TIN TỨC

Chữ tình gởi lại cho ai?

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-29 17:44:37
mail facebook google pos stwis
525 lượt xem

TRẦN ĐÌNH VIỆT

Cuốn sách “Nhà văn và chữ tình gởi lại” của Trình Quang Phú được tổ chức hội thảo giới thiệu - là buổi nối tiếp trong chuyên đề lớn của Hội Nhà văn TPHCM: Nhà văn, Phẩm chất và Tài năng - một hoạt động rất có ý nghĩa, đúng với yêu cầu nghề nghiệp và vấn đề độc giả quan tâm.

 

Gấp cuốn sách 230 trang với những chuyện tiếp xúc có thật của 25 nhà văn tầm cỡ như Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Văn Cao, Trần Hữu Thung, Thanh Hải, Quang Dũng…. quả là chữ Tình hiện diện. Và hạnh phúc của tác giả cũng ở đó.

Cuốn sách còn có một số trang là ảnh chân dung, tiểu sử ngắn gọn của 22 người nữa, có lẽ Trình Quang Phú dành cho tập tiếp theo. Ở phần các cuộc tiếp xúc, chúng ta có thể thấy một số câu chuyện tiêu biểu và rất quý như:

Một thoáng Văn Cao gồm phần chữ và 6 trang ảnh. Trình Quang Phú gặp Văn Cao lần đầu vào năm 1970. “Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông, một Văn Cao với vóc dáng mảnh mai, gầy, nhỏ, tóc cắt rất nghệ sĩ, dưới cằm có một chùm râu nhỏ, đôi mắt tròn đen rất cảm tình”. Văn Cao đã kể cho Quang Phú nghe quá trình tham gia cách mạng trước 1945, việc mình ở trong đội biệt động đặc biệt, tự tay bắn hạ tên Việt gian nguy hiểm Đỗ Đức Phin ở Hải Phòng. Theo lời kể, chúng ta được biết Văn Cao sáng tác “Tiến quân ca” theo yêu cầu của ông Vũ Quý - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội. Phạm Đức, Vũ Quý, Nguyễn Đình Thi là ba người hát bài này đầu tiên khi bản nhạc Văn Cao hoàn thành vào năm 1944 tại căn gác số nhà 45 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội. 

Ngày 19/8/1945, tại Nhà hát lớn, Văn Cao chỉ huy dàn hợp xướng hát Tiến quân ca. “Đây là lần đầu tiên tôi chỉ huy dàn nhạc và vừa chỉ huy vừa khóc”.

Một ít kỷ niệm với nhà thơ Quang Dũng: Năm 1971, Quang Phú gặp Quang Dũng tại NXB Văn học. Trong sách có bức ảnh chân dung Quang Dũng đang cầm chén rượu (?) với khuôn mặt đẹp, đôi mắt tình. Lúc này bài thơ Tây Tiến của ông sáng tác trong quân ngũ từ năm 1949 đang có vấn đề, nên việc viết lách gặp khó khăn, gia cảnh túng thiếu, phải nuôi 7 người con.  “Quang Dũng sống rất thân tình, chân thật; anh vẫn có nét buồn, nếu không nói nốt trầm.” - Quang Phú nhớ lại.

Tình bạn của họ thấm kết theo thời gian. Năm 1973, ở Paris về, Phú tặng Quang Dũng chai rượu ngoại. Nhà thơ chân tình đề nghị: “Chai rượu này quí lắm, nếu tôi xách về, vợ tôi đem bán và cả nhà được vài bữa tươi. Nhưng nó là rượu tình, rượu nghĩa…”.

Một chút kỷ niệm với nhà văn Hồng Duệ: Nếu không bị bạo bệnh và ra đi năm 2015, thì Hồng Duệ có thể có mặt trong buổi hôm nay. Quang Phú quen chị ở Quảng Trị khi quân ta giải phóng đến sông Thạch Hãn hơn 40 năm trước. Lúc ấy trong con mắt của Quang Phú “Hồng Duệ cao dong dỏng, rất gọn gàng trong bộ quân phục không đeo quân hàm, đầu đội mũ lưỡi trai mềm có gắn sao. Hồng Duệ là người đọc bản thảo “Còn với non sông một chữ tình” của Quang Phú trước khi NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2014. “Theo chị, tên sách nên rút gọn lại hai từ “chữ tình” là đủ. Rồi chị nói, cái gì rồi cũng hết, chỉ có chữ tình là còn.” 

Nhưng câu chuyện hôm nay và cuốn sách của Trình Quang Phú, chữ tình nhà văn gửi lại sẽ có vị trí xứng đáng trong Bảo tàng Văn học Việt Nam. Những quan sát, ghi chép tỉ mỉ, thái độ trân quí của người cùng nghề viết sẽ giúp nhiều cho lớp hậu sinh tiếp cận di sản, cùng với các biến động lịch sử của người đi trước. Cần lắm những cuốn sách như của Trình Quang Phú đã biên soạn. Nó chuyên chở những ưu tư, tâm tình, ước vọng đơn sơ, giản dị, chân thật từ đời sống thường nhật của văn nghệ sĩ.

Vì sao Trình quang Phú có được những tư liệu quý như vậy? Nếu biết qua chút tóm tắt tiểu sử, bạn đọc sẽ thấy Trình Quang Phú có một cuộc đời và hoạt động phong phú, tạo nhiều duyên lành cho những chuyện gặp gỡ được anh miêu tả trong sách.

Trình Quang Phú có lịch sử bản thân nhiều người ao ước: Tham gia Thiếu sinh quân ở Phú Yên, ra Bắc học văn hóa, thành anh cán bộ địa chất, viết báo, viết văn, cán bộ Ban miền Nam, phóng viên chiến trường Khe Sanh, Quảng Trị, trinh sát chiến lược, cán bộ của Mặt trận Giải phóng. Năm 1968 được trực tiếp báo cáo công việc ngoại giao trong hội nghị 4 bên ở Paris cho Bác Hồ. Đảm nhận các chức vụ của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển phương Đông, và nhiều chức vụ khác.

Là Giáo sư - Tiến sĩ Kinh tế nhưng vẫn nặng lòng với văn học, anh đã có trên 20 cuốn sách được xuất bản. Tuy đã 82 tuổi, lòng nhiệt huyết vẫn như thanh niên. Những văn nghệ sĩ anh gặp, kết bạn trên đường đời do mến tài, đức tốt của nhau đều được xây đắp trên cái tình, cái nghĩa. Hầu hết họ đều nghèo đói, có người còn vướng vào án văn chương mà Trình Quang Phú vẫn không ngại giao tiếp. Anh tin mọi việc sẽ qua.

Nhà văn và chữ tình gởi lại - 25 cuộc đời, chấm phá những nét tình đời, tình người qua biến thiên thời cuộc, chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Trình Quang Phú như… người thứ 26 không được nhắc tên, nhưng luôn đầy cảm xúc trong những câu chuyện.

Nhân cuộc giới thiệu sách này tại Hội Nhà văn TPHCM - người viết bài này đã được lên kể một kỷ niệm cá nhân để đồng cảm với tác giả khi viết về Xuân Diệu. “Đó là chuyện năm 1983, tôi lúc đó làm việc ở một NXB có nhiều buổi làm việc với nhà thơ để nhờ ông đọc bản thảo “Nhà thơ hiện đại Việt Nam” của Viện Văn học. Ông đọc kỹ, góp ý thẳng thắn. Khi tôi gửi tiền thù lao, ông mở phong bì, ước chừng số tiền, rồi nhoẻn miệng cười hài hước: Thế là em thưởng anh,  như…gắp thêm cho anh một miếng!

Xuân Diệu là nhà thơ có cá tính mạnh. Mỗi cuộc bình thơ của ông như nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu. Ông khuyên nhà văn trẻ cố gắng học, phải uyên bác.  Rất tiếc nhà thơ ra đi do nhồi máu cơ tim năm 1985.

Dịp đó Xuân Diệu tự tay chép tặng tôi bài Thơ Duyên của ông, đã được nữ thi sĩ người Bungari là Blaga Dimitrova chọn vào Tuyển tập thơ tình thế giới.

Nay tôi xin tặng lại cho nhà văn Trình Quang Phú để góp thêm chút tư liệu.”

Nguồn: https://www.hcmcpv.org.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm
Nghĩ về thủ thuật làm phim câu khách
Công thức làm phim ăn khách, người làm điện ảnh đều nắm được. Nhưng cũng như công thức nấu ăn, đọc kỹ sách nấu ăn không có nghĩa ai cũng có thể làm được món ngon.
Xem thêm
Phim ‘Đất rừng phương Nam’: Có thể hư cấu nhưng đừng làm sai lệch lịch sử
Chuyên gia cho rằng, bộ phim có thể hư cấu cho hấp dẫn hơn so với nguyên tác, khiến cho kịch bản phim kịch tính hơn, thu hút hơn, nhưng đừng để sai lệch lịch sử.
Xem thêm
Bài thơ Bắt nạt tiếp tục gây tranh cãi khi đưa vào sách giáo khoa
Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Đây là lần thứ hai tác phẩm này gây tranh cãi. Không ít phụ huynh, thi sĩ cho rằng bài thơ là “thảm họa” trong sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.
Xem thêm
PGS-TS Bùi Thanh Truyền: Nhà văn là một sinh thể của môi trường
PGS-TS Bùi Thanh Truyền là chủ biên đề tài Văn xuôi Nam bộ giai đoạn 1986-2015 từ góc nhìn phê bình sinh thái đã nghiệm thu thành công cấp bộ, được NXB Văn hóa - Văn nghệ xuất bản cuối năm 2018.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm