TIN TỨC

Giới thiệu tập sách Người đi tìm lá diêu bông

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1320 lượt xem

Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1959. Ông quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Là thạc sỹ Ngữ văn, ông từng là giáo viên dạy Văn, sau đó là chuyên viên phụ trách môn Văn của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thời gian công tác tại Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nghi Lộc, ông đã biên soạn cuốn sách Địa phương huyện Nghi Lộc (NXB Đại học Vinh, 2016 ).  Năm 2021, cuốn sách được kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam dùng làm minh chứng trong chương trình “Nét đẹp dân gian” của tiếng Nghi Lộc.

 Nguyễn Văn Ngọc là người có tâm hồn lãng mạn, yêu văn chương và chịu khó viết lách. Ông cũng có khá nhiều bài viết đã đăng trên các báo địa phương và tạp chí văn nghệ. Riêng về lĩnh vực sáng tác văn chương, một số tác phẩm của ông đã được giới thiệu trên các diễn đàn của Hội Nhà văn Hà Nội, Văn chương thành phố Hồ Chí Minh, Văn chương Phương Nam, Tạp chí Môi trường và Đô thị, Tạp chí Tao đàn… Người đi tìm lá diêu bông mà bạn đọc đang cầm trên tay là tập hợp những bài viết của ông, chủ yếu tập trung vào ba thể loại: Truyện ngắn, tản văn và phê bình văn học.

Chùm truyện ngắn của Nguyễn Văn Ngọc chủ yếu tập trung vào đề tài tình yêu. Ông quan tâm tới số phận của những  người phụ nữ trong chiến tranh và thời kỳ hậu chiến. Họ là những thiếu nữ đang ở cái tuổi đẹp nhất của đời người, rời làng quê, lên miền núi dạy học: Ngà (Đứa con của rừng), Hoa (Hoa rừng); là những mảnh đời khuyết thiếu vì chiến tranh đã cướp đi người đàn ông, người chồng của họ: Dung (Mùa hoa cúc biển), Minh (Đứa con cửa Lạch); là người phụ nữ tham gia hoạt động cách mạng bí mật, tài sắc nhưng cuộc đời nhiều vất vả, truân chuyên: mẹ (Mẹ tôi đi về phía mặt trời lên), Là cô sinh viên trưỡng Mỹ thuật giàu hoài bão, thủy chung trong tình yêu: Nhung (Người đi tìm lá diêu bông)… Mỗi người có một cuộc đời, một số phận, một chân dung riêng biệt. Nhưng ở họ đều toát lên vẻ đẹp của những người phụ nữ có đời sống nội tâm phong phú, khao khát hạnh phúc, giàu lòng tin yêu vào cuộc sống, biết trân quý những khoảnh khắc đẹp đẽ của tình yêu... Nguyễn Văn Ngọc chăm chút cho từng khoảnh khắc như vậy, viết về họ với tất cả sự cảm thông, trìu mến, trân trọng. Tác phẩm của ông vì vậy luôn toát lên giá trị nhân văn sâu sắc, hấp dẫn người đọc, dù rằng những truyện ngắn của ông được viết một cách dung dị, ít chú trọng vào kỹ thuật.

Tản văn của ông là tiếng lòng, là nỗi hoài niệm của một tình yêu trĩu nặng đối với quê hương, với làng quê nghèo khó nhưng giàu ân nghĩa, giàu truyền thống văn hóa. Có khi nỗi hoài niệm, sự nhớ thương được gợi lên từ một âm thanh trong ký ức xa vời, là tiếng chim  bìm bịp gọi cả một trời thương nhớ  tuổi thơ (Nhớ những mùa chim), cái âm thanh mà Nguyễn Văn Ngọc gọi là “tiếng của cuộc đời tôi”. Có khi là nỗi ưu tư, trăn trở về nghề nghiệp, về học sinh của người thầy khi chạm đến cái sắc màu hoa phượng chói chang nơi sân trường (Mùa hoa phượng). Trong những ký ức miên man ấy, có lúc người đọc bắt gặp những hình ảnh  thật gần gũi, nhưng cũng thật đẹp và đầy ám ảnh “Thầy đã đi trong gió rét hun hút của mùa đông để đến trường. Bao bước chân thầy đã in trên cát mênh mông, bãi cát tung lên qua những trận gió Lào” (Con chữ của thầy tôi). Nhưng những trang tản văn đẹp nhất của Nguyễn Văn Ngọc có lẽ là những trang viết về mẹ. Mẹ với luống cày xưa  cũ, với gồng gánh trĩu vai, chiếc nón đã chuyển màu… Ông viết về mẹ rưng rưng cảm xúc, với tất cả nỗi lòng của một người con thấu hiểu bao nhọc nhằn, vất vả của mẹ.

Ở mảng phê bình văn học, ông tập trung viết về một số tác phẩm văn  xuôi của nhà văn Nguyên Ngọc và các nhà thơ như: Nguyễn Bính, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Phan Văn Từ, Nguyễn Hồng Linh. Tác giả đã quá nổi tiếng, tác phẩm thì quá quen thuộc, bài viết, bài giới thiệu đã quá nhiều. Nguyễn Văn Ngọc dường như vẫn lặng lẽ tìm cho mình một hướng đi riêng. Không ồn ào, khoa trương, màu mè, ông viết hồn hậu, tự nhiên, viết bằng những suy ngẫm, lý giải  rất riêng của mình.

Có một điều dễ nhận thấy là dù viết thể loại nào, truyện ngắn, tản văn hay phê bình văn học, những trang văn của Nguyễn Văn Ngọc luôn toát lên vẻ hồn hậu, tự nhiên, chan chứa tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc đối với những phận người, phận đời. Người đi tìm lá diêu bông phải chăng là đi tìm tình yêu sau những dâu bể, lặng lẽ nhặt nhạnh những hạnh phúc nhỏ bé trong cuộc đời này, để viết lên niềm hi vọng, niềm tin yêu không bao giờ nguôi tắt…

          CAO THỊ ANH TÚ

Biên tập viên Nhà xuất bản Đại học Vinh

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm