TIN TỨC

“Con sống rồi mẹ ơi!”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-07 07:10:57
mail facebook google pos stwis
2542 lượt xem

SĨ BÌNH

Xin nói ngay rằng, đây là tên bài thơ của “nhà thơ của lính” Trần Ngọc Phượng – người đã nói hộ tình cảm, khát vọng cháy bỏng của những người cầm súng vào buổi trưa 30-4-1975 Lịch sử.

Đối với thế hệ những người lính “Quân Giải phóng” – trước năm 1975 thì nhiệm vụ: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là mệnh lệnh thiêng liêng nhất, là niềm mong ước cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam!

Chiến tranh là điều không ai mong muốn! Nhưng như Nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền đã viết: “Kẻ thù buộc ta ôm cây súng…”!

Mệnh lệnh thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người Cha kính yêu của lực lượng vũ trang nhân dân: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải giành cho được độc lập, tự do cho dân tộc”! Như lời Hịch non sông – như chân lý sáng ngời, đã thôi thúc bao thế hệ trai tráng ngày ấy xung phong tình nguyện ra chiến trường giết giặc. Trên mặt trận đó, đã có bao lớp người dũng cảm hy sinh máu xương của mình. Cũng theo đó có bao cảnh mẹ già mất con; con mất cha, vợ mất chồng…thương đau.

Thương biết bao nhiêu những người Mẹ nơi hậu phương, từng ngày, từng giờ chờ mong tin con; Mẹ luôn cầu nguyện cho đất nước sớm bình yên để con của Mẹ sớm trở về. Những người vợ vò võ từng đêm, đau đáu mỗi ngày, mong ngóng một ngày kia chồng sẽ trở về trong niềm vui vỡ òa – Hạnh phúc…

Còn, với người lính đang trong cuộc chiến, trực tiếp cầm súng, trải nghiệm với đói rét, gian khổ, đổ máu, hy sinh, đối mặt với sự sống và cái chết; thì sự mong mỏi chiến tranh sớm kết thúc, hòa bình sớm lập lại càng nhiều gấp bội phần! Cũng là con người, hiểu đạo lý, biết yêu thương… mong một cuộc sống bình yên bên gia đình thương yêu…Nhưng người lính phải gác lại tất cả ước mơ… để xung phong ra chiến trường theo mệnh lệnh thiêng liêng của Tổ quốc: Giải phóng dân tộc! Hòa bình cho nhân dân!  Những tình cảm thương yêu buộc họ phải dồn nén lại…Ở chiến trường bên cạnh họ chỉ có tình đồng đội – thương yêu như ruột thịt!

Những mong mỏi, từ nỗ lực quyết chiến đấu bền bỉ, gan dạ, dũng cảm hy sinh… Trưa 30-4 1975 Lịch sử đã điểm: “Chiến dịch Xuân 75 toàn thắng” đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước! Những người lính tràn qua cánh cổng Dinh Độc lập; cũng như những người lính ở 5 cánh quân khác nhau đang tiến vào Sài Gòn ngày hôm ấy đã vỡ òa trong hạnh phúc tột cùng! Những tình cảm lâu nay như chiếc lò xo bung ra, bật dậy, bay lên rất nhanh, rất nhanh: Giải phóng rồi! Hòa bình rồi! Con sống rồi Mẹ ơi! Chúng ta sống rồi – những người lính ôm nhau trong nước mắt sung sướng! Anh hét vang trước Dinh Độc lập; Khi kết thúc chiến tranh; Biết bao người như anh: “Con sống rồi Mẹ ơi!” Là người lính cầm súng và cũng là người cầm bút - “Nhà thơ của lính”- tác giả Trần Ngọc Phượng đã xúc động, cảm nhận sâu sắc tình cảm, tâm trạng của người lính khi chứng kiến những giây phút Lịch sử huy hoàng nhất, vĩ đại nhất của dân tộc! Để rồi cùng thốt lên – hét lên với niềm sung sướng vô bờ với bài thơ: “Con sống rồi mẹ ơi”!

CON SỐNG RỒI MẸ ƠI! Chỉ một câu ngắn gọn nhưng đã nói lên tất cả! Nó đã giải phóng bao tình cảm lâu nay dồn nén, nó là ước nguyện, là mong mỏi; nó cũng là sự khẳng định đanh thép; là tuyên ngôn của người lính Cụ Hồ: YÊU HÒA BÌNH VÀ CĂM GHÉT CHIẾN TRANH! Ngày 30/4 đi vào lịch sử mãi mãi là ngày chiến thắng của toàn dân, ngày thống nhất non sông, hòa hơp dân tộc cùng nhau chung tay xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt nam tươi đẹp.   

Con sống rồi mẹ ơi!


Con sống rồi Mẹ ơi!
Anh hét vang trước dinh Độc Lập
Khi kết thúc chiến tranh
Biết bao người như anh
Đã reo lên khắp mọi miền đất nước
Trên đường tiến quân,
Đạn bom phía trước
Từ bên chiến hào,
Vừa vuốt mắt bạn thân
Hay trong rừng sâu,
Nơi chôn vùi tuổi xuân con gái
Con sống rồi
Tưởng không ngày trở lại
Tưởng như thật như mơ
Đất nước reo vui đỏ rợp sắc cờ
Tiếng reo đầu tiên
Con xin dâng cho Mẹ

Và có lẽ phía bên kia cũng thế
Người lính hàng binh.
Vất quân trang vũ khí xuống đường
Cũng chắp tay gọi Mẹ
Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Tiếng reo vang vọng bốn phương trời
Mẹ Việt Nam rưng rưng nước mắt
Ngày con về, xóm làng xơ xác
Mẹ ôm chặt vào lòng
Như sợ con tuột mất
Con gục đầu vào Mẹ
Mà không dám reo vang
Bao Bà Mẹ mất con
Bao người vợ mất chồng

Nước mắt nhòa bảng Tổ quốc ghi công
Khói nhang bay trên nấm mồ Liệt sĩ
Ai biết hòa bình
Bao máu xương phải trả?
Con của Mẹ sống rồi
Trong đất nước trường sinh.

TRẦN NGỌC PHƯỢNG

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tìm hiểu lý luận phê bình văn học miền nam 1954-1975
Đọc chuyên luận Lý luận - Phê bình văn học miền Nam 1954-1975: Tiếp nhận & Ứng dụng của PGS.TS Trần Hoài Anh
Xem thêm
PGS.TS Ngô Minh Oanh - phu chữ âm thầm
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành
Xem thêm
Đinh Nho Tuấn, trao em một mảnh vô thường
Ngô Đức Hành đọc tập thơ “Năm ngón chưa đặt tên”, NXB Hội Nhà văn năm 2024 của nhà thơ Đinh Nho Tuấn
Xem thêm
Miên man Xuân Lợi
(Đọc tập thơ Nghiêng phía miên man của Xuân Lợi, NXB Hội Nhà Văn, 2024)
Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm