TIN TỨC

Lựa chọn – vấn đề mới của văn học nghệ thuật

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-25 13:05:17
mail facebook google pos stwis
532 lượt xem


(Mời click vào logo trên đây để truy cập chuyên mục)

Nhàn đàm của KABISHEV ALEXANDER KONSTANTINOVICH

JYKHANH (Dịch từ bản tiếng Anh)

Những tác phẩm của các tác giả ở cùng thời với chúng ta - những thể loại như văn xuôi, thơ, tất cả các loại hình nghệ thuật thường bị xem nhẹ và bỏ qua. Chúng hầu như không nhận được nhiều sự chú ý bằng những tệp video hào nhoáng, những bài nhạc phim ăn khách, hay những tiếng la hét thách thức. (*Ở đây chúng ta đang nói về những tác giả chưa nổi, không rõ tên tuổi).

Tuy nhiên, hàng năm các tổ chức văn học nghệ thuật cũng sẽ ủng hộ cho các tác giả mới. Trên báo chí mỗi ngày cũng có xuất bản một tác phẩm mới. Nhưng việc xuất bản những bản thảo này, việc đọc và lắng nghe chúng vẫn là một thách thức đối với cả tác giả lẫn độc giả.

Trong khi đó, các tác giả trẻ, hiện đại, tuy họ kém nổi hơn những tác giả kinh điển, nhưng cũng không vì thế mà họ không có điểm nổi bật và tài năng khác biệt, và do khuynh hướng khai sáng tự nhiên cho xã hội, có lẽ về điểm này họ còn giỏi hơn cả các nhà thơ thời cổ đại hoặc thời Trung cổ. Và cũng khá hợp lý khi nói rằng nghệ thuật đương đại sẽ sớm đạt đến một đỉnh cao mới của sự phổ biến và nhu cầu, nó như một phản ứng hợp lý của xã hội để tiến lên và phát triển. Ngoài ra, nhiều chủ đề đã được phản ảnh trong các tác phẩm của các tác giả hiện đại (như chủ đề về sinh thái, từ thiện, nhân đạo v.v...) có tính quan trọng hơn nhiều đối với hiện tại và tương lai so với các chủ đề trừu tượng hoặc cường điệu hóa của quá khứ.

Vậy ngày mai sẽ là một ngày như thế nào?

Câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi này sẽ là sự lựa chọn một xu hướng mới trong nghệ thuật. Trong một thế giới mới có vô số khả năng và cơ hội cũng như thách thức đặt ra cho mỗi chúng ta, hầu như là quá tải cho một đời người, chỉ có lựa chọn đi tới quyết định hợp lý thì mới có thể giúp ta tiến lên phía trước.

Tại sao phải tiến đến phía trước và đó có phải điều cần thiết?

Ngoài những mục tiêu phổ biến của mọi hành động là hướng về lợi ích cho nhân loại, sự mới mẻ là vô cùng quan trọng trong những sáng tạo cá nhân của các tác giả, vì nó cho phép những tài năng mới được bộc lộ. Trước nay, để một cái tên dễ được công nhận trong làng nghệ thuật, thì hiểu theo nghĩa đen là anh ta cần phỏng theo phong cách các bài thơ của Pushkin hoặc sao chép các bức tranh của Van Gogh, những tác giả, nghệ sĩ kinh điển. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện tại, chỉ cần có một xu hướng mới dám can đảm xuất hiện trong nghệ thuật, nó sẽ tạo ra một môi trường thân thiện cho các tác giả mới, cho phép họ lên tiếng trong những cuộc đối thoại và họ được thể hiện sự sáng tạo của mình.

Nhưng làm thế nào để có thể tạo ra một xu hướng mới và ai sẽ là người thực hiện điều này?

Từ lịch sử xa xưa, chúng ta có thể nhận thấy rằng phần lớn các xu hướng nghệ thuật và triết học mới được tạo ra bởi những người đương thời can đảm vi phạm các quy tắc, luật lệ đã được thiết lâp. Những xu hướng mới này thường ở dạng rất táo bạo, xa lạ và không đúng tiêu chuẩn thông thường. Không ngạc nhiên khi các tác giả của những đổi mới táo bạo như vậy sau này được hậu thế biết đến và được tôn vinh chính là vì họ đã dũng cảm bắt đầu một sự đổi mới, dám đương đầu với sự chống đối của những người bảo thủ, theo lối mòn cũ.

Điều gì thường thúc đẩy bạn tạo ra một điều gì đó mới mẻ trong nghệ thuật?

Tính hiện đại của chính nó. Động lực, tính cách mới, những ý tưởng mới, thách thức thực tế và nhu cầu được biết đến của lớp trẻ, trình độ công nghệ, tầm suy nghĩ của con người, họ muốn tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị của riêng họ.

Ở mỗi tác giả mới, họ luôn mang trong mình màu sắc riêng biệt, họ sáng tạo theo cách riêng của họ, bằng những nỗ lực vô thức tạo nên những biến động mà mắt thường không thể nhìn thấy và do đó tác phẩm của họ được tạo ra để hướng tới tương lai.

Và tất cả những tác giả mới này đang làm gì (nhà văn và nhà thơ, nhà điêu khắc và họa sĩ)?

Họ phải đối mặt với thông tin, những quan điểm cũ, phong cách cũ đã định hình trong sáng tác của số đông tác giả, nghệ sĩ và đưa ra các lựa chọn riêng của mình. Lựa chọn về chủ đề, ý tưởng, phong cách, công cụ,... Vì vậy, triết lý làm việc của những nhà sáng tạo trẻ, tạo lập xu hướng mới là dựa vào sự lựa chọn. Tác phẩm của họ cần để mọi người đều hiểu được, và phản ánh rõ ràng bản chất của ý tưởng. Do triết lý này sẽ dựa trên “sự lựa chọn” nên nó có thể được gọi là Choism.

Làm thế nào để không lo lắng khi đưa ra sự lựa chọn?

Trong một tương lai chứa đầy các lựa chọn và quy tắc, thì việc vi phạm quy tắc, đưa ra các lựa chọn thay thế và đảo ngược quy tắc là điều hiển nhiên khi người trẻ muốn tạo xu hướng mới. Mặc dù, việc từ bỏ hoàn toàn cách sáng tác cũ, cách làm cũ sẽ khiến ta mất đi dữ liệu phân tích sơ bộ, dự báo sơ đẳng và khả năng tránh những sai lầm. Nhưng cũng không nên cho phép kinh nghiệm, thông tin hoặc những quy tắc cũ đó hạn chế nghệ thuật trong chính con đường phát triển của nó.

Vậy một khóa đào tạo năng lực lựa chọn sẽ là tự nguyện hay ép buộc?

Giờ đây, mọi chuyện đều có thể xảy ra, những lựa chọn sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho nghệ thuật, nó như một trải nghiệm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng mọi hình thức sống trên đời. Chúng ta sẽ bắt gặp những thứ nghệ thuật xa lạ trong thế giới nghệ thuật, và nhớ lại những kỹ thuật và chuyên môn cũ, ta sẽ thấy được sự trì trệ và khủng hoảng của những ý tưởng và phát minh.

Vậy làm thế nào để bạn có thể đối phó với sự mở đầu và những mâu thuẫn?

Câu trả lời rất đơn giản - đó chính là lựa chọn. Chọn về quá khứ, chọn ở tương lai, chọn sự tương tác và sự hợp tác của chúng ta trong cùng một xu hướng và triết lý. Nghệ thuật của tương lai chính là nghệ thuật của sự lựa chọn.

Như thể bây giờ chúng ta đang đứng trước bình minh của một xu hướng nghệ thuật thực sự mới mẻ, (chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa tương lai, chủ nghĩa của sự biểu hiện, chủ nghĩa hiện thực,...), nhân loại đối mặt với cái mới và trải nghiệm nó, giữ lại một phần của quá khứ trong ký ức hoặc sẽ hoàn toàn quên đi... Nhưng đối với những người đương thời, nó quan trọng và đẹp đẽ, giống như chính cuộc sống mà mỗi người đang sống tại đây, bây giờ.

Chúng ta có thể hướng lại về những chuyện trong quá khứ, mơ tưởng về tương lai, ghen tị với những người cùng thời hoặc ngược lại, khoe khoang với họ, đau khổ và vui mừng, nhưng tất cả chúng ta đều sẽ làm theo điều này, ghép mọi biểu cảm và cảm xúc với bản thân và đưa ra sự lựa chọn cho chính mình. Suy nghĩ của chúng ta bước những bước về phía trước, nhưng cơ thể lại bất động ở hiện tại trong mỗi giây.

Với nghệ thuật cũng vậy. Đối với một điều gì mới mẻ sắp xảy ra, nó phải được sinh ra và sống vòng đời của nó, và điều này là rất quan trọng đối với chúng ta, vì nó sẽ là một phần của chính bản thân ta. Và trong thực tế, quyết định hợp lý nhất sẽ là chọn chủ nghĩa lựa chọn như một xu hướng mới trong nghệ thuật.

Bài viết liên quan

Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm
Nghĩ về thủ thuật làm phim câu khách
Công thức làm phim ăn khách, người làm điện ảnh đều nắm được. Nhưng cũng như công thức nấu ăn, đọc kỹ sách nấu ăn không có nghĩa ai cũng có thể làm được món ngon.
Xem thêm