TIN TỨC

Lê Thị Kim và khoảng sân sau bí ẩn của thơ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-10-23 10:07:21
mail facebook google pos stwis
638 lượt xem

Được xem gương mặt tiêu biểu của văn chương TP.HCM trưởng thành sau ngày đất nước thống nhất, Lê Thị Kim đã ghi dấu ấn trong nhiều tác phẩm. Vừa qua, Hội Nhà văn TP.HCM đã tổ chức tọa đàm Nhà thơ Lê Thị Kim - Sâu thẳm tình đầy, để tôn vinh và tri ân chị.

 

Tại buổi tọa đàm, nhiều thế hệ cầm bút phương Nam đã đến chung vui với Lê Thị Kim, để cùng nhìn lại hành trình sáng tạo của người đàn bà tài hoa và lận đận, nhưng luôn giữ được nguồn năng lượng tin yêu cuộc đời.

Các tác phẩm của Lê Thị Kim: Thành phố tháng Tư (thơ, in chung với Nguyễn Nhật Ánh, 1986), Khi tình yêu đến (thơ, 1988), Đóa quỳ hư ảo (thơ, 1991), Sương bụi tình yêu (thơ, 1997), Em lạc đâu sao kim (thơ/họa, 2020)…


Nhà thơ Lê Thị Kim

Níu thơ ca hội họa để không bị quỵ ngã

Nhà thơ - họa sĩ Lê Thị Kim tên thật là Lê Thị Ngà, sinh năm 1950, tại Thanh Hóa, trong một gia đình gia giáo, coi trọng học hành. Tố chất nghệ sĩ của người cha đã ảnh hưởng rất nhiều đến chị trong sáng tác thi ca lẫn hội hoạ. Cha của chị là người hướng các con đi tới nơi tới chốn trên con đường học hành.  

Chị luôn tự hào khi nói về cha mình: "Sinh thời, tuy là giáo viên dạy toán và Pháp văn, nhưng cha tôi là người rất yêu thơ và hội họa. Ông từng có nhiều bài thơ viết trong sổ tay và là tác giả của nhiều bức tranh. Chính ông là người đã hướng tôi đến với văn chương ngay từ khi còn thơ ấu. Tôi nghĩ, thơ chính là vỏ ốc để trú ẩn giữa sóng gió của cuộc đời, là khoảng sân sau bí ẩn để cất giấu kỷ niệm và sống với những ký ức giàu yêu thương, là chỗ để tìm lại chính mình, lắng nghe lòng mình để bước tiếp những bước đi của cuộc đời"


Nhà thơ Nguyễn Duy chia sẻ về thơ Lê Thị Kim

Hơn 40 năm làm thơ, chị có 4 tập thơ riêng. Con số không nhiều, nhưng nhắc đến tên tuổi chị hầu như ít độc giả yêu thơ nào không biết. Câu thơ tình nổi tiếng của chị được rất nhiều cô gái tuổi đang yêu chép vào trang sổ: "Đừng nhìn em như thế/ Cháy lòng em còn gì/ Sự nồng nàn của bể/ Cuốn mất lòng em đi...". Bài thơ được nhiều nhạc sĩ cùng phổ nhạc. Trong năm 1980, chị được tặng thưởng thơ hay báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) cho 3 bài thơ được giới sinh viên thời đó rất thích: ThuVòm me mùa Hạ, Tôi và cỏ.

Nhà văn Lại Văn Long chia sẻ, không nhiều người biết rằng bên cạnh những thành công rực rỡ về nghệ thuật, khoa học hoặc kinh doanh, Lê Thị Kim là một số phận chịu nhiều thử thách. Người phụ nữ xinh xắn, nhỏ nhẹ, khiêm nhường... với những sáng tác thơ lẫn họa tưởng chừng mong manh ấy lại có ý chí vượt khó đáng khâm phục, một Lê Thị Kim sâu thẳm tình đầy.


Nhà thơ Lê Thị Kim và con trai - họa sĩ Nguyễn Trọng Hiếu

Trước khi là nhà thơ, Lê Thị Kim từng là kỹ sư hóa học. Số phận đặt chị vào hoàn cảnh mẹ góa con thơ khi người chồng sớm ra đi, chị níu vào thơ ca, hội họa để không bị quỵ ngã. Chị phải đứng dậy để nuôi con.

Có một dạo, thơ Lê Thị Kim viết đầy chua xót, đớn đau: "Vì con đi hết đường này/ thôi đành phận số cát bay đá mòn/ mẹ như một cánh lá non/ khi cha bặt vắng mẹ còn hư vô/ vì con mẹ phải tự ru/ thôi thì ráng nốt kiếp hư vô này". Chị gửi hết những yếu đuối, đớn đau vào thơ để mạnh mẽ nuôi con.

Hai con trai của chị, con đầu hưởng gen tháo vát kinh doanh, con trai hưởng gen nghệ thuật. Lớn lên cùng tình yêu thơ ca, hội họa của mẹ, Nguyễn Trọng Hiếu vẽ và có nhiều tranh được các nhà sưu tập chọn mua. Hiếu bị yếu chân từ nhỏ, phải chống nạng, làm mọi việc đều khó khăn hơn bình thường, nhưng vẫn dành nhiều thười gian vẽ tranh, bán tranh, làm từ thiện, cùng mẹ chia sẻ với những phận đời bất hạnh.

Thơ sao tranh vậy

Thơ Lê Thị Kim ngọt ngào, tỏa được cái chất ôn hòa vốn có. Tranh của chị lãng mạn, điệu đà và ấm áp như chính tính cách - dù qua lắm phen bị dập vùi, vẫn không thay đổi. Bản chất dịu dàng trời cho đã giúp Lê Thị Kim có được cái nhìn thiện cảm, tích cực nhất với những gì chị chạm vào.


Nhà thơ Lê Thị Kim, nhà văn Nguyễn Đông Thức, nhà văn Bích Ngân (Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) tại buổi tọa đàm

Nhà thơ Bùi Phan Thảo (Ủy viên BCH Hội Nhà văn TP.HCM) nhận xét: "Thơ Lê Thị Kim luôn giữ nét đài các, giọng thơ nhẹ nhàng mà duyên dáng, ngôn từ ngọt ngào. Thơ của chị luôn phảng phất nỗi buồn và nỗi buồn của Lê Thị Kim là do đời đem đến, không cần làm dáng vẫn nên thơ. Chính nét dịu dàng, sự đằm sâu cũng là một tố chất để nâng đỡ chị trong đời, trong thơ, để chị đầy bản lĩnh sống và nhìn đời với đôi mắt trong veo".

Với tư cách họa sĩ, chị được những người có chuyên môn, những nhà sưu tập tranh đánh giá là tài hoa. Gia tài tranh của chị trên dưới 500 bức, chị đã 2 lần được mời tham gia cuộc triển lãm tranh tại Mỹ. Tại Việt Nam, chị đã tham gia nhiều cuộc triển lãm, trong đó phải kể đến Âm thanh từ lồng ngực trái, chị triển lãm cùng con trai Nguyễn Trọng Hiếu.

Trong cuộc triển lãm tranh đó, số tiền tranh bán được khoảng 200 triệu đồng, hai mẹ con đã dùng vào việc thiện nguyện, trong đó trao tặng quỹ Mô-tô học bổng là 79 triệu đồng; trao cho 1 bệnh nhân ung thư 80 triệu đồng. Số còn lại chị dùng vào các hoạt động thiện nguyện khác.

Về các hoạt động thiện nguyện, Lê Thị Kim đã thực hiện rất nhiều năm qua, trái tim của người đàn bà thơ tài hoa dễ khóc, dễ cười dễ cảm thông chia sẻ ấy luôn rung lên những nhịp gấp của một tấm lòng nhân hậu. Nhưng ý định bán tranh làm thiện nguyện của chị trong buổi tọa đàm vừa qua vẫn khiến không ít bạn bè cảm động. Nhất là trong vòng một năm qua, chị đã vào ra bệnh viện liên tục, có lúc tưởng như thập tử nhất sinh.

Người đàn bà đa đoan này đang đứng bên bờ dốc cuộc đời. Nhưng tình yêu với thơ ca, với hội họa, tình thương với những số phận không may mắn vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Chị là thế, người đàn bà làm thơ vẽ tranh, thích tô son điểm phấn điệu đà, nhưng chính tâm hồn và tấm lòng khiến chị càng đẹp hơn trong mắt mọi người.

Họa sĩ "mát tay"
Có triển lãm, Lê Thị Kim thu về được 12 nghìn USD. "Vào thời điểm ấy, số tiền này rất đáng kể. Bởi vì lương căn bản của một kỹ sư như tôi, trung bình mỗi tháng chỉ có 50 USD thôi. Do vậy, gia đình tôi đã sống được bằng tiền bán tranh trong 2 năm liền, khỏi phải lo nghĩ xa xôi. Nếu bạn xem tranh của tôi, bạn sẽ thấy hình những cô gái cổ dài, thậm chí rất dài, như hươu cao cổ vậy. Ấy là "đặc trưng" tranh của Lê Thị Kim đó" - chị chia sẻ.

Nguồn: Khôi Nguyên Thảo (Thể thao & Văn hóa)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Gừng càng già càng cay
Nhà thơ Ngô Xuân Hội viết về nhà thơ Nguyễn Tùng Linh
Xem thêm
Nhà lý luận phê bình Trần Hoài Anh và sự dấn thân với ‘di sản văn học miền Nam’
Đây là Chuyên luận với nhiều trữ lượng thông tin quý và bổ ích về di sản văn học miền Nam 1954 -1975, với độ dày gần 600 trang. Tập sách được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, khai mở nhiều thông tin hay và có giá trị.
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Nguyên Hùng ký họa thơ và nhạc
Chương trình của VOH, Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lâm Xuân Thi và những vần thơ mang nhiều nỗi niềm suy tư, trắc ẩn!
Bài viết của nhà văn nhà phê bình Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Phạm Phương Lan và những câu thơ Nút ra từ đá
| “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (SN 1973, quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị...
Xem thêm
Dấn thân vào con đường văn chương
Ở tuổi 80, nhà thơ Trần Nhuận Minh sáng tác và xuất bản sách nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời ông.
Xem thêm
Nhà văn Xuân Phượng đi và đến...
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Người đưa tin
Xem thêm
Phùng Quán – Người đặc biệt nhà số 4
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm