TIN TỨC

Lần đầu gặp ông nhạc sỹ Làng lúa làng hoa

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
797 lượt xem

CHÂU LA VIỆT

Ấn tượng đầu tiên là anh rất môc mạc, chân thành và rất lính. Trước đây anh đã từng là lính pháo cao xạ chiến đấu ở Hàm Rồng, rồi sau đó được đưa về làm diễn viên hát của Đoàn văn công binh chủng Phòng không – Không quân…

Năm ấy sau giải phóng, tôi từ mặt trận Lào về, học khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội. Bởi thân quen với chị Ngọc Thảo, nguyên ngày trước cùng ở Tổng cục Hậu cần, sau này chị đi học nước ngoài rồi về làm đạo diễn ca nhạc ở Đài truyền hình Việt Nam (VTV), cho nên chị hay “sai vặt” tôi và Kiều Minh (nghệ sỹ đàn phong cầm của Đoàn Ca múa Quân đội) giúp chị làm các chương trình ca nhạc cho đài. Một lần chị bảo tôi và Kiều Minh vào hai Đoàn Nghệ thuật Phòng không và Không quân (Mới tách ra) ở đường Giải phóng xem có chương trình gì mới hay không?

 Vì Kiều Minh ở Đoàn Ca múa Quân đội nên thân và thuộc “vanh vách” hai đoàn này. Thọat đầu vào đoàn phòng không. Gặp ngay biên đạo múa Nguyễn Long, khi ấy là đoàn trưởng (Anh Long cũng là anh ruột thằng Nguyễn Vĩnh, Giám đốc Nhà văn hóa khu Hoàn Kiếm thân với chúng tôi). Bởi thân quen nên anh Long trao đổi chân tình ngay: “Thú thật đoàn mới tách ra, nhân sự cũng chưa ổn định, nên cũng chưa có chương trình tiết mục gì. Thôi, làm chén trà cho ấm bụng các ông ạ”.

Chào anh Nguyễn Long, Kiều Minh lại chở tôi sang Đoàn Nghệ thuật Không quân cũng ở gần đấy. Doanh trại vắng vẻ quá. May thay có một ông thượng úy, nhìn nhỉnh hơn chúng tôi một vài tuổi, gương mặt hiền hậu, chân phương: “Kiều Minh đấy à. Đi đâu thế này?”. Minh cười hềnh hệch: “Còn đi đâu nữa. Chị Ngọc Thảo bảo vào xem các ông có chương trình gì mới không để quay truyền hình. Đây là ông Châu La Việt, bạn tôi, cũng là lính ở mặt trận về. Còn đây là Ngọc Khuê, ca sỹ kiêm nhạc sỹ sáng tác của đoàn phòng không không quân. À, mà ông lên Đoàn trưởng chưa nhỉ?” - Kiều Minh bất giác hỏi Ngọc Khuê. Anh chàng mộc mạc, bẽn lẽn: “Thì cũng đang phải chờ sắp xếp tổ chức. Đoàn mới tách ra mà, quân số có bao nhiêu đâu”. Kiều Minh vỗ vỗ vai Ngọc Khuê bỗ bã: “Thôi được rồi. Anh em mình làm ly rựou cho vui nhỉ”. Thế là với vẻ rất kính nể Kiều Minh - chẳng gì cũng là một nghệ sỹ tên tuổi của đoàn Tổng cục, Ngọc Khuê mời bọn tôi vào nhà, rồi chạy ra chạy vào một loáng sắm sửa một mâm rượu nhỏ bưng lên, đãi đằng anh em…

Tôi lần đầu được biết nhạc sỹ Ngọc Khuê như thế. Ấn tượng đầu tiên là anh rất môc mạc, chân thành và rất lính. Trước đây anh đã từng là lính pháo cao xạ chiến đấu ở Hàm Rồng, rồi sau đó được đưa về làm diễn viên hát của đoàn văn công binh chủng Phòng không – Không quân…

15 năm sau, khi này tôi đã vào sống ở TP Hồ Chí Minh. Có một lần, theo đội bóng đá Quân khu 3 lên đá ở nông trường chè Bảo Lộc, Lâm Đồng. Khi trận bóng dứt, các cầu thủ còn đang mồ hôi mồ kê nhễ nhại và mũi mồm thi nhau thở, thì bỗng từ chiếc loa bên ngoài sân vọng vào một bài hát làm tất cả cầu thủ như sững lại…

“Bên lúa, anh bên lúa cánh đồng làng ven đê

Hồ Tây xanh mênh mông trong tươi thắm nắng chiều

Làng em làng hoa, hoa thơm ngát bốn mùa

Hồ Tây đôi bên trong tình yêu hoa lúa rộn ràng”.

Cầu thủ Lê Quang Long ngồi bên thì thầm với tôi: “Mùa xuân làng lúa làng hoa đấy anh ạ. Cả đội tôi kết bài hát này lắm. Vừa đá xong mệt mỏi thế này, mà được nghe Làng lúa làng hoa, lại do Thanh Hoa hát là tỉnh người ngay…”. Lòng thầm nghĩ, dân đá bóng, mà lại là dân đá bóng đất Cảng Hải Phòng ăn to nói lớn, mê mệt một bài hát về làng hoa Ngọc Hà, Nhật Tân, Hà Nội thế này thì kể cũng là lạ…

Ít ngày sau về Sài Gòn, gặp chị Thúy Quỳnh và anh Đỗ Tiến Định đưa đoàn Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam vào Sài Gòn biểu diễn (lúc này chị Thúy Quỳnh là Giám đốc Nhà hát). Tôi vốn rất quý mến chị Thúy Quỳnh, bởi ngày xưa chị rất thân với mẹ tôi, và nhất là chính chị là phụ trách đội thiếu nhi chúng tôi ở Đoàn Ca Múa Trung ương. Chị Thúy Quỳnh bảo tôi: “Em nhớ tối đi xem Nhà hát biểu diễn nhé. Có nhiều cái mới lắm". Tối ấy nghe lời chị, tôi hớn hở đến xem Nhà hát, quả là nghệ thuật thời chị Thúy Quỳnh nhiều mới lạ, nhiều giọng hát trẻ, đặc biệt cô bé hát Làng lúa làng hoa: “Em hát câu ca ấy lúa mùa này thêm bông/Hạnh phúc trên đôi tay nơi anh đã gieo mầm./Chiều nay anh dù xa, hoa nói với anh nhiều. Hồ Tây nên duyên vẫn gần nhau như hoa lúa cuộc đời”. Khi tiếng hát dứt, những tiếng vỗ tay ào lên, khán giả phương Nam đón nhận nhiêt liệt và vỗ tay đòi biss nhiều lần.

Đêm về cứ bị ám ảnh về bài hát. Lòng thầm hỏi, ai sáng tác thế nhỉ? Nghe giời thiệu là Ngọc Khuê, cái tên nghe mới quá. Vân vi nghĩ ngợi, không có nhẽ là Ngọc Khuê - Đoàn Nghệ thuật Không quân ngày nào mình đã có dịp ngồi hầu rượu? Ừ, giá như bài hát là Trận địa ta giữa làng lúa làng hoa hay Nghiêng cánh chào làng hoa Hà Nội thì có thể quả quyết là của ông ấy, chứ “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng...” thì có nhẽ lại là của một Ngọc Khuê khác.

Thế rồi thời gian ngắn sau tôi ra công tác Hà Nội, tới số 6 Ngõ Gạch thăm ông bạn Kiều Minh của tôi. Lúc này với quân hàm thượng tá, danh hiệu nghệ sỹ ưu tú, bạn đã giã từ Đoàn Ca múa Quân đội, về làm ông chủ một cửa hàng "gia truyền" bán bột sắn và mỳ ăn liền, tay đếm tiền mệt nghỉ. Dù vậy nhưng bọn tôi gặp nhau là lai nói chuyện nghê thuật, từ bác Khắc Tuế, cho đến Ngọc Tân, Minh Quang, Dương Minh Đức, Lưu Minh, Chung Hổ, Mai Lâm, Lê Dung... là những người bạn thân thiết của chúng tôi.

- Này, dạo này có cái bài Làng lúa làng hoa dân tình rất thích ông ạ. Nghe tác già là Ngọc Khuê, không lẽ là ông Ngọc Khuê - Đoàn không quân ngày ấy ông dẫn tôi vào chơi.

Kiều Minh vỗ vai tôi cái đét:

- Chính là Ngọc Khuê ấy chứ còn ai vào đây nữa. Sau này nó lên Đoàn trưởng, sáng tác nhiều bài hay lắm.

- Thế mà hồi gặp nó, thấy nó hiền lành khủ khỉ khù khì. Đúng là bố này "tẩm ngẩn tầm ngầm mà đấm chết voi thật". Kiều Minh bỗng như sức nhớ ra điều gì, bỗng hỏi tôi:

- Ông còn nhớ cái B Sư phạm ngoại ngữ ngày ấy không?

Tôi giả vờ nhíu mày nghĩ ngợi... Minh tiếp ngay:

- Cái con bé ở Hàng Mã mà hồi tôi với ông hay đến nhà nó chơi ấy

-Nhớ rồi. Hồi ấy tôi cũng thinh thích nó, nhưng nó lại không chú ý gì tới tôi nên thôi. Nhưng liên quan gì chuyện Làng lúa làng hoa?

- Tốt nghiệp đại học, nó nhập ngũ về Bộ tư lệnh Phòng không – Không quân, rồi về đoàn ông Khuê. Thế là thành "chủ thể " cho bố này viết nên Làng lúa làng hoa.... Khéo ngày ấy nó thích ông, ông viết được hẳn một trường ca làng lúa làng hoa ấy nhỉ.

 Minh nói xong lại cười khơ khớ. Tôi vui lây và cũng đùa với anh:

- Có trường ca cũng không ăn thua ông ạ. Bởi tôi với Ngọc Khuê cùng là lính pháo, Khuê đánh ở Hàm Rồng, còn tôi đánh ở Cánh Đồng Chum. Nhưng pháo của Khuê  là 57 ly, còn cao xạ tôi chỉ là 37 ly, thua kém toàn tập.

Nguồn: https://arttimes.vn/dien-dan/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Gừng càng già càng cay
Nhà thơ Ngô Xuân Hội viết về nhà thơ Nguyễn Tùng Linh
Xem thêm
Nhà lý luận phê bình Trần Hoài Anh và sự dấn thân với ‘di sản văn học miền Nam’
Đây là Chuyên luận với nhiều trữ lượng thông tin quý và bổ ích về di sản văn học miền Nam 1954 -1975, với độ dày gần 600 trang. Tập sách được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, khai mở nhiều thông tin hay và có giá trị.
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Nguyên Hùng ký họa thơ và nhạc
Chương trình của VOH, Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lâm Xuân Thi và những vần thơ mang nhiều nỗi niềm suy tư, trắc ẩn!
Bài viết của nhà văn nhà phê bình Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Phạm Phương Lan và những câu thơ Nút ra từ đá
| “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (SN 1973, quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị...
Xem thêm
Dấn thân vào con đường văn chương
Ở tuổi 80, nhà thơ Trần Nhuận Minh sáng tác và xuất bản sách nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời ông.
Xem thêm
Nhà văn Xuân Phượng đi và đến...
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Người đưa tin
Xem thêm
Phùng Quán – Người đặc biệt nhà số 4
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm