TIN TỨC

Dương Tường – Người tình

Người đăng : tranductin
Ngày đăng: 2023-03-02 11:11:44
mail facebook google pos stwis
249 lượt xem

PHẠM XUÂN NGUYÊN

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường đã về cõi vô cùng. Ông họ Trần và đã ký cái tên Dương Tường của mình dưới các bài báo, bản dịch, bài thơ làm nên một bút danh quen thuộc và nổi tiếng hơn 60 năm qua.

Dương Tường hiện diện đời năm Nhâm Thân (4.8.1932) và giã biệt đời năm Quý Mão (24.2.2023). Có ngẫu nhiên chăng mà người gẩy tình khúc 24 phím cầm chiều đã ra đi đúng vào ngày 24 của tháng có lễ tình nhân cho mọi đôi lứa yêu nhau.

Gửi lại em / 24 phố dài thơm / 24 serenat

24 vilbrato / 24 khung trời tím / 24 lối công viên / 24 vầng trăng góa

Chắc sự trùng hợp này đã làm ông thỏa lòng. Ông Xanh trên cao như đã hiểu và chiều lòng Dương Tường ở phút cuối cùng sự sống để cho ông khởi hành chuyến đi vào cõi vô cùng mang theo mãi mãi tình yêu.

Bởi ông đã sống trọn một kiếp người gần trăm năm của mình là một Người Tình.

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường – Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Nhà thơ, dịch giả Dương Tường – Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Dương Tường là người tình phải lòng những trang văn hay đẹp của văn chương thế giới đến độ đã hiến cả đời mình đắm say cần mẫn làm công việc của một con ngựa thồ văn hóa qua biên giới ngôn ngữ, làm sứ mệnh của người cấp giấy thông hành qua bản dịch cho các tác phẩm nước ngoài nhập tịch tiếng Việt, văn chương Việt.

Hơn 50 tác phẩm lớn, xuất sắc của nhiều nền văn học lớn, nhiều nhà văn lớn trên thế giới đã đến Việt Nam tốt đẹp qua tài tiếng Việt của ông.

Dương Tường không phải dịch giả theo nghĩa thông thường là người chuyển ngữ. Ông đích thực là người đồng sáng tạo của tác giả như tiêu chí và đòi hỏi ông đặt ra cho mình.

Mỗi bản dịch của ông là một tác phẩm sống, ở đó tên người dịch sóng đôi tên nhà văn là một bản vị của giá trị văn chương. Tác phẩm gốc càng khó ông càng thích thú vì thấy năng lực của mình càng được thách thức, càng có cơ hội bộc lộ và thể hiện qua con chữ tiếng Việt.

Dương Tường đã bỏ lại sau đời một thời khốn khó, khắc nghiệt nhưng cũng đầy nhiệt huyết, say mê. Ông đã bỏ lại sau đời những cuộc chơi cuộc vui lặng lẽ, vui vẻ với bạn bè, đồng nghiệp, đàn em.

Từ nay phố Hà Nội vắng bóng dáng Dương Tường nhỏ bé, gầy gò đi những bước lững thững tuổi già mắt mờ tai nặng nhưng trong tâm tưởng vẫn vang động tiếng đời, tiếng văn.

Năm 2017 mừng Dương Tường tuổi 85 tôi đã viết bài thơ Một nhành sương phác họa cuộc đời ông bằng những câu thơ, ý thơ ông viết.

Hôm nay tưởng nhớ ông, tôi đưa lại bài thơ đó với khổ cuối viết thêm như một lời tiễn đưa ông.

 

Một nhành sương
 

zươngtường tên anh tưởng người to

người to không phải, lại gầy gò

gầy gò nhưng đã từng bán máu

bán máu một thời sống gay go.

 

gay go vẫn sống đầy mộng mơ

mộng mơ cái đẹp cõi văn thơ

văn thơ viết nên bằng máu đỏ

máu đỏ của người của tự do.

 

tự do zươngtường trang sách dịch

sách dịch cho ta được gặp người

người đời khác màu da tiếng nói

tiếng nói chung là tiếng Con Người.

 

con người zươngtường phe nước mắt

nước mắt buông những tiếng thở dài

thở dài trả lãi bằng án sống

sống để yêu người giữa trần ai.

 

trần ai hiểu tâm sự hoài hương

hoài hương cái zây phơi quần áo

quần áo câm rỉ vết mộng thương

mộng thương đời mình rong vọng ảo.

 

vọng ảo zươngtường vương dương cầm

dương cầm lã chã một lặng trầm

lặng trầm những ngón tay mưa gọi

gọi một người ba mươi hai năm.

 

ba mươi hai năm nay tám lăm

tám lăm zươngtường vẫn lăm răm

lăm răm tình khúc hai tư nhịp

nhịp đời dâng bạch lạp ngực rằm.

 

ngực rằm đời nuôi nấng zươngtường

zươngtường trên mái vẫy yêu thương

yêu thương thành món quà sinh nhật

sinh nhật tươi nguyên một nhành sương.

 

nhành sương hôm nay vẫy người đi

người đi khuất bóng cõi biệt ly

biệt ly tình khúc 24 nhịp

nhịp đời vẫn nhớ zươngtường si.

 

Hà Nội, 25.2.2023

Theo VANVN

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những vần thơ thép
Văn chương TP. Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu bài viết về nhà thơ Trần Quang Long.
Xem thêm
“Chúng ta cùng nỗ lực vì hòa bình thế giới”
Bài phỏng vấn vế tình Hữu nghị giữa các quốc gia qua cây cầu văn học
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và “Cõi lặng”
Nhiều người nói rằng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rời chức vụ, quyền lực một cách thanh thản. Anh dứt áo, về quê mình, xứ Huế, xứ thơ, dù gia đình anh ở Hà Nội.
Xem thêm
Nhà văn Nguyên Hùng: Lịch sử nhìn qua giới giang hồ
Nhà văn Nguyên Hùng sinh ra ở Côn Đảo, từng sống khắp Nam kỳ lục tỉnh, thời kháng chiến chống Pháp ông làm báo ở Sài Gòn, ở chiến khu Đồng Tháp Mười và chiến khu Đ. Thời đất nước chia cắt hai miền, ông được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động báo chí công khai. Tất cả những hiểu biết thực tế phong phú, cộng với việc tìm hiểu tài liệu công phu, giúp ông viết nên Người Bình Xuyên, ra mắt năm 1985, cuốn truyện tư liệu dày dặn như một pho tiểu thuyết chương hồi cuốn hút khiến người đọc không thể dừng lại được…
Xem thêm
Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Tôi đọc một mạch cuốn sách Người thầy (Nxb Quân đội nhân dân, 2023) của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh xong mà cứ bâng khuâng mãi. Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Xem thêm
Nguyễn Quốc Trung đã về miền mây trắng
Bài viết của nhà thơ Lê Thành Nghị
Xem thêm
Ký ức một thời trận mạc của chiến sĩ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đó là Đại tá Hoàng Long Xuyên, sinh năm 1918, nguyên Đội trưởng đội du kích Hòa An - Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc.
Xem thêm
Nhà văn Lương Sỹ Cầm: Như dòng sông lặng lẽ trôi
Nhà văn Lương Sỹ Cầm sinh ngày 15.01.1929 tại Hà Tĩnh, hiện là hội viên cao tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua đời vào lúc 13h ngày 28.8.2023 tại Hà Nội hưởng thọ 96 tuổi. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Ông đã sống, đã sáng tạo gần một thế kỷ trên cõi đời này như không hề biết mệt mỏi. Mới cách đây 5 năm, khi ở tuổi 90, ông vẫn cho ra mắt tiểu thuyết Đèn kéo quân và được trao Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng”. Tưởng nhớ nhà văn lão thành Lương Sỹ Cầm, Vanvn.vn trân trọng giới thiệu lại bài viết của nhà văn Nguyễn Thế Hùng về ông.
Xem thêm
Từ Kế Tường đánh thức thời hoa mộng
Từ Kế Tường, tên khai sinh là Võ Tấn Tước, quê gốc ở Bình Đại – Bến Tre, nhưng lên Sài Gòn học khá sớm. 19 tuổi tác giả đã là thư ký tòa soạn tờ Tuổi Ngọc, tờ báo dành cho thiếu nhi. Năm 1969, Huyền xưa, tiểu thuyết đầu tay của ông, được in nhiều kỳ trên báo, sau đó mới in sách, lần đầu khoảng 150.000 bản.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần cuối)
Là một trong những hội viên thế hệ đầu tiên của Hội Nhạc sỹ Việt Nam,
Xem thêm
Phạm Vân Anh - Gót sen nở thắm biên thùy
Từng là sinh viên ngành “hot” (ngôn ngữ Anh) của trường “top” (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), ấy thế nhưng khi tốt nghiệp đại học, Phạm Vân Anh lại quay về quê hương Hải Phòng để làm việc tại Quỹ Bảo trợ Trẻ em thành phố và nhận dạy tình nguyện cho trẻ em lang thang cơ nhỡ tại các lớp học tình thương.
Xem thêm
Nhạc sĩ Xuân Oanh - nhà ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ
Xuân Oanh (1923-2010) là tác giả của bài ca “Mười chín tháng Tám”
Xem thêm
Nhà thơ Vân Long và những người văn Thăng Long
Nhà thơ Vân Long làm việc ở báo Độc Lập, sau này anh về NXB Hội Nhà văn, phụ trách phần thơ.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 3)
Bạn bè, đồng nghiệp các thế hệ luôn dành cho Xuân Oanh danh xưng Nhà Ngoại giao Nhân dân
Xem thêm
Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương, đôi bạn thơ và vùng hoài niệm
Bài viết của Ngô Đức Hành về đôi bạn Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương
Xem thêm
Mối tình vì hòa bình
Nhạc sĩ Xuân Oanh (1923-2010) tên đầy đủ là Đỗ Xuân Oanh. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ông từng làm việc cho báo Cứu quốc.
Xem thêm