TIN TỨC

Lê Quang Trang và những trang viết về lý luận phê bình

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-11 09:59:22
mail facebook google pos stwis
2631 lượt xem

MAI QUÔC LIÊN

Sau khi học xong khoa Văn đại học Tổng hợp Hà Nội và dự một lớp viết văn do nhà văn Nguyên Hồng làm Giám đốc, Lê Quang Trang và các bạn cùng đi vượt Trường Sơn vào chiến khu Nam bộ, công tác ở Ban tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam. Ấy thế mà đã qua 50 năm...

Những trang viết này đã được tích lũy trong khoảng 50 năm ấy, kinh qua công tác, sống, tham gia viết văn làm. Chừng ấy sự tích lũy, va chạm, suy ngẫm…đã cho anh những trang viết này.


Về tình hình lý luận phê bình hiện nay, tác giả nhận xét: “...tình hình văn học nghệ thuật hiện nay có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại. Không những đỉnh cao không xuất hiện mà ngay cả các tác phẩm vượt mức trung bình cũng ngày càng thưa thớt…” (trang 13). Không những sáng tác có dấu hiệu sụt giảm đáng lo ngại mà lý luận phê bình văn nghệ cũng sụt giảm theo. Vì sao vậy?Trước hết, nói về những trang lý luận. Đây là những suy ngẫm về những vấn đề của nền văn học nghệ thuật hiện thời, những vấn đề nóng và bức thiết, theo cách nhìn của tác giả. Phải có một tầm nhìn, sự quan tâm sâu sắc, trách nhiệm đối với sự nghiệp văn nghệ và cách diễn đạt nhuần nhị để viết được những trang này. Lê Quang Trang không viết lý luận thuần túy; đây là lý luận thực hành. Từ những diễn biến phong phú, phức tạp của hoạt động văn nghệ, tác giả lọc ra một số vấn đề đáng bàn, đáng quan tâm và có ý kiến. Ngoài những bàn luận về chính chủ đề được đặt ra, tác giả còn nêu lên những nhận xét chung về tình hình. Điều này là cần thiết.

Không khó để bàn về nguyên nhân của sự đi xuống đó, từ cảm hứng chủ đạo của văn nghệ hiện nay trong bối cảnh thị trường cho đến khâu tổ chức chỉ đạo: “Việc bố trí nhân sự lãnh đạo văn hóa văn học nghệ thuật nhiều khi thiếu chuyên môn sâu cần thiết nên cũng có những vướng mắt nhất định, dẫn đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nghệ sĩ thiếu sự thắm thiết, tạo sự khích lệ sáng tạo tình nguyện" (trang 14). “Thứ hai là lúng túng trong phương thức lãnh đạo, quản lý, từ đó chưa tạo được cách thức phù hợp nhất trong đầu tư chăm lo”. “Thứ ba là tư duy nhiệm kỳ"... (trang 18).

Qua những trang viết này, tác giả chứng tỏ tầm nhìn bao quát tình hình, một tầm nhìn không dễ có nếu không có nhiệt huyết và trách nhiệm. Vẻ ngoài điềm tĩnh, nhẹ nhàng tuy không bàng quan, tác giả dường như vẫn còn thiếu đi một chút sắc bén để lây lan sang người đọc một năng lượng tích cực hơn.

Phần chân dung (phê bình văn học) chiếm tới gần 200 trang, một nửa cuốn sách, là phần đặc sắc và tâm huyết nhất của tác giả. Cái đáng quý nhất là những trang này được viết với sự trải nghiệm, tích lũy từ những ấn tượng do tiếp xúc trực tiếp, sống với nhân vật. Họ là những người đồng thời với tác giả, cũng tham gia công cuộc chống Mỹ cứu nước và sau đó tiếp tục viết, gánh vác trách nhiệm xã hội. Tính theo tuổi tác, đó là Chế Lan Viên (1920-1989). Ông đã di dời từ Hà Nội vào Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục sáng tác ở đó cho đến khi từ giã cuộc đời. Tiếp đó là Nguyễn Văn Bổng, Lý Văn Sâm... Kể ra, nếu lấy lý lịch sáng tác ở Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, miền Nam thì còn có thể phải viết thêm về Bảo Định Giang, Nguyễn Chí Trung... Bảo Định Giang vừa sáng tác vừa quản lý đã để lại những dấu ấn đáng nhớ. Nguyễn Chí Trung sáng tác Bức thư Làng Mực, Tiếng khóc của nàng Út, đáng ghi nhận. Nhưng đáng ghi nhận nhất là cuộc đời chống Pháp, chống Mỹ, chống Pol Pot của anh, một cuộc đời lính kiên trung báo quốc.

Qua những bức chân dung văn học, tác giả làm ta yêu mến thêm các tác giả và tác phẩm. Tôi nghĩ rằng đó cũng là một nhiệm vụ quan trọng của phê bình văn học. Lê Quang Trang độc đáo ngay từ cách đặt đầu đề, sau đó dẫn dắt ta đi vào thế giới nghệ thuật của các tác giả tác phẩm. Đó là một thế giới thân quen, cuốn hút đối với tác giả vì những năm tháng sống, chiến đấu, sáng tác của họ cũng chính là của tác giả. Ở đây có một cuộc hẹn hò tuyệt đẹp giữa người vẽ chân dung phê bình và các nhà văn. Đây là một lợi thế lớn lao, một thuận lợi của ngòi bút phê bình. Và chính Lê Quang Trang cũng trở thành nhà văn qua các chân dung này.

Một yêu cầu không thể thiếu là các bức chân dung tuy có những nét phổ quát của một thời đại, phải bật lên được những cá tính sáng tạo nghệ thuật. Tác giả đã hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ này để người đọc có thể thích thú, say sưa đọc một hơi những chân dung này. Trong phê bình, Lê Quang Trang thiên về cổ vũ, động viên dù lúc này mọi cái đã lắng lại, ta có thể bình tĩnh nhìn mọi việc từ nhiều chiều. Biểu dương, ca ngợi văn hóa văn nghệ thời kháng chiến cách mạng, với những con người ở thế hệ vàng này là trách nhiệm lương tâm nhưng không nên một chiều bỏ qua những hạn chế, dù là phải giải thích từ hoàn cảnh, từ hạn chế tất yếu. Có thế mới thuyết phục ngươi đọc hơn.

Dù sao trước tiên phải ghi nhận ở đây tấm lòng trong cuộc của ngòi bút Lê Quang Trang - nhà phê bình cách mạng. Nội việc đọc chừng ấy tác giả tác phẩm rồi rút ra được tiến trình sáng tác, đặc điểm sáng tác của từng người là một việc khổ công. Viết ra được thành văn chương hấp dẫn được bạn đọc cũng không dễ…Phải có một ngòi bút đã được luyện nhiều qua những trang văn báo chí, văn nghệ ngần ấy năm từ tuổi 20 đến tuổi 70 mới làm được.

Trong tình hình văn đàn hình như đang thiếu vắng những tiếng nói chính trực, hiểu biết, những bề sâu từ trong bếp núc của sáng tác văn học, có trách nhiệm cao với văn nghệ và với cuộc sống, Lê Quang Trang là một cây bút quý hiếm...

Giữa mùa dịch Covid-19

(Nguồn: Văn nghệ số 37/2021).

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm