TIN TỨC

Đà Lạt – Thành phố hình thành từ những nhà thám hiểm

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-05-03 06:40:00
mail facebook google pos stwis
1931 lượt xem

 

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Đà Lạt hiện nay được biết đến là thành phố thơ mộng và là điểm đến du lịch lý tưởng. Thế nhưng ít ai biết, 129 năm trước, nơi đây là một vùng đất hoang vu giá lạnh, rừng núi hiểm trở…

Năm 1893 được một nhà khoa học người Pháp gốc Thụy Sĩ  mở một cuộc hành trình thám hiểm, khám phá ra vùng đất Cao Nguyên này và từ đó ông khai sinh ra thành phố Đà Lạt.

Cách đây khoảng hơn 10 thế kỷ, mảnh đất này đã có loài người sinh sống. Đó là khẳng định của các nhà sử học, các nhà khảo cổ học, và trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam đất nước ta hầu như mảnh đất này bị lãng quên. Sau này có một viên quan khá nổi tiếng ở Viễn Đông, lần đầu tiên ông ấy đặt chân đến mảnh đất này vào thời điểm trước năm 1893. Lúc đến đây ông cũng có ghi chép nhưng không có đề xuất gì nên Đà Lạt hoàn toàn vẫn là bí ẩn!

Sau đó, vào năm 1893 có một nhà khoa học tên Alexandre Yersin người gốc Thuỵ Sĩ mang quốc tịch Pháp, là một nhà khoa học và chính ông là người sản xuất ra một loại vacxin dịch hạch cứu nhân loại. Sau ba lần thám hiểm thất bại thì lần thứ tư ông đã đặt chân đến vùng đất này. Lúc đó 1 giờ chiều ngày 21/6/1893.

Những căn biệt thụ cổ thiết kế theo kiến trúc của người Pháp đã được sửa sang.

Trong hồi ký Alexandre Yersin có viết: trên đường đi thám hiểm, lúc đó chúng tôi gặp một thác nước rất lớn, hùng vĩ ở ven lối mòn. Chúng tôi ghé hỏi già làng thác nước tên gì? Già làng trả lời thác Prenn, chúng tôi tiếp tục hỏi Prenn nghĩa là gì? Già làng trả lời “cà đắng” và quả thật khi phóng tầm mắt ra chung quanh con suối thì chúng tôi thấy rất nhiều các cái vạt cà đắng. Đoàn chúng tôi đã dừng lại tham quan và khám phá thác khoảng một giờ đồng hồ sau đó nhắm về hướng Bắc tiếp tục đi thám hiểm.

Đoàn thám hiểm lên đến cửa ngõ Đà Lạt khoảng 5 giờ chiều và dừng chân bên một ngọn đồi lớn. Bấy giờ xác định là đồi Robin, cửa ngõ Thác Prenn Đà Lạt (đồi Robin chính là ga đi của cáp treo Đà Lạt ngày nay). Hồi ký của Yesin tiếp tục viết: Khi đó trời rất lạnh, chúng tôi hầu như phải đốt lửa và thay nhau canh thú dữ. Dự kiến 7 giờ sáng hôm sau chúng tôi nhằm hướng Tây Bắc để thám hiểm rộng ra vùng đất này, nhưng vì sương mù dày đặt cho nên khoảng 08 giờ chúng tôi mới ra đi. Hướng thám hiểm của chúng tôi hầu như không có lối đi, phải phát quang bụi rậm rồi đi bộ dò dẫm. Chúng tôi đi mãi đi mãi cho đến 04 giờ chiều thì gặp một hồ nước rất lớn giữa rừng thông. Tôi tạm đặt tên cho nó là Lăng Lắc. Trong đoàn thám hiểm của Yersin có một vị tên là Yagus, ông này là người dân tộc Chăm, sáp tùng với đoàn từ Ninh Thuận lên đến xứ này. Trong lúc kiếm củi để nấu cơm chiều, Yagus phát hiện ra một bản dân tộc khoảng 10 nóc nhà nép mình bên hồ nước lớn. Ông ta về bẩm báo với Yersin, Yesxin lập tức đến hỏi già làng nơi đây gọi là gì? Già làng trả lời: “Đả Lạch”. Yersin hỏi tiếp Đả Lạch nghĩa là sao? Thì già làng mới cắt nghĩa: “Đả” là nước, những con sông con suối, “Lạch” là dân tộc Lạch cho nên ghép vào thành “Đả Lạch”. Năm tháng qua đi, người bản địa cứ gọi nơi đây là “Đả lạch”, người Pháp phát âm chệch đi chút xíu “Đà las” là cụm từ của tiếng La Tinh các chữ cái đầu với nhau. Nó có cái nghĩa rất hay là: Cho người này niềm vui cho người khác sự mát mẻ. Và sau này khi người kinh của mình đến đây, lập ra đồn điền chè, cà phê và xây dựng thành phố Đà Lạt thì đã gọi mềm đi là “Đà Lạt”.

Như vậy nguyên thủy tên của địa danh vùng đất này là Đả Lạch, Đà Las, Đà Lạt. Sau này Yersin còn nhiều lần lên thám hiểm nữa và ông ta có viết một tờ trình cho đoàn quyền Pháp Yandti. Ông ta khẳng định trên toàn cõi Việt Nam không có nơi nào lý tưởng như Đà Lạt để xây dựng trung tâm nghỉ mát và nghỉ dưỡng cho người Pháp. Lý do đang loay hoay tìm một địa danh để nó tương đồng với mẫu quốc. Tức là phải mát mẻ và đồng thời có mấy yếu tố để xây dựng trung tâm nghỉ dưỡng: 1 phải là mát mẻ khí hậu ôn đới, 2 là dễ dàng đi, đến (giao thông thuận tiện) và thứ ba là có nguồn nước để nuôi sống hai vạn dân. Đặc biệt yếu tố thứ tư là phải có độ cao trên 1000m trở lên. Người Pháp rất thích ở những nơi có độ cao bởi vì đó là những điểm căn cứ quân sự để khống chế phía dưới đồng bằng. Cho nên Đà Lạt đã thỏa mãn tất cả những yếu tố như vậy cho nhu cầu đặc biệt quan trọng của người Pháp. Từ đó Đà Lạt được hình thành.

Đà Lạt ngày nay được mệnh danh là một thành phố mộng mơ, thành phố ngàn hoa. Không những nổi tiếng về ngành du lịch bậc nhất của Việt Nam mà còn là một là thành phố lãng mạn, xứ sở tình yêu, xứ sở đầy hoa và thật quyến rũ bởi vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng, của thiên nhiên nơi đây. Đà Lạt đã dâng cảm xúc và tiếp lửa sáng tác cho các tác giả văn chương trong lĩnh vực thơ ca, văn học, nghệ thuật. Thế nhưng có những người vẫn chưa rõ nguồn gốc về sự hình thành của Đà Lạt. Một thành phố được mọc lên giữa rừng để rồi sau đó dần lớn lên theo nếp sống và kiến trúc của người Pháp.

Là thiên đường du lịch của Việt Nam ngày nay. Bởi, Đà Lạt là thành phố trên núi, có thiên nhiên, kiến trúc và con người độc đáo. Không cần phải nói nhiều về thiên nhiên nhưng đặc biệt có một điều, người Đà Lạt cũng như những người yêu mến Đà Lạt, trong nước và quốc tế, trong lòng họ đều mong rằng, Đà Lạt phát triển nhưng vẫn phải giữ bản sắc riêng, vẫn phải Thành Phố trong rừng và rừng trong Thành Phố. Rừng thông Đà Lạt là một chiếc máy điều hòa thiên nhiên khổng lồ luôn ướp lạnh và thanh lọc khí trời làm cho khí hậu Đà Lạt mát mẻ hơn, nếu không có rừng thông Đà Lạt sẽ chết!

Hình ảnh Đà Lạt trong sương mù nói lên sự lãng mạn và rất tinh khiết của thiên nhiên.

Ông Hà Hữu Nết – Chủ tịch Hội Văn Học Nghệ Thuật, Phó Tổng biên tập báo Lâm Đồng cho biết: “Năm 1984, khi tôi là bộ đội ở Hà Nội chuyển ngành vào Đà Lạt. Đơn vị tôi đóng quân ở đường Nguyễn Du. Tôi vào ban đêm và sáng hôm sau khi mở mắt ra, tôi ngạc nhiên vô cùng bởi cảm giác như mình đến một nước Châu Âu xa lạ. Nếu như tôi không nhìn thấy người dân ở đây ăn mặc và nghe giọng nói của họ thì tôi cảm thấy nó như một nước Châu Âu nào đó. Điều đó đối với tôi rất thú vị bởi thành phố trong rừng và rừng trong thành phố. Tôi cảm giác như Đà Lạt được xây dựng bởi một cuộc thi lớn về kiến trúc, tất cả những bản vẽ đoạt giải và chất lượng cao sẽ được Pháp xây dựng ở Đà Lạt. Nhưng sau này khi tìm hiểu kỹ hơn. Đặc biệt là giới kiến trúc sư Việt Nam, trong đó có ông Hoàng Đào Kính – cựu phó Chủ tịch hội kiến trúc sư Việt Nam, ông ấy khẳng định không phải như vậy. Đây là sự hoài niệm của người Pháp ở Việt Nam. Người Pháp đã mang bản vẽ của nhà mình đến xây dựng Đà Lạt để nhớ quê hương mặc dù thiết kế nhỏ hơn một chút. Như vậy là mỗi người mỗi vẻ, tạo ra đủ kiến trúc của Bắc-Trung-Nam. Đặc biệt là những lò sưởi, cầu thang, bồn hoa, thảm cỏ và những ngôi biệt thự được xây dựng theo địa hình tự nhiên của Đà Lạt. Những biệt thự được đặt nhẹ nhàng trên thảm cỏ, rừng thông… góp phần tô điểm thêm cho Đà Lạt – đẹp đẽ, ấn tượng và văn minh.”

Nhà báo Hà Hữu Nết cho biết thêm, Đà Lạt trước đây là một Thành Phố đặc biệt “4 có 3 không” (bốn có: Một ngày có bốn mùa, với khung thời gian của một ngày sáng, trưa, chiều, tối đã mang 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; ba không: Không đèn giao thông, không xích lô, không máy lạnh), là sự khác biệt nhất nước. Nhưng hiện nay TP Đà Lạt đã được xây dựng hệ thống đèn giao thông nên TP Đà Lạt chỉ còn “4 có 2 không”.

Nhà báo Hà Hữu Nết dẫn các hội viên – ban nhà văn trẻ HNV TP HCM đi tham quan làng Cù Lần.

Nhà báo Hà Hữu Nết cùng các hội viên – HNV TP HCM tại nhà sáng tác Đà Lạt

Ông rất tự hào về Đà Lạt, một Thành Phố có một không hai. Một Thành Phố du lịch nổi tiếng, với khí hậu quanh năm mát mẻ, con người hiền hòa, mến khách. Đà Lạt đang lưu giữ hàng ngàn biệt thự cổ, ẩn mình giữa đại ngàn thông xanh, luôn làm ngất ngây người dân và du khách thập phương bởi kiến trúc ở thành phố mang đậm phong cách châu Âu thế kỷ XIX, là sự hoài niệm của người Pháp ở Đông Dương.

Tôi yêu Đà Lạt qua sách báo, phim ảnh, âm nhạc từ nhỏ. Đà Lạt “Thành phố trong rừng, rừng trong thành phố” đẹp và thơ mộng đến nao lòng. Đà Lạt như “Mảnh châu Âu” mà tạo hóa ban tặng cho Việt Nam.

Mạc Tường Vi

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm