TIN TỨC

Chuyện những năm 60-70

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-04-26 18:54:25
mail facebook google pos stwis
1862 lượt xem

CHỢT NHỚ VÀ KHÓ QUÊN

TÔ HOÀNG

Những năm 1960, 1970 gì đó, ở Hà Nội trong anh em viết văn hay chuyền nhau câu chuyện sau:

Bốn  nhà văn Việt Nam sang thăm Liên xô: Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Xuân Diệu được Ilya Erenbuorg tiếp. Chỉ riêng cụ Nguyễn Tuân ngồi nói chuyện được với Erenbuorg, còn ba vị kia thơ thẩn dạo gót quanh phòng xem những bức tranh treo trên tường...

Tôi đồ rằng đó là chuyện... phịa !

Những năm 1980 tôi ở Moskva, nhiều lần tới thăm các đoàn nhà văn Việt Nam sang Liên Xô. Bạn quen bố trị cho các nhà văn ta ở tầng 7 hoặc tầng 8 khách sạn Ucraina. Khách sạn này nằm ở trung tâm Moskva đấy, nhưng cũng chỉ thuộc loại B hoặc B (+.) Thú thật, tôi chưa bao giờ gặp các nhà văn Xô Viết tiếng tăm nào ra thăm hỏi, trò chuyện với các đồng nghiệp Việt Nam cả, ngoài mấy ông Chop, Chev… dịch giả văn học Việt sang tiếng Nga. Để "ra oai" mình hơn người, các nhà văn Việt Nam thường xuống kiốt mua mấy tờ báo tiếng Pháp đặt trên lò sưởi trong phòng (Dĩ nhiên ở kiốt cũng chỉ bán tờ “ Humaniter” của Đảng Cộng sản Pháp thôi, chứ không có tờ báo Pháp nào khác). Về khoản này, thì các nhà văn Xô Viết (trừ Erenburg hay vài ông nữa) thua kém các nhà văn Việt Nam rồi (cỡ Nguyễn Đình Thi, Chế lan Viên...)

Lại nhớ tiếp: Cuối năm 1980, làm phiên dịch cho đoàn học viên Khóa 3 sang tập huấn 3 tháng tại Học viện Gorky. Lên lớp được 2, 3 tuần các ông Vũ Quần Phương, Bế Kiến Quốc, Thạch Quỳ… cứ liên tiếp giục giã tôi nói với nhà trường phải mời bằng được những C.Aitomatov, Evtushenko, I.Bondarev hay nhà thơ kiêm ca sỹ đang nổi Vưisotsky.. .đến trò chuyện về kinh nghiệm nghề. Dĩ nhiên tôi chả ngớ ngẩn gì mà chuyển ý kiến ấy cho Ban giám hiệu nhà trường.

Vì sang Nga - Xô chỉ một vài năm, tôi hiểu ra, ngay trong văn chương, nghệ thuật cũng tồn tại lằn ranh NƯỚC LỚN -NƯỚC NHỎ, VĂN HÓA CỦA NHỮNG XỨ SỞ VĂN MINH và VĂN HÓA CỦA NHỮNG XỨ SỞ TẦM TẦM hoặc LẠC HẬU. Bọn sinh viên biên kịch - đạo diễn Nga cùng khóa, lúc trà dư tửu hậu thường sởi lởi nói thật với tôi: Đọc truyện, xem phim nước chúng mày có khác gì đọc văn chương, xem nghệ thuật của nước chúng tao những năm 1949, 1950 đâu. Cũng toàn là chuyện ùng oàng, dũng cảm thừa thắng xông lên cả! Cũng là những bài báo kéo dài, dàn mỏng ra, tả trời tả mây thêm chút ít và gọi là văn chương thôi...

KỂ THÊM XÍU

Đầu những năm 1980, lần đầu tiên tạp chí "Văn học Nước ngoài" của Liên Xô (chuyên giới thiệu văn chương thế giới) đăng trọn vẹn tiểu thuyết "Miền cháy" của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tôi nhớ, khi còn ở trong nước, tôi và bạn bè văn chương cho rằng đấy là một tác phẩm hay, mô tả chân thực về sự khốc liệt, ghê gớm của cuộc chiến tranh, đặc biệt là ở vùng đất Quảng Trị. Tôi tin là thế và rất tự hào đưa mấy thằng bạn thân người Nga đọc. Nửa tháng, rồi một tháng không thấy chúng trả sách, cũng không thấy chúng trao đổi gì với tôi. Bực quá, nhưng giấu trong bụng và đòi lại. Cuốn tạp chí nói chung là còn rất mới. Tôi tự ái, mắng chúng nó không chịu đọc. Chúng thanh minh, có đọc nhưng cũng lướt qua thôi. Hỏi không hấp dẫn hay còn vì sao nữa? Đáp: Vì cũng là chuyện bên ta giết một thằng bên kia, nhưng bà mẹ của thằng bên kia vẫn quý mến, thương yêu thằng bên ta. Có gì mới đâu! Chê chúng nó lướt phướt qua loa… Chúng cười: trong "Miền cháy" cũng tìm ra được một chi tiết mới, lạ đấy! Là gì?- vặn thêm. Đáp: Là ở vùng chiến sự ác liệt  bom đạn thiêu trụi từng mầm cỏ xanh như thế, lại có những con chuột hoang không biết ăn gì mà to như những con mèo...

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm