệ thuật.

Đã có nhiều bài thơ đề cập ngày 30 tháng Tư, không ít những tác phẩm xuất sắc. Độc giả hẳn chưa quên bài thơ “Nếu không có Ngày 30 tháng Tư” của nhà thơ Đinh Thị Thu Vân, từng được coi là bài thơ hay và thuộc số những bài thơ đầu tiên về sự kiện trọng đại này.

Cũng viết về ngày 30 tháng Tư, nhưng Mai Nam Thắng có cách nói riêng. Bài thơ Hoa loa kèn nói đến hoa và người con gái, cả hoa và người đã có mặt trước, trong và sau tháng Tư cho đến hiện nay. Không chỉ là ngày 30, đây là tháng Tư ngày đã chuyển thành tháng, tháng đã chuyển thành biểu tượng, kẹp đôi với biểu tượng hoa.

Một bên là thời gian - thời điểm và hoa thuộc phạm trù thiên nhiên, ngoại cảnh. Một bên là con người: "Người nép bên hoa đã thành vĩnh cửu/ Người chia tay đã hóa vô danh...". Hoa của ngày xưa, người của hôm qua. Cả hai đã hóa thân vào thiên nhiên đất nước trong chiến tranh: "Hóa cánh rừng sốt rét tái xanh/ Hoa vầng trăng hạ tuần ối đỏ!".

Ở khổ thơ đầu tiên, hai câu trên nêu ra một sự việc đã trở thành quá khứ. Đột ngột hai câu sau, cái quá khứ của hoa, của người trở về trong hiện tại. Họ trở về một cách khốc liệt, hào hùng.

Bài thơ tiếp tục được triển khai, độc giả được tiếp cận một không gian và thời gian cụ thể về hiển ngôn mà không cụ thể về hàm ngôn. Cái còn lại, tức là cái đang hiện hữu, lại vẫn chính là cái hôm qua, cái có trước ngày 30 tháng Tư: "Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ/ Trắng kiêu sa lộng lẫy Hà Thành/ Trắng tinh khôi lời hẹn hò thứ nhất/Trắng dịu dàng năm cánh mỏng xinh…". Hôm qua là hôm nay và ngược lại. Thời gian làm nên cái vĩnh cửu. Tất cả mọi tháng đều là tháng Tư. Tất cả những người con gái đã mất người yêu, người chồng do chiến tranh, vẫn đang là những người con gái ngày ấy. Giá trị thuộc về vĩnh cửu.

Hoa loa kèn chỉ nở vào tháng Tư, tháng của cuộc hành quân thần tốc lịch sử, tháng của bản hùng ca bất tử và cũng là tháng của những mất mát, hy sin... Vì vậy, dẫu có thế nào đi nữa, nhà thơ Mai Nam Thắng vẫn không thể không viết: "Mùa hoa dâng bản hùng ca náo nức/ Riêng những nốt trầm tê tái rụng về hoa...". Sự mất mát, hy sinh to lớn là có thật. Cái bi hùng càng là hiển nhiên. Nhưng, vượt lên trên tất cả là hoa, là cái đẹp của người thiếu nữ như hoa buổi đầu hẹn ước: dịu dàng, trong trắng, tinh khôi...

Thiếu nữ ngày ấy khi kết thúc bài thơ, hiện ra không phải là thiếu nữ mà là chị - một người phụ nữ trong hiện tại: "Sớm mai này tháng Tư/ Chị lặng lẽ thắp hoa/ Sau hương khói nụ cười nhói nắng. Thắp hoa?". Đúng vậy. Hoa cùng hương. Hương hoa và hương khói. Mấy chữ đầu là nép bên hoa, mấy chữ kết thúc bài thơ là nụ cười nhói trắng. Phải chăng, đến hôm nay, niềm xót đau đã tiêu tan, chỉ còn lại niềm vui?

Không phải thế! Chỉ hai câu thôi: "Mùa hoa dâng bản hùng ca náo nức/ Riêng những nốt trầm tê tái rụng về hoa" đã cho thấy sự việc diễn ra nghịch lý biết nhường nào, buốt xót đến bao nhiêu! Ngay cả thắp hoa cũng là nghịch lý khi khép lại bài thơ.

Tuy nhiên, nỗi đau xót của những số phận riêng lẻ nếu được đẩy đến tận cùng chăng nữa thì có thể sẽ giảm đi rất nhiều trước chiến thắng lẫy lừng đã cứu được cả một đất nước, cứu được cả một dân tộc. Sau hương khói nụ cười nhói trắng là như vậy. (Xin lưu ý ở đây là nụ cười nhói trắng. Nhói đi ngược lại nụ cười và màu trắng như ánh sáng, tức là trái ngược với niềm vui).

Trên cơ sở một tứ thơ ảo diệu, bài thơ vẽ lên một bức tranh đời sống, bức tranh tâm hồn bằng một xúc cảm tinh tế, với một nét bút tài hoa.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Bình Phương, nhà thơ chơi chữ họa lên tương phản thực hư của hiện thực huyền ảo
Thơ Nguyễn Bình Phương không dễ đọc. Sáng tác của ông không hướng tới công chúng xã hội mặc định thường giới, mà cho một tầng tinh anh chỉ định, dù thơ ông chính là trữ tình tự sự, câu nào cũng dựng hình ảnh biểu tượng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
“Tiếng sấm Đồng Khởi” Bến Tre (1960) âm vang dai dẳng dồn dập nhiều năm khiến chế độ cộng hòa đương thời còn chịu sự tác động ngoại lai phải kinh hoàng lo sợ, tiếp tục bắt lính khắp nơi để tăng quân, không chừa cả sinh viên, giáo viên ở các trường học. Năm 1963, bị gọi đi trình diện học sĩ trù bị, tôi âm thầm trốn học trò và hiệu trưởng, rời bỏ Trường Trung học Long Mỹ - Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang) - một huyện lỵ xa, lánh về Cần Thơ xin dạy Việt văn tại Trung học Tư thục Thủ Khoa Huân tại đường Thủ Khoa Huân (Cần Thơ) của ông Trần Đình Thân. Tình cờ, không, phải nói là may mắn, tôi được gặp một bài văn của Trang Thế Hy mà không rõ vì lý do nào, soạn giả lại không ghi xuất xứ. Đoạn văn được nhà văn, nhà giáo yêu nước Thẩm Thệ Hà (1) biên soạn, đưa vào quyển Giảng văn lớp Đệ Lục (nay là lớp 7) do nhà xuất bản Sống Mới ấn hành năm 1962. Nhan đề bài giảng văn là “Con người quả cảm”.
Xem thêm
“Bình yên từ phía quê nhà” của Nguyễn Văn Hòa
Cầm cuốn tản văn nho nhỏ trên tay: “Bình yên từ phía quê nhà”, giữa chốn nhộn nhịp của đất Sài Gòn, mà trong lòng tôi cảm thấy có một điều gì đó rất đỗi là chân quê, rất đỗi là an yên trong tâm hồn của một con người, khi bản thân chúng ta luôn quay cuồng với những tất bất hơn thua, cố gắng, lăn lộn ngoài đời sống, để đi tìm những giá trị vật chất hay tinh thần nhằm thỏa mãn những ham muốn khát vọng ở đời thường, thì khi đọc bình yên từ phía quê nhà, chúng ta dường như, hoặc đã có trong tay liều thuốc cho sự tự chữa lành, cho việc quân bình, cân bằng lại trong cuộc sống.
Xem thêm
Có một buổi chiều như thế!
Đọc bài thơ “Thơ viết chiều cuối năm” của tác giả Ngô Minh Oanh
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền - nhìn trời thấy hiện dòng sông
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 157, ngày 2/1/2025
Xem thêm
Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng
Bài viết của Khuất Bình Nguyên về thơ Mai Quỳnh Nam đăng trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
‘Mùa xuân’ trong thơ Trần Ngọc Phượng
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
“Hoa cho tình yêu” kết quả “ngọt lành”
Về tiểu thuyết “Hoa cho tình yêu” của Nhà văn Hoàng Phương Nhâm, tác phẩm được trao giải thưởng của TPHCM...
Xem thêm
Những ngón tay mải miết lần tìm mạch sống
Cảm tập thơ “Năm ngón chưa đặt tên” của nhà thơ Đinh Nho Tuấn
Xem thêm
Tôn thờ mảnh hồn quê thô mộc mà thiêng liêng trong Vẽ nhớ”
Thanh thoát, nhẹ nhàng, trầm tư, ưu nhã nhưng nhiều nỗi bồn chồn: Nỗi bồn chồn mang tên Thanh Hoàng. Tâm sự lòng riêng của một hồn thơ chọn vị trí kẻ làm con để tạo tác cái đẹp nén đau
Xem thêm
Anh Đức: Nhà văn - chiến sĩ tiêu biểu của nền văn nghệ cách mạng miền Nam
Tham luận của PGS-TS Võ Văn Nhơn đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Anh Đức, cuộc sống và quan niệm sáng tác
Bài viết của nhà phê bình Bùi Công Thuấn
Xem thêm
“Minh Châu tỏa sáng” với nhiều góc nhìn
Bài của nhà văn Lê Thanh Huệ về truyện ngắn “Minh Châu tỏa sáng” của Nguyễn Trường
Xem thêm
Thơ tạo sinh nghĩa của Mai Quỳnh Nam
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
6 gương mặt nữ sĩ trong nền văn học đương đại ở ‘Những người gánh sông trăng’
Nhân đọc tập Thơ – Ký chân dung Những người gánh sông trăng, Nxb Hội Nhà văn, 2024
Xem thêm