TIN TỨC

Khi hạt bụi lịch sử thành hạt bụi văn chương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-03-25 10:27:45
mail facebook google pos stwis
795 lượt xem

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho rằng thông qua văn chương phi hư cấu, con người có thể biến những hạt bụi lịch sử thành hạt bụi văn chương. Ý kiến được anh đưa ra trong buổi ra mắt quyển hồi ký của trung tá Vũ Thành Trung.


Tập hồi ký của trung tá Vũ Thành Trung thuộc thể loại văn chương phi hư cấu, ghi lại những sự việc có thật trong thời kỳ kháng chiến

Tác phẩm Nước mắt và niềm vui - Những năm tháng chiến đấu hào hùng trên chiến trường miền Đông của trung tá Vũ Thành Trung vừa ra mắt bạn đọc vào sáng 24-3 tại Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM. Sự kiện do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức nhân kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Bên cạnh giới thiệu quyển sách, sự kiện còn bàn về tầm quan trọng của văn chương phi hư cấu trong đời sống văn học.

Viết hồi ký để dành ký ức cho thế hệ sau
 

Với trải nghiệm của một người lính trong chiến tranh, trung tá Vũ Thành Trung (còn gọi là Mười Trung) đã dùng câu chữ để ghi lại những ký ức chiến đấu tại các chiến trường Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Tác giả cho biết bản thân không phải là người có nghiệp văn chương. Hơn hết, ông muốn viết để gửi gắm ký ức và truyền đạt ký ức đó cho thế hệ sau mình.


Trung tá Vũ Thành Trung (trái) và nhà văn Trầm Hương (phải) trong buổi ra mắt sách và bàn về tầm quan trọng của văn chương phi hư cấu

"Tôi nghĩ nếu lớp người chúng tôi mất đi rồi thì lớp người sau này, ngay cả con cháu trong gia đình mình cũng không biết.

Tôi là người chứng kiến những sự thật về chặng đánh nói chung và trên chiến trường, từ Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ... 

Biết bao đồng chí, đồng bào của chúng ta đã đổ xương, đổ máu mà nhiều khi lớp người sống trong hòa bình độc lập hạnh phúc người ta không hiểu được. Họ không hiểu ông cha của họ ngày xưa đã đổ biết bao xương máu mới có ngày nay" - ông Vũ Thành Trung chia sẻ.

Nói về điều này, nhà văn Trầm Hương cho rằng những ký ức được thừa hưởng từ quyển sách của trung tá Vũ Thành Trung đã giúp bà và thế hệ sau thấm được nỗi đau của đất nước, đồng thời thấy được bản thân cần phải sống tốt hơn để xứng đáng với xương máu đồng bào đã đổ xuống.

Hạt bụi lịch sử thành hạt bụi văn chương
 

Trong quá trình hoàn thành quyển sách, tác giả nhiều lần cùng nhà văn Trầm Hương gặp gỡ các nhân vật trong sách để làm tư liệu cho công việc, đồng thời xác nhận những gì ông viết là đúng với sự thật.

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho rằng văn chương phi hư cấu đang nở rộ trong thời gian gần đây. Những hồi ký hay tự truyện không phải chỉ dành cho những người sáng tác mà còn mở rộng cho mọi người.

"Từ cuốn sách của anh Mười Trung, tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta phải khuyến khích, thậm chí đẩy mạnh lên dòng văn chương phi hư cấu. Bởi vì nói cho cùng, mỗi con người dù là vua chúa hay thường dân, dù là đại gia hay ăn mày cũng chỉ là một hạt bụi trong lịch sử.

Thế nhưng, để hạt bụi đấy khỏi trôi dạt mịt mù thì chúng ta có thể viết lại. Mỗi người tự viết lại hoặc người này viết cho người kia. Đó là cách duy nhất để biến hạt bụi lịch sử thành hạt bụi văn chương" - Lê Thiếu Nhơn nhận xét.

Nguồn: TRẦN MẶC (https://tuoitre.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mùa hè có tuyết mở ra hy vọng series truyện về mèo Việt Nam?
Không khí buổi giao lưu và ra mắt sách Mùa hè có tuyết ngày 23-3 tại Đường sách TP.HCM
Xem thêm
Vài suy nghĩ nhân đọc “Gãy cánh điệp viên” của Hồ Duy Hùng
Bài viết của Đại tá, nhà văn TRẦN THẾ TUYỂN
Xem thêm
Nhân văn và hiện thực trong Hoàng hôn lóng lánh
Hoàng hôn lóng lánh không chỉ là một tiểu thuyết, mà còn là một thông điệp nhân văn về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của tình yêu thương.
Xem thêm
Từ ánh trăng đến cánh diều – Những hình ảnh thơ ấm áp của Phan Thanh Tâm
Giới thiệu tác phẩm Mẹ có nghe trăng hát của Phan Thanh Tâm cùng 5 bài thơ chọn từ tập thơ này.
Xem thêm
Sbooks mang câu chuyện của những đứa trẻ đồng bào Raglai đến Đường sách Tết
Giấc mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai được tái hiện trong “Đóa hoa sương núi”
Xem thêm
Hồ Sơn Đài với “Nhân chứng và lịch sử”
Nhà thơ Trần Thế Tuyển viết về cuốn sách “Nhân chứng lịch sử”
Xem thêm
Một giọng thơ nghĩa tình, khí khái
Đọc Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Thưởng, NXB Hội Nhà văn, 2024
Xem thêm
Nuôi hồn thơ bằng kí ức
Bài viết về tập thơ “Như vừa hôm qua” của nhà giáo, nhà thơ Lê Bá Duy
Xem thêm
“Điển tích văn học”- Cuốn sách cần cho người làm văn học
Nguồn: Văn nghệ Online; Gặp gỡ những vùng văn học
Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm