TIN TỨC

Nhà văn Lê Văn Duy với “Đồi giáng hương”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-01-29 21:09:27
mail facebook google pos stwis
554 lượt xem

BÍCH NGÂN

Khi cùng nhiều anh chị em nhà văn thắp nén hương tiễn biệt nhà văn đạo diễn Lê Văn Duy, nhìn gương mặt thật hiền của nhà văn nơi di ảnh, tôi lại nhớ một kỷ niệm có lẽ không bao giờ quên giữa anh với tôi.

Đó là những ngày đầu tôi về đảm trách Nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM, một nhà xuất bản mà tiền thân là nhà xuất bản Giải phóng với những đời giám đốc dạn dày kinh nghiệm không chỉ là nghề nghiệp, nhưng lại rơi vào tình cảnh “đắp chiếu” vì hơn nửa năm không hoạt động do lãnh đạo phụ trách nội dung NXB đều đã nghỉ hưu, nếu không có người chịu trách nhiệm xuất bản thì theo luật xuất bản, nhà xuất bản phải bị rút phép.

Lúc đó tôi còn khá trẻ, mới hơn 40 nên máu liều hơi bị nhiều và do đó phải đương đầu với biết bao gian nan, nhất là “nguồn hàng gia công” tức sách xuất bản theo hợp đồng gia công trọn gói của bên phát hành (bản thảo, in ấn, nhuận bút, phát hành) bị cắt, nhà xuất bản không dành và cũng không còn đồng nào cho việc đầu tư in sách để phát hành. Mà không có đầu sách mới thì nhà xuất bản phải đóng cửa.

Đúng lúc đó, tôi không còn nhớ vì sao anh Lê Văn Duy lại tới Nhà xuất bản Văn nghệ gặp tôi và khi biết tình cảnh của Nhà xuất bản Văn nghệ lúc đó, anh Duy nói luôn: “Ngày mai anh đón em với Hồng Cầu lên Bình Dương. Tỉnh họ hứa giúp tiền in tiểu thuyết Đồi giáng hương của anh”. Hôm sau, mấy anh em lên Bình Dương và anh Duy nhận được 20 triệu đồng cho việc in sách. Anh giao luôn số tiền đó cho nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, lúc đó chị là phó giám đốc phụ trách hành chính tổ chức của NXB Văn nghệ TP.HCM.

Tiểu thuyết “Đồi giáng hương” in năm 2003, sau đó tham gia Hội chợ sách thành phố và được Hội Văn học nghệ thuật tình Bình Dương trao giải thưởng văn học. Và đó cũng là quyển sách đầu tiên mà tôi viết lời giới thiệu. Sau này, nhà văn Lê Văn Duy in thêm nhiều đầu sách ở NXB Văn nghệ nhưng có lẽ “Đồi giáng hương” là tác phẩm mà anh tâm đắc hơn cả. Cái tên “Đồi giáng hương” nhà văn Lê Văn Duy còn đặt tên cho tập thơ của mình. Anh miêu tả hương thơm của cỏ ở Đồi giáng hương thật quyến rũ đến nỗi có lần tôi đến Bình Dương và tìm đến cái đồi cỏ đã thành văn chương, thành trang sách, thành ký ức, thành dấu ấn đời người.


Nhà thơ Lê Quang Trang (nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM) và nhà văn Bích Ngân (đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM) ghi sổ tang vĩnh biệt Nhà văn Lê Văn Duy tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 - Phạm Ngũ Lão - Quận Gò Vấp - TPHCM.

Nhà văn Lê Văn Duy đã không còn phải chịu những cơn đau vật vã hành hạ anh suốt hơn nửa năm qua. Anh vĩnh viễn rời xa trần gian ấm lạnh này nhưng có lẽ mùi hương cỏ cây, của tình người nơi Đồi giáng hương sẽ còn phảng phất, còn thơm, còn ấm áp ân tình.

Tối 29/1/2024.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm