TIN TỨC

Anh điều dưỡng tận tụy với nghề

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-02-25 12:37:02
mail facebook google pos stwis
1209 lượt xem

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Tôi muốn giới thiệu tấm gương nhân viên điều dưỡng Trần Lâm Hổ đang quản lý trạm y tế của xã An Phú, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, là một trong những tấm gương thầm lặng mà lan tỏa hình ảnh đẹp trong lòng người dân ở vùng xa ngoại thành TP Hồ Chí Minh.

Anh Trần Lâm Hổ

Từ khi dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trở lại thì gần như tất cả nhân viên trong đội ngũ ngành y của cả nước ai nấy cũng đều hăng hái, nhiệt tình. Nhiều người tình nguyện đăng ký vào mặt trận phòng chống dịch ở điểm nóng theo lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong cuộc chiến hết sức cam go, gian khổ, nguy hiểm và có cả hy sinh mất mát đau thương này đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình của người thầy thuốc, hình ảnh của họ đã chạm đến trái tim của người dân dù quen hay không quen làm mọi người xúc động cảm phục vì nhiệm vụ cao cả mà chiến đấu từng giờ từng phút, cật lực lao động thâu đêm suốt sáng quên bản thân mình hết lòng hết sức phục vụ người dân, người bệnh xứng danh lời dạy của Bác Hồ “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”.

Anh Trần Lâm Hổ năm nay 33 tuổi, hiện đang sinh sống xã Phú Mỹ Hưng (Củ Chi) cách cơ quan làm việc gần 10 cây số. Trước đây khi còn là học sinh Trường THPT An Nhơn Tây vì yêu nghề y, thích được mặc chiếc áo trắng của người bác sĩ vì đã cứu chữa bệnh nhân đem lại sức khỏe, giành lại sự sống cho mọi người nên năm 2008, tốt nghiệp THPT anh quyết định nộp đơn thi và thi đỗ vào Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương, anh chọn học ngành điều dưỡng. Năm 2010, anh tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng ra trường, về nhận việc tại Trung tâm y tế dự phòng của huyện Củ Chi và anh được phân công về công tác tại trạm y tế xã An Phú đến nay hơn 10 năm với nhiêm vụ được phân công nhân viên điều dưỡng.

Ngày mới ra trường anh muốn bắt tay ngay vào làm việc cộng với lòng yêu nghề nên trong công việc anh luôn thể hiện tinh thần y đức người thầy thuốc với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ. Trần Lâm Hổ khát khao được cống hiến phục vụ người dân từ những kiến thức học được từ sách vở, thầy cô nhiều kinh nghiệm trong trường. Trong công việc anh rất tận tụy phục vụ chăm sóc người bệnh khi đến khám điều trị tại trạm y tế. Năm 2020, do cơ quan khuyết trưởng trạm nên anh được giao trọng trách quản lý trạm y tế với tổng số nhân sự của trạm chỉ có 7 người (gồm 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 1 điều dưỡng, 1 cử nhân và 1 nữ hộ sinh). Đầu tiên khi nhận nhiệm vụ anh sắp xếp cơ quan khoa học gọn gàng, phân công nhiệm vụ cụ thể từng nhân viên sao cho phù hợp với chuyên môn để đạt hiệu quả cao. Hiện tại anh còn giữ chức vụ Bí thư chi bộ cơ quan, đảng ủy viên đảng ủy cấp trên nên lúc nào tinh thần cũng luôn nhiệt huyết, làm việc xông xáo không ngừng nghỉ, nêu cao vai trò của người đảng viên.

Trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19 với vai trò là người chịu trách nhiệm chính về chuyên môn, anh Trần Lâm Hổ là người đi đầu, chủ động, tích cực, nêu cao tinh thần trách nhiệm. Ngay sau khi nắm bắt được tinh thần chỉ đạo của cấp trên về phòng chống dịch, anh Trần Lâm Hổ đã tích cực tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch của xã xây dựng các kế hoạch, chuẩn bị các phương án ứng phó khi có dịch xảy ra trên địa bàn. Đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện riêng của trạm, phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ, sẵn sàng ứng phó. Trong những ngày mùa dịch Covid-19 bùng phát, anh cùng với các thành viên trong ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của xã An Phú trực chiến 24/24.

Mỗi khi anh nhận được thông báo từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC), bệnh viện huyện Củ Chi thông báo ở trong địa phương có người nghi bị nhiễm Covid-19 thì các thành viên trong ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 xã nhanh chóng họp triển khai nhiệm vụ cho từng thành viên rồi nhanh chân đến khu vực có người nhiễm bệnh. Trước hết các chiến sĩ trong đội dân quân khuân vác hàng rào kẽm gai ngăn đường, giăng dây rào chắn phong tỏa khu vực đang nghi có người nhiễm bệnh để hạn chế người qua lại, tránh lây lan ra cộng đồng và quan trọng hơn để cho nhân viên của trạm y tế nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ xét nghiệm để truy vết, tìm nguồn lây lan và tiến hành ngay vào công việc chuyên môn khám sàng lọc những người trong gia đình, những người sống chung quanh hộ nghi có người nhiễm mắc bệnh, nhanh chóng có kết luận có ai bị lây nhiễm F0, F1, F2 không, ai bị âm tính, ai bị dương tính. Khi phát hiện có người dương tính thì nhân viên y tế khẩn trương nhanh chóng đưa người nhiễm bệnh đi bệnh viện điều trị Covid-19 của huyện Củ Chi tại xã An Nhơn Tây để cách ly điều trị.

Vào thời điểm này anh là người trực tiếp xuống khu vực có người nghi nhiễm vào từng gia đình để nắm bắt thông tin, giám sát y tế, tìm nguồn lây, tổ chức khám sàng lọc cho nhân dân. Khi phát hiện có ca dương tính với Covid, anh tăng ca trực của mình cả ngày lẫn đêm để có thể nắm bắt được kịp thời hơn diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn, tổ chức công tác cách ly, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly và hàng ngày phải theo dõi sức khỏe cho người dân.

Từ thực tế nhân sự của trạm y tế ít mà công việc nhiều, khiến họ gần như quá tải, nhất là trong những ngày khu vực bị phong tỏa để chờ lấy kết quả xét nghiệm của người dân trong khu vực có người nhiễm, thời gian có khi phải mất 3-4 ngày là chuyện thường tình. Địa bàn quản lý dân cư của xã rộng, có nơi giáp tỉnh Bình Dương nhưng các anh chị em nhân viên của trong trạm y tế xã ai cũng nỗ lực phấn đấu ra sức khắc phục khó khăn, nhất là thu xếp chuyện gia đình để vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ người thầy thuốc trong mùa Covid-19.

Hiện nay, dịch Covid -19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng có thể nói xã An Phú trong thời gian qua đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Thành quả đó có sự nỗ lực đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ trạm y tế và anh Trần Lâm Hổ. Khi nói về anh Trần Lâm Hổ, chị Trần Thị Thùy Trang, Phó Bí thư xã đoàn An Phú nhận xét: “Anh Hổ trong công việc hết sức tận tâm, luôn quyết tâm làm tất cả để chiến thắng dịch Covid-19”. Để ghi nhận gương nổi bật của anh Trần Lâm Hổ, vừa qua Đảng ủy, UBND xã An Phú đã khen tặng anh 3 giấy khen vì có thành tích trong phòng chống dịch Covid.

Nhận xét về anh Trần Lâm Hổ, ông Bùi Thanh Vũ, Bí thư Đảng ủy xã An Phú nói: “Đồng chí Hổ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, rất nhiệt tình và làm việc hết sức mình trong công việc được phân công giao phó, đồng chí không ngại khó khăn sợ gian lao nguy hiểm. Với vai trò là thành viên trong ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 , đồng chí tham mưu rất tích cực trong việc truy vết người nhiễm F0, F1, F2… trong địa bàn xã, đưa người bệnh đi cách ly điều trị kịp thời, góp phần chặn đứng dịch”. Còn ông Lê Văn An, Phó chủ tịch UBND xã nhận xét: “Nhân viên điều dưỡng Trần Lâm Hổ thể hiện tinh thần rất cao, đôi khi vì công việc nhiệm vụ được phân công đành gạt công chuyện gia đình sang một bên để xông vào công việc phòng chống dịch Covid-19 ở địa phương. Điều đó rất đáng quý, đáng khen”.

 TRẦN VĂN TÁM 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm