TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Hơi thở cuộc đời và nỗi trăn trở từ hồi ký Nước mắt và niềm vui

Hơi thở cuộc đời và nỗi trăn trở từ hồi ký Nước mắt và niềm vui

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
529 lượt xem


Nhà văn Trầm Hương và Trung tá Vũ Thành Trung tại buổi ra mắt sách "Nước mắt và niềm vui"

TRẦM HƯƠNG

Đại tá Vũ Thành Trung (Mười Trung), nguyên Phó ban quân báo Quân khu 10, Trưởng ban Quân báo tỉnh Bình Phước, sau ngày hoà bình làm trưởng phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiều năm trước gặp tôi. Anh bày tò ước nguyện viết hồi ký về những năm tháng chiến đấu hào hùng trên chiến trường Tây nguyên và Đông Nam bộ.

Từ hồi ký "Nước mắt và niềm vui" chưa được in ra

Sau nhiều buổi nghe anh kể, tôi thật sự được thuyết phục về sự hấp dẫn của câu chuyện nên thốt lên: "Anh viết đi, cứ viết như những gì anh đã kể với em, về tuổi thơ, thời trai trẻ, đi chiến đấu, những trận đánh sinh tử, những trận chiến trong lòng người, những lần vượt thoát, tình người cao đẹp trong chiến tranh, những hy sinh thầm lặng, những kẻ cơ hội giành vinh quanh trên xương máu đồng đội; cuộc chiến giành lấy hạnh phúc, ba lần bị hoãn đám cưới vì những trận càn... Rồi hoà bình, là cuộc chiến vượt qua chính bản thân mình trước những cám dỗ, những rạn nứt và đổ vỡ, đi tìm lại đồng đội... Những điều đó được viết ra, xâu chuỗi lại đã là quyển sách quý gởi lại cho con cháu". Anh không nói gì, lặng lẽ bỏ đi.

Từ hôm đó, mỗi lần nhớ đến Mười Trung, tôi có gì đó cũng có phần day dứt vì không là người chấp bút cho hồi ký của anh. Sở dĩ tôi từ chối vì muốn động viên anh viết. Anh có lối kề chuyện mạch lạc, trí nhớ phi thường, khúc chiết, rõ mồn một từng trận đánh đã tham gia, cả tâm thế và giằng xé nội tậm cuộc chiến. Tất cả đều được anh diễn tả bằng ngôn ngữ rất sinh động và tình cảm. Hồi ký này, tôi nghĩ chính người trong câu chuyện viết nên sẽ thuyết phục độc giả hơn. Bẵng đi mấy năm dài, anh đột ngột gọi cho tôi, giọng hồ hỡi: "Theo lời em, anh đã viết xong "Niềm vui và nước mắt" rồi nè!". Lặng đi một lúc, anh thú nhận: "Nói thiệt với em, anh cũng có nhờ một nhà văn viết. Cậu ấy viết rất hay nhưng khi đọc thì anh thất vọng vì câu chuyện đó không còn là của anh nữa. Mười trung là một thằng cha nào đó, xa lạ từ lời ăn tiếng nói. Vậy là anh ngồi viết. Ngồi viết rồi anh mới thấy thương mấy nhà văn như tụi em. Trời ơi, vật lộn với chữ nghĩa, với anh còn hơn một cuộc chiến. Nó cực đâu thua gì hồi anh đi trinh sát chiến trường. Đơn độc, thật đơn độc trước trang viết em à!". "Nhưng cuối cùng anh đã thai nghén được đứa con tinh thần máu thịt này rồi", tôi vui mừng nói, "điều quan trọng là in ra, đem "đứa con" ấy đến với cuộc đời này!". Anh tiếp lời: "Bởi vậy anh mới nhờ tới em. Anh cần em đọc, góp ý, biên tập, rồi bổ sung hình ảnh cho quyển sách được sinh động. Anh đề nghị kèm với sách là bộ phim tài liệu. Trở lại chiến trường xưa anh sẽ kể dấu ấn từng trận đánh...". Tôi thầm nghĩ đây là một quyển sách thú vị. Ông đại tá này thật biết quý trọng giá trị tinh thần, nâng niu quá khứ nên đồng ý ngay. Và theo chân anh, thật có quá nhiều những chuyến đi thú vị...

Con trai một gia tộc anh hùng

Ờ tuổi 80, cựu binh Mười Trung tự lái xe đưa tôi cùng đạo diễn Nguyễn Hoàng – đạo diễn phim tài liệu về chiến trường xưa. Về Phan Thiết, tôi mới biết anh là con trai của Bà mẹ VNAH Trần Thị Sửu - một bà mẹ chiến sĩ ở Hồng Sơn, Hàm Thuận Bắc từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời chống Mỹ, bà mẹ ấy tiếp tục nuôi giấu cán bộ, dũng cảm gánh xương trâu bò bị cà-nông địch bắn chết, đi đấu tranh trực diện đòi bồi thường thiệt hại cho đồng bào. Người mẹ ấy dám dang tay cản xe tăng địch càn vào ruộng trồng hoa màu. Chiến tranh càng ác liệt, mẹ càng mong đợi anh em đi tập kết trở về, được gặp đứa con trai út Vũ Thành Trung mà mẹ yêu quý nhất. Trước mộ mẹ, Mười Trung nghẹn ngào: "Mẹ tôi mất năm 1961, khi tôi vào chiến khu mới vài tháng. Các cậu tập kết sau ngày hòa bình về không được gặp mẹ. Bà cũng không còn dịp để gặp lại tôi, không có dịp gặp con dâu và mấy đứa cháu nội. Hồng Sơn này có nhiều bà mẹ thầm lặng như mẹ tôi. Cực khổ, hy sinh nhiều nhưng không kịp thấy ngày hòa bình. Sau này, Nhà nước mới truy tặng danh hiệu bà mẹ VNAH cho mẹ tôi…”. Nỗi mất mát không chỉ có thế. Ba người anh của Mười Trung là Võ Văn Giỏi, Võ Thanh Anh, Võ Thanh Hùng đã ngã xuống.  Tôi cảm nhận cát biển dưới chân mình trắng vậy nhưng thấm máu bao thế hệ. Hai người chị của Mười Trung là Võ Thị Tới có chồng và hai người con hy sinh. Người chị thứ năm của ông là Võ Thị Hoa cũng có chồng và hai con hy sinh. Theo chân ông, tôi về chiến khu Lê Hồng Phong mà người dân Phan Thiết quen gọi "Chiến Khu Lê". Nơi đó, ông đã có quãng đời trai trẻ thoát ly vao chiến khu, trải qua những ngày gian khổ thiếu nước, thiếu gạo, thiếu muối. Nơi chiến khu này đơn vị ông nhiều lần quay về tập kích địch ở Hồng Sơn. Và trong một trận đột nhập xã bắt ác ôn, ông gặp lại người con gái mình yêu thương trong trái khoáy, nghẹn ngào, nước mắt; phải cắn răng dứt áo ra đi vì sứ mạng trên đôi vai, để rồi mối tình đầu tan vỡ theo bóng bước thời cuộc.

Chiếc xe chạy lạc

Thời tuổi trẻ của Mười Trung gắn liền chiến trường Bình Phước. Lái xe đến ngã ba Cốc Rưới, Mười Trung tấp vào ven đường. Ông phóng tầm mắt nhìn bao quát chiến trường Lộc Ninh xưa, ngậm ngùi kể: "Chiếm được Lộc Ninh là ta đã phá vỡ tuyến phòng thủ phía Bắc Sài Gòn kéo dài từ Bù Đốp đến Cà Tum, Thiện Ngôn, Sa Mát, Lò Gò, Tà Nông, Mắc Trá gần 140km. Để chuẩn bị cho chiến dịch này, đầu năm 1971, anh đi với đoàn trinh sát xuống phối hợp với trinh sát các sư đoàn chuẩn bị chiến trường. Lúc này, anh là Trưởng Ban quân báo Phân khu 10. Khi qua đường đoạn Cóc Rưới cách Lộc Ninh 15km, cách ngã ba Lôc Tấn 10km, anh phát hiện có một chiếc xe jeep chạy từ phía Lộc Tấn lên. Trên xe có hai tên lính và hai khẩu súng AR15 dựng hai bên, chạy từ Lộc Ninh lên Bù Đốp. Xác định xe địch đi lạc đường, anh  bố trí bắt sống xe. Vì đường đất, nhiều ổ gà xe không thể chạy nhanh được nên hai tên lính đành tấp xe vào lề xuống xe, giơ tay lên. Anh đến kiểm tra, bàng hoàng nhận ra xe chở đầy các bao tiền, bèn hướng dẫn cho xe chạy vào căn cứ. Về đến cơ quan, qua khai thác, anh được biết hai người lính này sau khi tốt nghiệp trường Võ bị Đà Lạt mớ được bổ sung về phòng tiếp liệu sư đoàn 5 đóng tại Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương. Sáng hôm đó, hai người chở tiền đi cấp lương cho 2 tiểu đoàn đóng ở Hoa Lư biên giới Việt Nam - Campuchia, cách Lộc Ninh 20 km. Lính mới, chưa rành đường, đến ngã 3 Lộc Tấn, họ không đi thẳng vào Hoa Lư mà rẽ phải đi về hướng Bù Đốp, căn cứ của ta! Lúc đầu họ rất sợ nhưng sau đó, hai anh tình nguyện gia nhập quân giải phóng, làm lái xe chở hàng ra chiến trường, trở thành chiến sĩ quân giải phóng. Anh nhớ một anh tên Trần Văn Bảnh quê Mỹ Tho, người kia tên Nguyễn Văn Thành quê ở Huế. Sau này anh nhận được tin anh Bảnh đã hy sinh vì bom B52 trên đường làm nhiệm vụ. Mãi đến năm 1987, anh mới tìm được nhà anh Bảnh làm giấy xác nhận để gia đình anh được hưởng chính sách gia đình liệt sĩ".

Nỗi trăn trở nửa thế kỷ

Nghe Mười Trung kể tới đó, tôi đề nghị: "Mình nên về Mỹ Tho, thăm gia đình anh Trần Văn Bảnh?!". Anh hào hứng nói: "Phải, lâu rồi, anh muốn thăm lại gia đình anh Bảnh, xem vợ con ảnh sống sao. Còn anh Thành, anh không tìm được, không biết còn sống hay đã chết". Không đợi lâu, chỉ vài hôm sau chuyến đi Lộc Ninh, Mười Trung đích thân lái xe đưa chúng tôi về Mỹ Tho. Chuyến đi này với Mười Trung quá sốc. Anh chới với khi biết cho đến giờ việc truy tặng liệt sĩ cho Trần Tấn Bảnh vẫn chưa được thực hiện. Tôi đứng lặng trước chân dung người sĩ quan Đà Lạt tình nguyện đi với cách mạng rồi hy sinh. Mấy mươi năm, chị Trương Thị Hồng sống trong nhọc nhằn, chờ đợi ngày anh Bảnh được công nhận liệt sĩ. Chồng hy sinh vì cách mạng nhưng vẫn mang tiếng là "lính nguỵ". Nỗi oan nửa thế kỷ chị âm thầm chịu đựng. Goá chồng rất sớm, chị một mình chèo chống nuôi đàn con bốn đứa, có lúc phải lên Sài Gòn ở đợ gởi tiền về cho mẹ nuôi con. Chị nói trong nước mắt: "Sau khi anh Mười xác nhận hồ sơ truy tặng liệt sĩ cho anh Bảnh, cha tôi đi khắp nơi để nộp. Hết qua Sở Lao động TBXH rồi lên quân khu, bổ sung nhiều giấy tờ. Việc chưa xong, cha mất. Tôi buồn quá, bỏ trôi luôn!".

Nỗi oan đã trôi đi hơn 50 năm, Mười Trung nói lòng anh trĩu nặng trước sự thật phũ phàng này. Nhìn mái tóc bạc màu sương khói của goá phụ, nhìn ngôi nhà chật hẹp đã xuống cấp, nơi vợ con anh Bảnh chen chúc nhau sinh sống bằng nghề làm bánh bột lọc; Mười Trung mím môi, ứa nước mắt, nói: "Cái lần xuống Mỹ Tho từ năm 1987, tưởng mọi việc đã xong nên anh rất yên tâm. Nay trở lại thăm, nào ngờ... Bỏ trôi chuyện này thật có lỗi. Hồi đó, mình làm tốt công tác binh vận, anh em phía bên kia đi theo cách mạng, chiến đấu hết mình rồi hy sinh. 50 năm, chị ấy đã chờ... Anh không yên lòng nhắm mắt khi anh Bảnh chưa được rửa oan. Đây cũng là một trận chiến đánh thức lại đống hồ sơ giấy tờ, thủ tục. Trận chiến của của cái tâm và trách nhiệm của người đang được sống!". Rồi tất cả đều lặng đi vì cảm nhận những nhọc nhằn phía trước. Vâng, trận chiến tìm lại sự công bằng, chống lại sự lãng quên rất cần sự đồng hành của nhiều người.

T.H

Trung tá Vũ Thành Trung (bìa trái) cùng Anh hùng LLVT- phi công Nguyễn Thành Trung với hồi ức về những ngày ở chiến trường Lộc Ninh. Ảnh Nguyễn Hoàng, 26.2.2022

Di ảnh người sĩ quan Đà Lạt Trần Tấn Bảnh, sinh ngày 10.9.1944, tham gia cách mạng, hy sinh được thờ trong ngôi nhà 6/2 Phan Thanh Giản, Phường 3, Thành phố Mỹ Tho. (Trước đây là 18/5 Phan Thanh Giản, Mỹ Tho - địa chỉ anh khai với Mười Trung khi bị bắt). Năm 1987, lần theo địa chỉ này, Mười Trung mới tìm được nhà anh Bảnh, làm giấy xác nhận hồ sơ truy tặng liệt sĩ cho anh.

Ảnh ngày cưới anh Trần Tấn Bảnh và chị Trương Thị Hồng

Mười Trung thăm lại gia đình anh Trần Tấn Bảnh.  Trước ngôi nhà xuống cấp trong căn hẻm nhỏ, trước nỗi héo hắt, bệnh tật của chị Trương Thị Hồng - người vợ Trần Tấn Bảnh với nỗi oan nửa thế kỷ, Mười Trung nói anh không yên lòng nhắm mắt khai anh Bảnh chưa được rửa oan. Ảnh Nguyễn Hoàng, 29.1.2022.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người chiến sĩ ấy - Tập truyện ngắn hay về người lính Bộ đội Cụ Hồ. 
Mỗi tập sách dày trên dưới 700 trang (khổ 16 x24cm), tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa trình làng hai tập truyện ngắn hay mang tên Người chiến sĩ ấy (*) Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí VNQĐ - chủ biên bộ sách này “ Đây là công trình nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND VN và ngày truyền thống Tổng cục Chính trị ( 22/12/1944-22/12/2024)”. 
Xem thêm
Nhà thơ Thiên Hương sắp ra mắt tập thơ “Đoá sen hồng an nhiên”
Nhà thơ Thiên Hương sẽ ra mắt tập thơ mới “Đoá sen hồng an nhiên” vào 17h, ngày 21/01/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM.
Xem thêm
Như lòng thành dâng Mẹ - dâng Tổ tiên và những vùng đất thiêng
Đọc “Đường thơ… lặng bước” của nhà thơ xứ Đoài - Đào Ngọc Chung
Xem thêm
Long lanh một dải sông Hàn dưới góc nhìn của tâm thức văn hóa
Long lanh một dải sông Hàn được viết bắt nguồn từ một tình yêu nguồn cội đến cháy lòng và niềm hy vọng đối với Đà Nẵng - điều luôn làm tác giả Tần Hoài Dạ Vũ cảm thấy nhẹ nhàng, hãnh diện.
Xem thêm
Những điều phi thường trong Thế giới bình thường
Bộ tiểu thuyết 3 tập Thế giới bình thường lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt...
Xem thêm
Tính vô thường trong “Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc
Khi cảm xúc được trần tình không che giấu, cái Tôi trữ tình sẽ tràn dâng, réo đuổi mãnh liệt nơi hồn. Ở đó, ta bắt gặp một thế giới nội tâm vật vã với tiếng lòng thổn thức. Ở đó, những lạc lõng, cô đơn, nhỏ bé…của kiếp người như được trải ra, dài ra, vô tận. Nhân sinh chìm nổi, vạn vật vô thường vốn thuộc về qui luật, và có lẽ vì cảm thấu sâu sắc điều này nên nhà thơ đã thẩm mĩ hoá cuộc sống bằng những vần thơ khắc khoải, da diết, đậm tính vô thường.“Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc là một trong những tập thơ mang màu sắc ấy.
Xem thêm
Giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền của nữ nhà văn Tạ Lăng Khiết
Hội nhà văn TP.HCM và Công ty Cổ phần Văn hóa Chi giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền Tạ Lăng Khiết
Xem thêm
Viết bằng trái tim nồng ấm và chan chứa nhân văn…
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật
Xem thêm
Những cuộc du lịch chữ…*
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Văn nghệ số 47/2023
Xem thêm
Lời giới thiệu tập “Thơ tình Trịnh Duy Sơn”
Bài giới thiệu của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
“Vỗ dọc mùa đêm trắng”
Một mảnh trăng vênh lưng lửng sáng/ Một hồn thương lạc mọc bên thềm/ Bóng suông ngồi xé đêm thành sợi/ Có một khúc vui đã qua đời..
Xem thêm
“Trên mỗi nẻo đường” – hành trình kết nối tình người
Vũ Trọng Thái đam mê đi và đam mê viết. Hầu như mỗi vùng đất anh đi qua đều được ghi chép bằng tất cả năng lượng và yêu thương mà anh dành cho nơi ấy.
Xem thêm
Thơ tình liệu còn có tình yêu từ bạn đọc?
Về Tuyển tập “Tình thơ một thuở”
Xem thêm
Tiểu thuyết ‘Trong vô tận’ đạt Giải thưởng Văn học ASEAN
Tác phẩm ‘Trong vô tận’ của nhà văn Vĩnh Quyền đã đạt Giải thưởng Văn học ASEAN 2021.
Xem thêm
Hoàng Anh – Một giọng thơ triết luận, dịu dàng và giàu nữ tính
Nguyên Khôi là tập thơ thứ 3 của nhà thơ Hoàng Anh. Tập sách được chị dành nhiều thời gian, tâm sức chắt chiu, tỉ mẩn để hoàn thành nó. Vì thế, Nguyên Khôi mới có có được sự đầy đặn và chỉn chu như thế.
Xem thêm
Đọc “Hoa ở chốt” của Phan Nhật Tiến
Bài viết của nhà thơ Trần Trí Thông
Xem thêm
Phát hành tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi”
Nhà văn Thu Trân vừa phát hành tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi” trên hai kênh thuộc các nhà sách của hệ thống phát hành Phương Nam và FAHASA.
Xem thêm
Tọa đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh
Sáng ngày 27-6-2023, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Nhà xuất bản Phụ nữ, Tạp chí Sông Lam và Chi hội Văn học nghệ thuật thị xã Cửa Lò đã phối hợp tổ chức buổi toạ đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh.
Xem thêm