TIN TỨC

Nhà văn Nguyên Hùng: Lịch sử nhìn qua giới giang hồ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-29 16:13:10
mail facebook google pos stwis
185 lượt xem

 Nhà văn Nguyên Hùng sinh ra ở Côn Đảo, từng sống khắp Nam kỳ lục tỉnh, thời kháng chiến chống Pháp ông làm báo ở Sài Gòn, ở chiến khu Đồng Tháp Mười và chiến khu Đ. Thời đất nước chia cắt hai miền, ông được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động báo chí công khai. Tất cả những hiểu biết thực tế phong phú, cộng với việc tìm hiểu tài liệu công phu, giúp ông viết nên Người Bình Xuyên, ra mắt năm 1985, cuốn truyện tư liệu dày dặn như một pho tiểu thuyết chương hồi cuốn hút khiến người đọc không thể dừng lại được…

Nhà văn Nguyên Hùng (1927 – 2005)

Tên sách là Người Bình Xuyên thì tất nhiên câu chuyện chủ yếu xoay quanh những tay anh chị giang hồ vùng ven Sài Gòn xưa. Họ là những tay anh chị có thứ nghĩa khí của riêng giới mình, có khi đâm chém cướp giật, có khi xung đột máu đổ, nhưng giống nhau ở chỗ đều ghét thằng Tây xâm lược. Trong số họ, nhiều người đã được Việt Minh giác ngộ, rồi tham gia Việt Minh chống ngoại xâm.

Nhân vật chính của tác phẩm là một tập thể. Rất nhiều người đã được điểm danh như Hai Vĩnh, Tám Mạnh, Mười Trí, Năm Lửa, Bảy Rô, Bảy Trân, Mười Lực… Một tập hợp nhân vật thật đa diện, đa tính cách, trải qua nhiều sự kiện. Hào sảng, nghĩa khí, chân thành, hồn nhiên nhưng cũng thật dữ dội, quyết liệt, và cực kỳ phức tạp. Lực lượng Bình Xuyên trong suốt thời kháng Pháp sang thời kỳ đầu chống Mỹ đã có khi liên kết với lực lượng Cao Đài của Trịnh Minh Thế, Hòa Hảo của Huỳnh Phú Sổ, nhưng cũng có khi phân rã tách rời, thậm chí đối kháng, khi các lực lượng kia từ bỏ mục tiêu chống xâm lăng.

Từ câu chuyện của những tay anh chị giang hồ, tác giả đã công phu sưu tầm tài liệu và tái dựng không khí Nam Bộ kháng chiến, thời điểm trước cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940 cho đến tận sau năm 1975. Anh em Bình Xuyên khi được Việt Minh giác ngộ đã hăng hái tham gia khởi nghĩa Nam kỳ, sau đó là giành chính quyền năm 1945, xây dựng lực lượng, bảo vệ vùng kháng chiến. Sau năm 1954 một số người tập kết ra Bắc, các lực lượng ở lại tiếp tục chiến đấu chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn cho đến ngày thắng lợi 1975. Mười Trí (Huỳnh Văn Trí) trở thành đại biểu quốc hội, Hai Vĩnh là đại tá phó cục trưởng Cục Xây dựng kinh tế quân khu 7 và nhiều nhân sĩ trí thức khác. Họ là nòng cốt cho cuộc gặp gỡ hàng năm của lực lượng Bình Xuyên xưa, kết nối những anh em từng đứng chung đội ngũ, người may mắn và cả người có số phận éo le.

 Người Bình Xuyên – Truyện tư liệu của Nguyên Hùng – NXB CAND 

Là sách tư liệu lịch sử, cho nên đằng sau những hoạt động của Bình Xuyên, đều hiện lên những chân dung cán bộ cách mạng như Lê Duẩn, Nguyễn Bình, Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Huỳnh Văn Nghệ… Những nhân vật này xuất hiện giữa anh em Bình Xuyên, có khi chỉ thoáng qua, nhưng đều để lại ấn tượng thú vị. Ngay chân dung của các tướng lĩnh Pháp, Mỹ, cùng chính quyền Sài Gòn, đôi lúc chỉ là những nét phác họa, nhưng cũng gây ấn tượng để nhớ: Bảo Đại, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân thân Pháp, sau này là anh em nhà Diệm, Nhu, Dương Văn Minh…

Các nhân vật chính diện của Bình Xuyên đặc biệt nghĩa khí giang hồ và có chất hào sảng phóng túng Nam Bộ. Hai Vĩnh ngang tàng và hào hoa, lần đầu làm quen với cô Tư xóm Cỏ là qua một cú đá của người con gái giỏi võ nghệ. Mười Trí thì bản lĩnh và mưu trí như tên anh, đúng như nhận xét của thiếu tướng Tô Ký: Mười Trí “chơi với Bình Xuyên mà không nhiễm Bảy Viễn, đi với Hòa Hảo mà không theo Huỳnh Phú Sổ, chơi với Cao Đài mà không theo Phạm Công Tắc”…

Yếu tố lịch sử, dù chỉ làm nền cho các sự kiện, nhưng là bảo chứng cho hiện thực và trở thành điểm tựa vững vàng cho nội dung. Trên nền lịch sử đó, những câu chuyện giang hồ vẫy vùng, vào tù ra tội, phán xét và thanh trừng… càng trở nên hấp dẫn và kỳ lạ. Người đọc được cuốn theo từng trang sách, có khi hồi hộp đến ngột ngạt, có khi bừng bừng phấn khích, có khi đau xót và buồn vui trộn lẫn.

Cuốn sách đầy sức lôi cuốn ở chỗ qua những nhân vật sắc nét, người đọc nhìn thấy lịch sử. Một lịch sử bi hùng, phức tạp, đa diện, chồng lấn mâu thuẫn phe phái, tôn giáo, vùng miền và mâu thuẫn giữa những tính cách khác biệt… Quản lý những đường dây rắc rối đó, khéo léo dẫn dắt người đọc đi qua những ngổn ngang nhạy cảm để đến đích – đấy là công lao đáng ghi nhận của tác giả.

Nhà văn Nguyên Hùng (1927 – 2005) sinh ra ở Côn Đảo, từng sống khắp Nam kỳ lục tỉnh, thời kháng chiến chống Pháp ông làm báo ở Sài Gòn, ở chiến khu Đồng Tháp Mười và chiến khu Đ. Thời đất nước chia cắt hai miền, ông được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động báo chí công khai. Tất cả những hiểu biết thực tế phong phú, cộng với việc tìm hiểu tài liệu công phu, giúp ông viết nên Người Bình Xuyên, ra mắt năm 1985, cuốn truyện tư liệu dày dặn như một pho tiểu thuyết chương hồi cuốn hút khiến người đọc không thể dừng lại được. Sự quyến rũ của khí chất Nam Bộ, của những sự kiện có thật mà kỳ lạ, của tài sắp xếp tư liệu khiến cho người đọc phải tiếp tục tìm đến những cuốn sách sau đó của Nguyên Hùng: Sư thúc Hòa Hảo, Nữ kiệt miền Tây, Nguyễn Bình – huyền thoại và sự thật, Qua bến (về thi tướng Huỳnh Văn Nghệ), Công tử Bạc Liêu, Nam Bộ – những nhân vật một thời vang bóng…

HỒ ANH THÁI/VANVN

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhớ những nhà văn áo lính đã về miền mây trắng
Nguồn: Văn nghệ quân đội, số tháng 12/2023.
Xem thêm
Lần đầu gặp ông nhạc sỹ Làng lúa làng hoa
Nguồn: Thời báo Văn học & Nghệ thuật
Xem thêm
Duyên văn - duyên đời của một nhà văn
Nguyễn Ngọc Ký quê Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định; bị liệt đôi tay từ năm bốn tuổi, bảy tuổi đi học dùng chân viết; hai lần được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó, học giỏi.
Xem thêm
Dì Thanh Hà...
Chuyện về con trai nhà thơ Chế Lan Viên viết bài hát tặng cô giáo.
Xem thêm
Ân sư của vợ tôi
Bài viết của nhà văn Đặng Chương Ngạn về PGS - Nhà giáo ưu tú Chu Xuân Diên
Xem thêm
Nguyễn Hiến Lê - người thầy không đứng lớp của tôi
Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), tự Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, Hà Tây).
Xem thêm
Ông ‘Thiềm Thừ’ Nam Bộ: Trần Kim Trắc
Nhà văn Trần Kim Trắc là một “ca” hết sức đặc biệt. Ông viết rất hay từ những truyện đầu tiên tới những truyện cuối cùng. Văn của ông, mọi người đều ngay lập tức cảm mến và tìm thấy ở đó sự trong sáng, chân thành, sâu sắc. Ông xuất hiện trở lại với truyện ngắn “Ông Thiềm Thừ“, sau đó in thành tập và đoạt giải thưởng Hội Nhà văn năm 1995.
Xem thêm
Nguyễn Thế Khoa, “một đời đam mê, một đời bão tố” & không phải tay vừa!
Bài viết về nhà báo Nguyễn Thế Khoa, TBT tạp Văn hiến Việt Nam.
Xem thêm
Văn Cao - Một lòng vì tổ quốc
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ - nhà thơ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023)
Xem thêm
Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Sau khi bộ Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương 02 tập được xuất bản, nhà báo Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có trò chuyện với nhà văn Phùtng Văn Khai xoay quanh bộ tiểu thuyết này.
Xem thêm
Lê Thị Kim - Khi tình yêu đến với thi ca và hội họa
Videoclip Lê Thị Kim - Khi tình yêu đến với thi ca và hội họa và chương trình Thi ca điểm hẹn: Lê Thị Kim sâu thẳm tình đầy của VOH.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành: Trái tim nóng và cái đầu lạnh
Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa ra mắt hai tập thơ lục bát “Đồng sen tàn” và “Mẹ” vào những ngày mùa thu đang độ chín.
Xem thêm
Bảo Ninh viết về chiến tranh là viết về hòa bình
Nhà văn Bảo Ninh tác giả tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh cho biết viết về ký ức thời lính là một cách ông làm hòa nỗi đau quá khứ.
Xem thêm
Tiên ông đi xe đạp
Bài viết về PGS - Nhà giáo ưu tú Chu Xuân Diên
Xem thêm
Lê Thị Kim - Nữ sĩ đa tài
Kỷ niệm 93 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023)
Xem thêm