TIN TỨC

Chùm thơ Nguyễn Trọng Lĩnh

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
798 lượt xem

Em có nghe mùa thu

Nhớ không em mùa thu tháng Chín
mưa đổ nguồn ngăn bước anh đi
xứ Huế ơi, mưa nhắn gửi nỗi niềm chi
sao bay mãi màu trắng buồn đến vậy?

Ngày bên nhau càng nhớ thương biết mấy
thuở trong em rạo rực dấu yêu đầu
phút ngượng ngùng tay nắm chặt tay nhau
những mắt tròn xoe nghe lòng thẩm thấu

Chiếc xe đẹp cùi gánh trên vai một mối tình sâu
lạo xạo tiếng sên phía hẹn hò hỏi sao mà rạo rực
trái tim anh như muốn rời lồng ngực
khúc đợi chờ bối rối lắm em ơi!

Mình sách bước dạo chơi
vườn tình ái trời thu, ôi đẹp quá
gió nhẹ lay bông hoa về bến lạ
ánh trăng trong soi ảnh đôi ta

Mặt rạng ngời, tôi lấy hồng hoa
trao em đó, gói tình anh trong nớ
anh uống trọn hương nồng bay tóc gió
em đắm mình bờ vai ấm hơi anh!

Thu lại về trên mắt biếc long lanh
buồn rơi rớt chiếc lá vàng đâu đó
anh vội nhặt gói vào trong nỗi nhớ
say giấc Huế
chiều mơ…


Nhà thơ trẻ Nguyễn Trọng Lĩnh.

 

Tôi về chắp cánh tương lai

Em cầm mùa xuân xuống phố
ngày tôi trú ngụ cành mai
nắng trổ rộng trời thương nhớ
duyên tình về đậu bờ vai

Em mua trăng rằm mùa cũ
nuột nà giữa cõi thiên thai
thư xanh của ngày hoài cổ
gửi trời cho biển theo mây

Em nghe mầm xuân chợt nở
trong loài mắt lá mê say
cánh chim giòn hơn nhịp vỗ
đất trời như bỗng ngừng quay

Em gửi hương xuân vào phố
nụ hồng chín đỏ mắt ai
cửa tâm hồn ngày rộng mở
tôi về chắp cánh tương lai.

 

Lục bình ơi!

Con sông chiều mùa hạ
chảy nguồn nhớ trong tôi
dâng buồn lên mắt lá
thấp thoáng lục bình trôi

Còn đây ta với ta
giữa những ngày nông nổi
lỡ khơi tím màu hoa
sắc tình vừa chạm tới

Những phao xanh êm ả
dựng cánh buồm trên nôi
chở tháp màu rực rỡ
trong ráng chiều săm soi

Từng cánh hoa mộng mơ
bay tím lam làn khói
hỏi mây trời mấy độ
yêu thương gió bên đồi

Tôi chột dạ ngẩn ngơ
trước màu hoa chờ đợi
trong sáng và thủy chung
của tình yêu vẫy gọi…!

 

Ngắm hoàng hôn

Chiều xuống ngắm hoàng hôn
lòng dạ thấy bồn chồn
nghĩ về miền đất mẹ
nỗi nhớ dâng đầy vơi!

Còn in mãi trong tôi
khói lam chiều lãng đãng
phủ quyện mái nhà tranh
ngọn đèn leo lắt sáng!

Đường làng khi chiều xuống
rũ bóng những hàng tre
đón thôn nữ đi về
môi nở cười duyên dáng!

Xóm quê nghèo ngày tháng
sự sống vẫn nảy chồi
đồng ruộng lúa tốt tươi
giữa thiên tai nghiệt ngã!

Con thương lắm dáng cha
đôi chân trần kham khổ
nâng niu những luống cày
mỏi mòn trong sương gió!

Gửi trọn niềm thương nhớ
đến mẹ hiền dấu yêu
vẫn mỗi sáng, mỗi chiều
tảo tần xây tổ ấm!

Ở miền xa, nhớ lắm
những ký ức vui buồn
của lứa tuổi thần tiên
dấu vào lòng đất mẹ!

N.T.L

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Văn học trẻ TPHCM: Chờ đột phá
Tháng 12/2021, Hội Nhà văn Việt Nam dự kiến tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 tại Đà Nẵng. Hiện tại, Hội Nhà văn TP.HCM vừa hoàn tất danh sách đề cử 15 tác giả trẻ gửi ban tổ chức. Đây là cơ hội để nhận diện văn học trẻ của thành phố hiện nay.
Xem thêm
‘Tôi không tin một tác phẩm thiếu thực tế lại chạm được vào cảm xúc con người’
Sau những dự án về biển đảo với những ấn phẩm ra đời song hành cùng các hoạt động xã hội sôi nổi tri ân hậu phương của những người lính Trường Sa, nhà thơ nhà báo Lữ Mai lại tiếp tục đồng hành cùng những cựu chiến binh trong hành trình kiếm tìm đồng đội. Tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống nhưng không chỉ có tiếng bom đạn, không chỉ có đau thương mà còn có những cảm xúc ngậm ngùi, hoài niệm trên hành trình đưa hài cốt các anh về đất mẹ. Chư Tan Kra là địa danh đã đi vào lịch sử gắn với những cuộc chiến đẫm máu, nhưng Chư Tan Kra xuất hiện trong thơ Lữ Mai không chỉ là những trận đánh ác liệt, mà còn là một kỉ niệm, nơi tình đồng chí được tôn vinh và sống mãi. Chư Tan Kra mây trắng, tập trường ca mới nhất của chị vừa hoàn thành ngay lập tức đã tạo những hiệu ứng xã hội lan tỏa. Chị cho rằng, thực tế là điều kiện quan trọng để nảy sinh cảm xúc khi viết, chị không tin một tác phẩm thiếu thực tế sẽ chạm đến được cảm xúc của người đọc.
Xem thêm
Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình – Truyện ngắn của Võ Chí Nhất
1. Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu Quận thì Mẫn “lãng tử” có bấy nhiêu cái tên. Điều ấy đòi hỏi một trí nhớ tốt, vì người ta nhẵn mặt gã trên báo với những “chiến tích” lừa đảo và trộm cắp. Xui xẻo cho gã là cả gan đội lốt phóng viên một tờ báo Công an tìm đến tư thất nhà văn Lan Chi để nhận bài viết “Chiến công thầm lặng của những người khoác bộ quân phục xanh lá mạ”. Bà nhà văn già trước khi viết bài đã sốt sắng gọi về tòa soạn báo để hỏi thăm và thế là sau khi chôm chiếc nhẫn đính kim cương 4 karat của bà, Mẫn “lãng tử” được cảnh sát chờ sẵn để mời đi “nghỉ dưỡng”… Nhưng nhà tù chỉ giữ chân Mẫn chứ không thay đổi được gã, hết hạn thì cũng phải thả ra thôi.
Xem thêm
Người bị sét đánh - Truyện ngắn Ngô Thúy Nga
Ngô Thuý Nga sinh năm 1989 ở Hà Tĩnh, tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TPHCM, hiện là Biên tập viên NXB Hội Nhà Văn chi nhánh miền Nam. Cô đã xuất bản 2 tập truyện ngắn Nước mưa của chàng câm, Mùa này sao cứ dài nhung nhớ, tiểu thuyết Những mùa ngâu và tập thơ Nốt lặng; được trao nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Nhà văn trẻ Hội Nhà văn TPHCM năm 2016 cho tập thơ Nốt lặng và Giải ba Giải thưởng Cây Bút Vàng lần thứ 3 (2015 -2017) với tiểu thuyết Những mùa ngâu.
Xem thêm
Ở phía bên kia núi - Truyện ngắn của tác giả trẻ Đặng Thùy Tiên
Đặng Thùy Tiên sinh ngày 08/8/1990 ở Lai Châu, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành bảo hiểm Trường Đại học Lao động – Xã hội năm 2013; có truyện ngắn, tản văn đăng trên báo chí địa phương, trung ương và in chung một vài tuyển tập, được trao 2 giải thưởng văn học mạng; Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lai Châu.Truyện ngắn của Đặng Thùy Tiên là những câu chuyện xoay quanh đời sống người miền núi, chủ yếu là giới trẻ, với những hình ảnh lạ lẫm và cung bậc cảm xúc khác nhau, hạnh phúc xen lẫn đớn đau, ấm nồng xen lẫn nghịch cảnh. Với người phụ nữ trẻ hòa trộn ba dòng máu Thái-Kinh-Hoa, văn chương với Đặng Thùy Tiên như là cánh cửa tâm hồn rộng mở để cô tìm đến sự chia sẻ, đồng cảm và lưu giữ những ký ức văn hóa, cuộc sống đang diễn ra lặng lẽ và sinh động “ở phía bên kia núi” nơi mảnh rất ruột thịt ở vùng biên cương phía Bắc. Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu truyện ngắn Ở phía bên kia núi của nhà văn trẻ Đặng Thùy Tiên đến với bạn đọc.
Xem thêm
Nhà văn trẻ và câu hỏi Vì sao chúng ta viết?
Vì sao chúng ta viết là khẩu hiệu và cũng là định hướng thảo luận quan trọng tại Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 do Hội Nhà văn Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức vào nửa cuối tháng 12/2021 tại TP Ðà Nẵng.
Xem thêm
Nhà văn Võ Thu Hương - Truyện viết ra được in vạn bản
Nhà văn Võ Thu Hương sinh năm 1983, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện là Chánh Văn phòng Hội Nhà văn TP.HCM.
Xem thêm
Đọc ‘Phút Bù Giờ’ của Minh Đan để ta có trách nhiệm hơn với cuộc đời mình
Từ một niềm say mê bóng đá, tác giả Minh Đan vừa ghi thêm vào bộ sưu tập thơ của mình một thi phẩm mới có cái tựa rất thể thao: “Phút bù giờ” sau nhiều lần trì hoãn vì dịch Covid-19.
Xem thêm
Tháng Chạp mùa đi tìm nắng | Chùm thơ Mạc Tường Vi
Cầu nguyện giữa núi rừng, Em yêu lục bát & Tháng Chạp mùa đi tìm nắng
Xem thêm
Chùm thơ Trần Hạ Vi
đường xưa quen lối ngày đã đinhuộm nước mắt trở mình tấm thiệplời chúc mừng lọt trót lời giã biệtngậm rã đắng mềm rời lạc mảnh tim
Xem thêm
Dịch Ruồi - Truyện trinh thám của Võ Chí Nhất
Dịch Ruồi – Truyện ngắn trinh thám Võ Chí Nhất
Xem thêm
Diễn đàn Tác động của mạng xã hội với văn chương: “Đó là một phần thế giới mà chúng tôi đang sống”
Đối với người viết trẻ, việc đề cập đến mạng xã hội, công nghệ… trong tác phẩm là hoàn toàn tự nhiên - nhà văn trẻ Nguyễn Dương Quỳnh nói.
Xem thêm
Dịch giả trẻ Hà Linh: Văn chương thế giới đang dần xoay trục
Hà Linh là một dịch giả trẻ dịch khá nhiều tác phẩm Hàn Quốc sang tiếng Việt nhưng cô khá kín tiếng trong giới dịch thuật. Cô cũng từng tham gia dự án chuyển ngữ tiếng Anh cuốn tiểu thuyết Untold Night and Day của Bae Suah – một trong những nhà văn đương đại Hàn Quốc nổi bật. Mới đây, Hà Linh đã giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam dịch phẩm Trắng của Han Kang, một nhà văn Hàn Quốc nổi bật khác. Cô cũng đang rất háo hức với cơ hội được trải nghiệm dịch Cursed Bunny của Bora Chung trong thời gian tới. Góc nhìn của cô về văn chương Hàn và con đường để văn học xứ kim chi đi ra thế giới có nhiều điều đáng để suy ngẫm.
Xem thêm
Hùynh Thị Quỳnh Nga: Sự chiêm cảm về cái đẹp, sự sống và thời gian
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Nhà thơ chính là người đi tìm và tái hiện giấc mơ tuổi thơ mà con người trưởng thành đã lãng quên hoặc đánh mất. Giấc mơ tuổi thơ ẩn chứa cái đẹp trong trẻo, sự sống nguyên sơ và sự chuyển dịch, biến đổi của thời gian trong tâm thức của nhà thơ.
Xem thêm